Bộ trưởng Ngoại giao Winston Peters thăm Việt Nam: Minh chứng cho định hướng mới của New Zealand, thúc đẩy mục tiêu hợp tác trong tình hình mới

Hà Phương
(thực hiện)
Chuyến thăm của Bộ trưởng Winston Peters là dịp để Bộ Ngoại giao hai nước, thông qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao định kỳ, thảo luận các biện pháp để triển khai các thỏa thuận cấp cao đã đạt được.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam - New Zealand
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ đón chính thức do Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon và Phu nhân chủ trì ngày 11/3/2024. (Ảnh: Tuấn Anh)

Nhân dịp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand lần thứ 2 (5-6/6), Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam kỳ vọng về chuyến thăm và những lĩnh vực cần "bứt tốc" trong hợp tác song phương.

Xin Đại sứ cho biết tầm quan trọng của chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters, đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand lần thứ 2?

Việt Nam là nước đầu tiên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters đến thăm trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á từ ngày 5-12/6. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới khu vực kể từ khi ông Peters đảm nhiệm cương vị này trong chính phủ liên minh tại New Zealand.

Chuyến thăm minh chứng cho định hướng mới trong chính sách đối ngoại của New Zealand, trong đó đặt Đông Nam Á vào nhóm đối tác ưu tiên hàng đầu của nước này, chỉ sau Australia và các quốc đảo Nam Thái Bình Dương. New Zealand đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á, được đánh giá là nơi mang lại động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế New Zealand.

"Chuyến thăm minh chứng cho định hướng mới trong chính sách đối ngoại của New Zealand, trong đó đặt Đông Nam Á vào nhóm đối tác ưu tiên hàng đầu của nước này, chỉ sau Australia và các quốc đảo Nam Thái Bình Dương".

Diễn ra chỉ hơn hai tháng sau chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với nhiều kết quả mang ý nghĩa đột phá chiến lược, chuyến thăm của Ngoại trưởng Peters là dịp để Bộ Ngoại giao hai nước, thông qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao định kỳ, thảo luận các biện pháp để triển khai các thỏa thuận cấp cao đã đạt được.

Hai bên cũng tập trung nỗ lực thực hiện thành công Kế hoạch hành động 2021-2024, xác định ưu tiên và định hướng mới cho Kế hoạch các năm tiếp theo, mà dấu mốc quan trọng là hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước vào năm 2025.

Đại sứ nhận định như thế nào về nhịp độ trao đổi đoàn cao cấp giữa hai nước thời gian vừa qua?

Điều rõ ràng nhận thấy là thời gian vừa qua, trao đổi đoàn giữa hai nước đã tăng mạnh, cả về số lượng đoàn và cấp độ các chuyến thăm.

Ngay sau khi New Zealand mở cửa sau đại dịch Covid-19 vào tháng 8/2022, hai bên đã gia tăng trao đổi đoàn các cấp, kể cả ở cấp người đứng đầu Chính phủ và Quốc hội hai nước. Có thể kể đến các chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand tới Việt Nam và Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm New Zealand trong năm 2022.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là người đứng đầu chính phủ đầu tiên làm khách mời chính thức của Chính phủ mới tại New Zealand. Trong khuôn khổ chuyến thăm vào tháng 3 vừa qua, Thủ tướng và lãnh đạo của nhiều bộ, ngành cũng đã có nhiều tiếp xúc, trao đổi quan trọng, ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác New Zealand, định hướng sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương.

Việt Nam - New Zealand
Đại sứ Nguyễn Văn Trung phát biểu tại Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh Nam Định tổ chức tại thành phố Auckland, trung tâm kinh tế của New Zealand. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại New Zealand)

Lãnh đạo cấp cao hai nước có nhiều tiếp xúc, trao đổi bên lề các hội nghị quốc tế lớn tại khu vực hay trong các định chế đa phương quốc tế. Trong năm 2023, gần 20 đoàn công tác của các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam đã có các chuyến thăm, làm việc, tham gia học tập, đào tạo tại New Zealand.

Nhịp độ trao đổi đoàn thời gian qua đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện thành công nhiều mục tiêu đặt ra trong khuôn khổ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong tình hình mới, bất chấp nhiều khó khăn của giai đoạn phục hồi sau đại dịch, bối cảnh địa chính trị và kinh tế thế giới phức tạp hiện nay.

Năm 2025, hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, Đại sứ có thể chia sẻ những kế hoạch hợp tác quan trọng sớm “cán đích” để kỷ niệm dấu mốc lịch sử này của quan hệ song phương?

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand, đánh dấu 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (19/6/1975-19/6/2025) và 5 năm triển khai quan hệ Đối tác chiến lược.

Đây cũng là năm tiền đề quan trọng, đặt cơ sở cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của quan hệ hai nước, trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều vận động và chuyển biến khiến mọi quốc gia đều phải điều chỉnh các mục tiêu chính sách để đảm bảo an ninh và phát triển.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ hai cho phép hai bên trao đổi cụ thể hơn các hoạt động dự kiến phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm quan trọng này. Các hoạt động sẽ hướng tới mục tiêu củng cố lòng tin chiến lược, tin cậy chính trị; ổn định các lĩnh vực hợp tác truyền thống như giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường và mở rộng có trọng tâm hợp tác kinh tế, thương mại, an ninh và quốc phòng; gia tăng hoạt động quảng bá văn hóa, nghệ thuật dân tộc và giao lưu nhân dân.

Việt Nam - New Zealand
Cộng đồng người Việt tại New Zealand phát triển nhanh thời gian gần đây, là nguồn lực quan trọng cho phát triển tình hữu nghị và giao lưu nhân dân. Trong ảnh là Đại lễ Phật đản được cộng đồng người Việt tổ chức tại thủ đô Wellington. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại New Zealand)

Tại New Zealand hiện có khoảng 15.000 người Việt Nam định cư, sinh sống, làm việc và học tập, là nguồn lực quan trọng phát triển tình hữu nghị, cầu nối hợp tác quan trọng giữa nhân dân hai nước. Trong năm 2025, các hội đoàn người Việt cũng sẽ có những hoạt động đa dạng nhằm tôn vinh bản sắc và văn hóa dân tộc, tăng cường khối đoàn kết, gắn bó, góp phần nâng cao vị thế của cộng đồng, hướng tới việc được công nhận là một cộng đồng dân tộc thiểu số tại New Zealand.

Với quy mô khiêm tốn về dân số và nguồn lực, tôi nghĩ rằng hai bên đều hướng tới những hoạt động mang tính thiết thực, có ý nghĩa, phù hợp với đặc thù của từng nước trong bối cảnh hiện nay.

Trong chuyến thăm chính thức New Zealand chỉ 2 tháng trước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khái quát quan hệ hai nước với 3 cặp từ khóa là “ổn định và củng cố”, “tăng cường và mở rộng”, và “tăng tốc và bứt phá”. Xin Đại sứ nhận định về xu hướng “tăng tốc và bứt phá” trong quan hệ song phương?

Thực tế cho thấy quan hệ hai nước đã phát triển ổn định ngay cả trong thời gian đại dịch Covid-19 và ngay sau đó đã có bước chuyển giai đoạn nhanh, mang tính bứt phá. “Tăng tốc và bứt phá”, đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức New Zealand vào tháng 3/2024, là những “từ khóa” chính, định hướng chiến lược phát triển quan hệ hai nước hiện nay.

Xuất phát từ thế mạnh, tiềm lực và nhu cầu phát triển của cả hai bên, trên tinh thần hợp tác chiến lược với mức độ tin cậy chính trị cao, trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế thế giới khó khăn, phức tạp hiện nay, theo tôi, “tăng tốc và bứt phá” cần diễn ra trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống, như thương mại hàng hóa hay giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp.

Đột phá là cấp thiết trong các lĩnh vực hợp tác hướng tới động lực tăng trưởng mới của hai nước như kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, giảm phát thải, kể cả trong nông nghiệp, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số.

Việt Nam - New Zealand
Cán bộ Việt Nam đào tạo tại Trường Đại học Victoria, Wellington. Năm 2024, New Zealand tăng hơn gấp đôi số lượng học bổng chính phủ dành cho cán bộ Việt Nam. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại New Zealand)

Hợp tác lao động và đào tạo nghề cũng là lĩnh vực cần tăng tốc, bởi New Zealand là nước có thế mạnh về đào tạo và đang thiếu nguồn nhân lực trong nhiều khu vực của nền kinh tế.

Kinh tế biển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, đại dương cũng là những lĩnh vực hợp tác tiềm năng chiến lược lâu dài, xuất phát từ sự tương đồng về địa lý của Việt Nam là quốc gia ven biển và New Zealand là quốc gia hải đảo, với nhiều kinh nghiệm về chính sách và công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến biển cả và đại dương.

Việc triển khai có hiệu quả các định hướng hợp tác mới đề cập ở trên sẽ tạo tiền đề quan trọng, làm cơ sở để nâng cấp quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, như mong muốn được Thủ tướng Chính phủ hai nước đã bày tỏ trong trao đổi tại chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand

Chiều 24/1, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của New Zealand

Sáng 10/3, tại Auckland, trong chương trình chuyến thăm chính thức New Zealand, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Simon Bridges, Chủ ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand

Sáng 10/3, tại Auckland, trong chương trình chuyến thăm chính thức New Zealand, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Trung tâm Nghiên ...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thăm chính thức Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thăm chính thức Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng ...

Tiểu sử Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters

Tiểu sử Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán ...
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

Từng đi du lịch châu Âu, không ai không biết tới thị thực Schengen, nhưng ít người biết Schengen cũng là tên của một ngôi làng nhỏ bé thuộc Luxembourg...
Bài toán ổn định và phát triển thị trường vàng

Bài toán ổn định và phát triển thị trường vàng

Khi giá vàng từ đỉnh cao chạm đáy chỉ trong vài ngày, câu chuyện về thị trường vàng Việt Nam lại nóng lên với không ít lo ngại.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau ...
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn lao động Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội về giao lưu tại ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 14/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ.
Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức Hội thảo về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa ...
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Doanh nghiệp, Hiệp hội 'đặt hàng' cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động