TIN LIÊN QUAN | |
Bộ Tư pháp xem xét thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư bắt cô giáo quỳ gối | |
Bộ Tư pháp cảnh báo về nguy cơ rủi ro từ tiền ảo |
Báo cáo công tác tư pháp quý II/2018, Chánh Văn phòng – Người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cho biết, trên cơ sở bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ và từng địa phương, Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp và cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) các tỉnh/thành phố đã nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả.
Tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Tư pháp đã thông tin về tình hình triển khai thi hành một số luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 như Luật tiếp cận thông tin, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Ngoài ra, trong quý II/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản quan trọng trong lĩnh vực quản lý của Bộ. Trong đó, có Quyết định số 1297/QĐ-BTP ngày 7/6/2018 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp phòng tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2018.
Chánh Văn phòng – Người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển. |
Theo Đề án, Bộ Tư pháp tổ chức thí điểm thi tuyển đối với 5 vị trí dự tuyển thuộc 3 đơn vị gồm: Phó Giám đốc Học viện Tư pháp; Phó Vụ trưởng Vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phó Chánh Văn phòng Tổng cục thi hành án dân sự; Trưởng Bộ môn ngoại ngữ và Phó trưởng phòng Phòng Tài chính-Kế toán, Trường Đại học Luật Hà Nội. Dự kiến việc tổ chức thi tuyển sẽ được tiến hành trong quý III/2018.
Liên quan đến việc giải quyết kết quả thí điểm thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ Tư pháp đã có công văn trả lời ông Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Vietthink về việc không có đủ cơ sở để bổ nhiệm ông Vinh giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, mặc dù ông Vinh đã được công bố trúng tuyển kỳ thi năm 2015.
“Bộ Tư pháp trân trọng xin lỗi và mong muốn nhận được sự chia sẻ, cảm thông từ phía ông Lê Đình Vinh về sự việc đáng tiếc này. Bộ Tư pháp nhận thiếu sót chưa kịp thời điều chỉnh đối tượng thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội theo Đề án của Bộ Tư pháp để phù hợp với Thông báo số 202-TB/TW của Bộ Chính trị và sẽ chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra thiếu sót trên kiểm điểm nghiêm túc, coi đây là bài học sâu sắc trong công tác quản lý của Bộ", Chánh Văn phòng Đỗ Đức Hiển cho biết.
Liên quan đến việc thành phố Hà Nội đề xuất thu phí chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực chỉ rõ: Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chính thức quy định chi tiết những nội dung gì được coi là bí mật cá nhân, dù quyền bảo vệ bí mật cá nhân đã được quy định trong một số văn bản luật.
Dưới góc độ pháp luật hộ tịch, theo ông Nguyễn Công Khanh, Luật Hộ tịch quy định tất cả thông tin khai sinh, kết hôn, khai tử... được coi là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc bảo mật cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử nói chung và dữ liệu, thông tin hộ tịch của cá nhân nói riêng được quy định trong Luật Hộ tịch.
Ông Khanh chỉ rõ, về nguyên tắc bảo mật, Điều 61 Luật Hộ tịch quy định: Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được khai thác thông tin hộ tịch trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. "Như vậy, nếu pháp luật chưa quy định, bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào tự ý khai thác những thông tin này sẽ được coi là bất hợp pháp", Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực khẳng định.
Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022. |
Hiệu quả tích cực sau một năm thi hành Luật hộ tịch Đây là lần đầu tiên Việt Nam có văn bản ở tầm Luật để điều chỉnh riêng về lĩnh vực hộ tịch sau nhiều năm ... |