TIN LIÊN QUAN | |
Hướng tới Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 | |
Khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài |
Cùng tham dự buổi gặp mặt có: ông Trần Tam Giáp, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Hưu trí của Bộ Ngoại giao và đông đảo các cán bộ hưu trí, lão thành của Ngành.
Về phía Bộ Ngoại giao có: ông Tô Anh Dũng, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ; ông Đặng Hoàng Giang, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ; ông Nguyễn Minh Vũ, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại và một số lãnh đạo các đơn vị có liên quan.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh phát biểu về bốn trọng tâm lớn tại Hội nghị Ngoại giao 30. |
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 sẽ được tổ chức từ ngày 12-17/8, tháng có nhiều ngày lễ và ngày kỷ niệm, trong đó có ngày kỷ niệm 73 năm thành lập ngành Ngoại giao.
Hội nghị Ngoại giao được tổ chức thường kỳ 2 năm 1 lần và từ Hội nghị lần thứ 27 đến nay có kết hợp tổ chức Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc để Lãnh đạo các địa phương tham dự, từ đó giúp các địa phương trong cả nước nắm được tình hình quốc tế nói chung để cùng tham gia vào hoạt động đối ngoại, cùng đất nước hội nhập toàn diện.
Tuy diễn ra trong 6 ngày, nhưng ngay từ ngày 7/8 các hoạt động của Hội nghị đã được triển khai, trong đó công tác xây dựng Ngành bắt đầu được Lãnh đạo Bộ, các đơn vị chức, Trưởng các cơ quan đại diện… cùng tham gia bàn thảo.
Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các Hội nghị trước đây, các đại biểu tham dự Hội nghị, mà đỉnh cao là ngày 12/8 với hơn 1.000 đại biểu tham dự sẽ trao đổi các mảng công tác, vấn đề trong và ngoài nước, từ an ninh - chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội; công tác đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước, đối ngoại quốc phòng an ninh, đối ngoại Quốc hội…
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12”, Hội nghị Ngoại giao lần này sẽ có bốn trọng tâm lớn.
Thứ nhất, Hội nghị sẽ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 12 về đối ngoại trong hai năm vừa qua và tìm biện pháp tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết trong những năm tới, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 13 của Đảng.
Thứ hai, tình hình thế giới và khu vực hiện nay biến đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong hai năm qua. Vì vậy việc đánh giá, nhận xét được tình hình thế giới và khu vực là hết sức quan trọng, trong đó có công tác dự báo được tình hình trong 2-3 năm sắp tới và tầm nhìn 10 năm tới.
Do đó, Hội nghị Ngoại giao lần này phải đánh giá được tình hình thế giới và nắm bắt được cơ hội cũng như thách thức để có thể triển khai một cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng.
Thứ ba, Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách sâu rộng. Hội nghị Ngoại giao lần này sẽ tiếp tục đánh giá các biện pháp được ngành Ngoại giao thực hiện, triển khai hiệu quả hội nhập và đặc biệt là nâng tầm ngoại giao đa phương của Việt Nam trong những năm tới - những năm có rất nhiều hoạt động để nâng tầm vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực. Cùng với đó là hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế cần được đẩy mạnh.
Thứ tư là công tác xây dựng Ngành. Đây luôn luôn là công tác trọng tâm hết sức quan trọng của ngành Ngoại giao. Đặc biệt, Hội nghị Ngoại giao lần này sẽ bàn tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 6 về việc đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ máy của nhà nước trong đó có ngành Ngoại giao một cách hiệu quả và Nghị quyết Trung ương 7 về việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, từng bước lên chuyên nghiệp, hiện đại.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và các cán bộ Ngoại giao lão thành. |
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố mà Ngành cần phải làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đó là “Chủ động hơn nữa” trước những diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường trước của tình hình thế giới, nhất là sự thay đổi chính sách của các nước lớn, các nước trong khu vực.
Đặc biệt, với phương châm “Sáng tạo”, nhất là bối cảnh biến đổi nhanh hiện nay… cần sự chủ động nhưng phải sáng tạo để thực hiện. Và cuối cùng là yếu tố “Hiệu quả” khi thực hiện các chính sách đối ngoại.
Cũng tại buổi làm việc, các cán bộ hưu trí lão thành đã hoan nghênh chủ đề của Hội nghị Ngoại giao lần này và khẳng định những vấn đề Phó Thủ tướng nêu đúng và trúng với ngành Ngoại giao hiện nay. Các cán bộ lão thành cũng hoan nghênh những thành tựu của Ngành trong thời gian qua, đặc biệt là về vị thế của đất nước được nâng tầm thông qua thực lực của ta, cũng như tài khéo léo của ngành Ngoại giao.
Ông Trần Tam Giáp, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Hưu trí của Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi gặp mặt. |
Các cán bộ lão thành cũng đã đóng góp nhiều ý kiến từ chính sách đối ngoại nói chung, đến quan hệ ngoại giao song phương, đa phương; hoạt động đối ngoại đi cùng hoạt động đối nội; công tác người Việt ở nước ngoài, làm sao thu hút được chất xám, trí tuệ của bà con đóng góp về quê hương đất nước; về vị thế địa chính trị trong khu vực; sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các Bộ/ban/ngành và địa phương trong công tác đối ngoại để có chiến lược đối ngoại chung thống nhất cho đất nước; công tác tuyên truyền đối ngoại hiện đại trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay, vấn đề cán bộ ngoại giao trong tình hình mới; hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh ghi nhận các ý kiến và cho rằng, đây là những ý kiến tâm huyết, kinh nghiệm quý báu… của các cán bộ lão thành trong Ngành ngay trước thềm Hội nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ tập hợp các ý kiến đóng góp và bổ sung vào nội dung chương trình hoạt động của Hội nghị lần này.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chúc sức khỏe các cán bộ lão thành của Ngành và mong muốn mỗi cán bộ hưu trí luôn là những tấm gương để các cán bộ trẻ trong Ngành noi theo và học tập, là những chuyên gia để tiếp tục truyền thụ kinh nghiệm quý báu của mình đến cán bộ Ngoại giao trẻ.
Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:
Hội nghị Paris về Việt Nam – Hội nghị ngoại giao dài nhất trong lịch sử thế giới Hội nghị Paris là Hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới với đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định Paris ... |
Ngoại giao Việt Nam: Từ không đến có Dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8/2016) qua quy mô, thành phần tham dự và nội dung thảo luận, tôi ấn tượng ... |
Để hội nhập, địa phương phải phản ứng nhanh! Đại sứ Việt Nam tại Italy Cao Chính Thiện đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với TG&VN bên lề Hội nghị Ngoại ... |
“Trách nhiệm của các Đại sứ quán đang nặng nề hơn” Hội nghị Ngoại giao 29 có nhiều nét mới cả về nội dung, hình thức - ông Nguyễn Hoằng, Đại sứ Việt Nam tại Qatar, chia ... |
Nơi hội tụ nguyên khí ngành Ngoại giao Ngày 26/7, ngay sau khi Lễ trao bằng Di tích cấp Quốc gia đối với tòa nhà Trụ sở Bộ Ngoại giao số 1 Tôn ... |
Hội nghị Ngoại giao 29: Thay đổi tư duy để phục vụ phát triển Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong buổi trả lời báo chí, nhân dịp kết thúc Hội nghị Ngoại ... |