Nhỏ Bình thường Lớn

BRICS: Cơ hội để bứt phá

Với chủ đề “Xây dựng các giải pháp phản ứng nhanh, nhiều thành phần tham gia và mang tính tập thể”, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 tại bang Goa, Ấn Độ, vừa bế mạc ngày 16/10.
TIN LIÊN QUAN
brics co hoi de but pha BRICS khẳng định vai trò trung tâm của LHQ và luật pháp quốc tế
brics co hoi de but pha BRICS kêu gọi hợp tác chống tham nhũng, khủng bố và dịch bệnh

Tái lập cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Trong phiên họp trước lúc bế mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng tiềm năng và sức mạnh của nhóm BRICS về tài nguyên, thị trường và lực lượng lao động vẫn tiếp tục không thay đổi và sự tăng trưởng trong dài hạn của nhóm vẫn khá tích cực.

Chiếm khoảng 43% tổng dân số thế giới, 30% tổng GDP toàn cầu và 17% tổng buôn bán thế giới, Hội nghị thượng đỉnh BRICS vừa qua đã tiếp tục nỗ lực của nhóm để trở lại là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Để làm được việc này, Tổng thống Nga Vladimir Putin thẳng thắn đề nghị hợp tác công nghiệp hiệu quả hơn nữa giữa các quốc gia thành viên, cũng như phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vấn đề làm hài hòa các quy trình và thủ tục hải quan, cứng rắn và kiên định hơn trong chính sách chống độc quyền nhằm làm cho vai trò quốc tế của BRICS tiếp tục được nâng cao và mở rộng.

brics co hoi de but pha
Các nhà lãnh đạo BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 8. (Nguồn: The Indian Express)

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo BRICS cho rằng nhóm này cần phải đồng lòng thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV lấy Internet và các công nghệ mới làm trọng tâm. Đồng thời, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nhấn mạnh yếu tố dân số là một lợi thế của BRICS, cần phải được tận dụng tối đa để tạo ra nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng và phát triển.

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề nghị tiếp tục tiến trình xây dựng thể chế của BRICS, tăng cường trao đổi thương mại hơn nữa giữa các quốc gia thành viên và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tạo ra các ảnh hưởng lớn hơn trong các quyết định mang tính toàn cầu. Năm 2015, buôn bán nội khối BRICS đạt 250 tỷ USD và mục tiêu đến năm 2020, thương mại nội khối phải tăng gấp đôi so với mức của năm 2015.

Về phần mình, Tổng thống Brazil Michel Temer lại mong muốn BRICS phải trở thành chất xúc tác giúp đẩy nhanh buôn bán nội khối. Ông đặc biệt hoan nghênh và chào đón các tập đoàn, doanh nghiệp có năng lực giúp cải thiện cơ cấu kinh tế của Brazil, đặc biệt là trong các ngành cần củng cố năng lực cạnh tranh cũng như vì sự hiện diện và kết nối toàn cầu của BRICS.

Các nhà lãnh đạo BRICS nhấn mạnh rằng, hiện có nhiều rủi ro đối với kinh tế toàn cầu như các cuộc xung đột khu vực, chủ nghĩa khủng bố, dòng người tỵ nạn. Ngoài ra, 5 nhà lãnh đạo còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác nội khối trên cơ sở lợi ích chung, sự cần thiết phải đặt ra các bước đi cụ thể để các nước đang phát triển ngày càng có tiếng nói và tính đại diện cao hơn trong các tổ chức đa phương.

Trong lộ trình đó, BRICS đề nghị Cộng đồng châu Âu thực hiện cam kết nhường 2 ghế trong ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì việc cải cách định chế tài chính cần phải tăng đại diện, tăng tiếng nói cho các nước nghèo hơn. Tuyên bố chung của nhóm này nêu rõ đề nghị cần phải minh bạch hơn và không phân biệt đối xử trong hoạt động của WTO. Tuy nhiên, BRICS cũng đã thể hiện sự ủng hộ tích cực của nhóm đối với hệ thống thương mại đa phương này bên cạnh các cơ chế khu vực khác.

Cơ hội và thách thức

Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng bởi nó đánh dấu mốc tròn 15 năm ra đời và phát triển. Kể từ khi khái niệm “những nền kinh tế mới nổi hàng đầu” ra đời, thế giới đã đặt nhiều sự chú ý cũng như kỳ vọng vào sự phát triển đột phá của nhóm các nước này. Sự hình thành của BRICS phản ánh sự liên kết giữa các quốc gia không muốn chịu ảnh hưởng của bộ ba châu Âu - Mỹ - Nhật.

brics co hoi de but pha
Sự hình thành của BRICS phản ánh sự liên kết giữa các quốc gia không muốn chịu ảnh hưởng của bộ ba châu Âu-Mỹ - Nhật. (Nguồn: Pinterest)

Thực tế, với lợi thế về dân số chiếm 43% tổng dân số toàn cầu và 26% diện tích thế giới, BRICS thực sự có nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, mỗi nước lại có tiềm năng và thế mạnh riêng: Brazil phát triển mạnh về nông nghiệp, Nga có lượng dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới, Ấn Độ với trình độ phát triển công nghệ thông tin và kho tri thức khổng lồ, Trung Quốc với nguồn nhân lực dồi dào, cùng một Nam Phi có nền kinh tế lớn nhất châu lục.

Theo IMF, BRICS hiện chiếm 15% sản lượng kinh tế toàn cầu, tương đương 16.600 tỷ USD. Tổng dự trữ ngoại tệ của các nước BRICS lên tới 4.400 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 3/4. Cũng theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của năm nước thành viên BRICS đã tăng từ 3.200 tỷ USD năm 2012, lên 3.470 tỷ USD năm 2014. Trong khi đó, thương mại nội khối của BRICS tăng từ 281,4 tỷ USD năm 2012 lên 297 tỷ USD năm 2014. Nhóm BRICS đã trở thành đầu tàu, đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính.

Thành tựu nổi bật nhất minh chứng cho sự gắn kết và hợp tác giữa các nước trong BRICS là sự thành lập Ngân hàng Phát triển mới hồi tháng 7/2014. Mô hình ngân hàng này được cho là nhằm đối trọng với các định chế tài chính mà phương Tây chế ngự trong nhiều thập kỷ qua. Các nhà phân tích cho rằng, đây là một bước đi cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu thiết lập một trật tự toàn cầu công bằng hơn.

Tuy vậy, những thành tựu của BRICS vẫn được cho là chưa xứng tầm với tiềm năng của nhóm. Đó là chưa kể, sau 15 năm hình thành, giờ đây BRICS lại đang đứng trước những thách thức lớn. Do giá dầu mỏ trên thế giới giảm mạnh, khiến kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó sản xuất công nghiệp của Trung Quốc cũng giảm sút mạnh. Brazil và Nam Phi cùng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép. Bên cạnh những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, xã hội còn là những bất ổn về chính trị. Ấn Độ tuy có nhiều tiềm năng nhưng chưa thực sự bứt phá, số người nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao trong xã hội. Thêm vào đó, môi trường kinh tế bên ngoài không thuận lợi cũng tác động lớn đến sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi.

Tất cả những dấu hiệu này đòi hỏi BRICS cần phải có chiến lược mới cho chặng đường tiếp theo nhằm thúc đẩy tăng trưởng các nước thành viên và vực dậy vị thế của Nhóm.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay được đánh giá là cơ hội để các nước nhìn lại chặng đường đã qua, tìm kiếm giải pháp cho những thách thức và phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời hoạch định chính sách phát triển dài hạn cho khối trong tương lai dài hạn.

brics co hoi de but pha Ấn Độ, Trung Quốc tăng cường nỗ lực chống khủng bố

Ngày 15/10, tại cuộc hội đàm song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung ...

brics co hoi de but pha Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 tại Ấn Độ

Tối 15/10, tại bang Goa của Ấn Độ, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã ...

brics co hoi de but pha BRICS kêu gọi các thành viên phối hợp, Nga - Ấn ký hàng loạt thỏa thuận

Ngày 15/10, các Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ...

Hồng Ngân (theo Global Times, Xinhua, The Indian Express)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua' Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua'
Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM
Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại
Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới
Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền