Brexit: Bầu cử sớm có mang lại 'phép màu'?

Các nghị sĩ Anh ngày 28/10 đã "đánh gục" nỗ lực của Thủ tướng Boris Johnson - người muốn tiến hành một cuộc bầu cử sớm vào ngày 12/12 tới. Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Liên minh châu Âu (EU) nhất trí gia hạn tiến trình Anh rời EU (Brexit) thêm 3 tháng, tức là vào ngày 31/1/2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit bau cu som co mang lai phep mau Quốc hội Anh bác đề xuất tổ chức tổng tuyển cử sớm, EU chấp thuận trì hoãn Brexit
brexit bau cu som co mang lai phep mau EU chấp thuận đề nghị của Anh gia hạn Brexit
brexit bau cu som co mang lai phep mau
Ngày 24/10, Thủ tướng Anh kêu gọi tiến hành cuộc tổng tuyển cử sớm vào ngày 12/12 tới. (Nguồn: AP)

Hạ viện “chặn đường” bầu cử sớm

Ông Johnson hy vọng cuộc bầu cử sớm sẽ giúp ông tập hợp được thế đa số ủng hộ để thông qua thỏa thuận Brexit. Thế nhưng, nỗ lực lần thứ 3 này chỉ giành được 299 phiếu ủng hộ ở Quốc hội, chưa đủ 424 số phiếu (tức 2/3 số phiếu cần thiết ở Hạ viện 650 ghế) để thông qua việc bầu cử sớm.

Chưa chịu thua cuộc, Thủ tướng Johnson tuyên bố ông sẽ thử một lần nữa, mà lần này là qua “ngả lập pháp”. Ông tuyên bố: “Chúng ta không cho phép tình trạng tê liệt này tiếp diễn, bằng cách này hay cách khác, chúng ta phải tiến hành bầu cử”. Thủ tướng Johnson cũng cáo buộc Hạ viện bắt đất nước làm “con tin”. Theo "ngả lập pháp" này, ông Johnson sẽ cần sự ủng hộ của các đảng đối lập như đảng Quốc gia Scottish (SNP) và đảng Dân chủ Tự do. Hai đảng này muốn tiến hành bầu cử sớm vào ngày 9/12. Văn phòng Thủ tướng trước đó đã khẳng định rằng London sẽ không đưa thỏa thuận Brexit quay trở lại Hạ viện, nhiều khả năng mở đường để hai đảng đối lập nói trên ủng hộ một cuộc bầu cử sớm vào ngày mà ông Johnson mong muốn là 12/12.

Có thể sẽ có một cuộc bỏ phiếu khác để quyết định liệu có tiến hành một cuộc bầu cử vào ngày 12/12 hay không khi mà ông Johnson nhất quyết không từ bỏ mong muốn tiến hành một cuộc bầu cử trước lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu một cuộc bầu cử có giúp thỏa thuận Brexit được thông qua hay không? Câu trả lời là "không nhất thiết như vậy" khi mà thỏa thuận Brexit vẫn trong tình trạng bị “tê liệt” ở Hạ viện.

Tuy nhiên, một cuộc bầu cử sẽ giúp khôi phục thế đa số cho đảng Bảo thủ cầm quyền và trao cho Thủ tướng Johnson thêm tầm ảnh hưởng ở Quốc hội. Một cuộc bầu cử sớm cũng có nguy cơ làm gia tăng rủi ro cho ông Johnson và các thành viên đảng Bảo thủ khi cử tri cho rằng ông Johnson và đảng cầm quyền không thực hiện được lời cam kết trong chiến dịch tranh cử là sẽ thực hiện Brexit vào ngày 31/10 dù “sống hay chết”. Hiện nay, các chuyên gia nhận định một cuộc trưng cầu dân ý mới có thể đem lại khả năng phá vỡ thế bế tắc về Brexit. Tuy nhiên, việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý cần ít nhất 22 tuần. Và cái vòng luẩn quẩn lại diễn ra ở đây là chính phủ không có quyền quyết định việc này mà phụ thuộc vào sự ủng hộ của đa số nghị sĩ và Thượng viện Anh.

brexit bau cu som co mang lai phep mau
EU trì hoãn Brexit thêm 3 tháng. (Nguồn: BBC)

Gia hạn linh hoạt

Việc EU nhất trí gia hạn Brexit diễn ra chỉ 3 ngày trước thời hạn chót Anh rời EU là ngày 31/10. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố: “27 nước thành viên EU đã chấp thuận yêu cầu của Anh gia hạn linh hoạt cho Brexit cho đến ngày 31/1/2020”. Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson đã miễn cưỡng chấp nhận sự gia hạn này.

Ông đã tuyên bố với các nước thành viên EU rằng không thể gia hạn thêm cho Brexit sau ngày 31/1/2020 vì theo ông “khoảng thời gian gia hạn nói trên là quá đủ để thông qua thỏa thuận Brexit”. Theo bản sao về thỏa thuận gia hạn nói trên, nếu ông Johnson thuyết phục được các nghị sĩ Anh thông qua thỏa thuận Brexit trong những tuần tới đây, Brexit có thể diễn ra vào ngày 30/11/2019 hoặc ngày 31/12/2019. Khả năng này có thể xảy ra vì hồi tuần trước, các nghi sĩ Anh ủng hộ thỏa thuận Brexit của ông Johnson song chỉ không muốn vội vàng thông qua thỏa thuận này trước ngày 31/10. Nếu không có nước EU nào phản đối thỏa thuận gia hạn trong vòng 24 giờ thì thỏa thuận trì hoãn Brexit này sẽ được chính thức thông qua vào trưa 29/10 hoặc ngày 30/10.

Sau gần 4 năm "lao tâm khổ tứ" cho tiến trình Brexit, nước Anh vẫn chia rẽ về cách thức và thời gian tiến hành cuộc chia ly này cũng như băn khoăn không biết có nên tiến hành Brexit nữa hay không. Mặc dù hầu hết chính trị gia của Anh nhất trí rằng một cuộc bầu cử là cần thiết, song họ lại muốn giáng một đòn chính trị “khủng” nhằm hủy hoại ông Johnson khi không thông qua thỏa thuận Brexit.

Ông Johnson đã nỗ lực 2 lần trước khi thúc đẩy một cuộc bầu cử nhằm phá vỡ thế bế tắc. Công đảng đối lập không ưa thảo thuận Brexit của ông Johnson, tuyên bố rằng đảng này sẽ không ủng hộ bầu cử sớm cho đến khi nào ông từ bỏ mối đe dọa Brexit không thỏa thuận. Một số nghị sĩ lo sợ rằng nếu thỏa thuận Brexit không quả được “ải” Quốc hội, ông Johnson có thể trì hoãn Brexit cho đến tháng 2/2020, làm gia tăng nguy cơ về một Brexit “cứng”, vốn có thể gây tổn hại kinh tế.

EU đã mệt mỏi vì cuộc khủng hoảng kéo dài của Anh. Thế nhưng, khối này lại không muốn phải chịu trách nhiệm về một cuộc chia ly không thỏa thuận mà có khả năng làm đảo lộn tình hình kinh tế của liên minh cũng như của Anh.

brexit bau cu som co mang lai phep mau

Brexit: Ngày Thứ Bảy kịch tính - thỏa thuận nào tốt hơn những lựa chọn khác

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã thất bại trong mọi cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Quốc hội từ khi lên nắm quyền, tiếp ...

brexit bau cu som co mang lai phep mau

Câu chuyện Brexit - Ăn nhau về cuối

TGVN. Brexit đã có “nút gỡ” vào phút chót với thỏa thuận mới giữa EU và Anh. Mưu tính và thủ thuật của ông Boris ...

brexit bau cu som co mang lai phep mau

Anh - EU: Tiến trình 'ly hôn' đã dần cán đích?

TGVN. Ngày 17/10, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thông qua một thỏa thuận Brexit do London và Liên minh châu Âu (EU) phác ...

(theo AFP, Reuters)

Đọc thêm

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ ...
Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Các nhà khảo cổ học phát hiện ra tàn tích của một con đường cổ có niên đại hơn 3.000 năm tại di tích Yin, ở tỉnh Hà Nam, miền ...
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Australia đạt 20 tỷ USD trong năm 2025

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Australia đạt 20 tỷ USD trong năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi Australia là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chiến lược ngoại giao.
Việt Nam thấu hiểu và chia sẻ những tổn thất to lớn mà nhân dân Palestine phải trải qua

Việt Nam thấu hiểu và chia sẻ những tổn thất to lớn mà nhân dân Palestine phải trải qua

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam trước sau như một sẽ luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc của nhân dân Palestine...
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại thành phố Nagoya, Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại thành phố Nagoya, Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực cảm ơn Giáo sư Natsume Nagato đã tiến hành nhiều hoạt động y tế nhân đạo, tiến hành phẫu thuật hở môi hàm ếch cho hàng ...
Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Tin thế giới 26/12: Trung Quốc xây đập thủy điện lớn nhất thế giới, Nga phá vỡ nhiều âm mưu ám sát quan chức, rơi máy bay tại Kazakhstan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ông Trump gây áp lực, Mexico mạnh tay trấn áp tệ nạn buôn ma túy

Ngày 25/12, Văn phòng Tổng công tố Mexico cho biết đã thu giữ và tiêu hủy hơn 400.000 viên ma túy tổng hợp fentanyl.
Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Xung đột Nga-Ukraine: Giáo hoàng Francis kêu gọi 'đàm phán vì một nền hòa bình công bằng'

Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới ngừng sử dụng vũ khí và thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông, Ukraine và Sudan.
Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Lại xảy ra sự cố với cáp ngầm ở Biển Baltic, Phần Lan điều tra, tiết lộ khả năng có tàu lạ can thiệp

Sự cố bất ngờ khiến cáp kết nối Estlink 2 chạy ngầm dưới Biển Baltic không thể truyền tải điện giữa Phần Lan và Estonia.
Quân đội Hàn Quốc 'kêu oan' trước cáo buộc dàn dựng tấn công Triều Tiên, Seoul trừng phạt Bình Nhưỡng

Quân đội Hàn Quốc 'kêu oan' trước cáo buộc dàn dựng tấn công Triều Tiên, Seoul trừng phạt Bình Nhưỡng

Quân đội Hàn Quốc chưa bao giờ cân nhắc việc dàn dựng các cuộc tấn công bằng đạn pháo vào Triều Tiên để đáp trả vụ thả bóng bay chứa rác thải.
Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Israel được cho là đang cân nhắc triển khai chiến dịch tấn công quy mô lớn mới nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Phiên bản di động