Chính phủ Thái Lan ngày 28/3 cảnh báo việc người dân không thực hiện giãn cách xã hội sẽ làm cho dịch Covid-19 tiếp tục lây lan. (Nguồn: Reuters) |
Cuộc thăm dò này được thực hiện từ ngày 25-28/3 đối với 1.033 người trên khắp đất nước để tập hợp ý kiến về những tin tức lan truyền trên rất nhiều loại báo chí, kể cả tin giả.
Có tới 79,30% số người được hỏi nói rằng họ thu được thông tin về Covid-19 từ mạng xã hội, trong đó có Facebook, Twitter, Instagram và các trang web, trong khi 77,05% từ truyền hình; 60,69% từ truyền miệng; 45,52% từ các văn bản giấy kể cả báo chí và các tuyên bố chính thức; và 44,73% từ các tin nhắn SMS.
Tuy nhiên, hầu hết số người trả lời (89%) nói rằng họ dựa nhất vào truyền hình, trong khi 63,09% nói là các văn bản giấy như báo chí và các tuyên bố chính thức; 56,23% đài phát thanh; 53,72% mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Twitter, Instagram và các trang web; và 42.98% là truyền miệng.
Khi được hỏi làm thế nào để phân biệt giữa tin giả và tin thật, 41,08% nói họ xem xét sự tin cậy của các nguồn thông tin; 32,22% cho biết họ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; 22,96% trả lời họ phân tích tất cả các tin tức dựa trên lý lẽ; 20,10% nói họ thường chờ thông tin từ các cơ quan chính phủ hoặc liên quan; và 16,95% trả lời họ dựa nhiều vào báo chí chính thống hơn là mạng xã hội.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan ngày 28/3 cảnh báo việc người dân không thực hiện giãn cách xã hội sẽ làm cho dịch Covid-19 tiếp tục lây lan. Theo người phát ngôn Trung tâm quản lý Covid-19 Taweesin Visanuyothin, nếu chỉ có 70% người dân hợp tác, các ca lây nhiễm mới sẽ tiếp tục tăng, trong khi với 80% hợp tác, số lượng sẽ dần giảm xuống và nếu 90% người dân hợp tác thì sẽ giảm rõ rệt.
Thái Lan ngày 29/3 ghi nhận thêm 143 ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 và thêm 1 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm lên 1.388 bệnh nhân và tổng số ca tử vong là 7 người.