Nhỏ Bình thường Lớn

Các công ty Nhật Bản lo ngại tăng thuế tiêu dùng ảnh hưởng tới nền kinh tế

TGVN. Kết quả khảo sát mới đây của hãng tin Reuters cho thấy, 2/3 số công ty Nhật Bản tham gia khảo sát cho rằng việc tăng thuế tiêu dùng của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế nước này.
TIN LIÊN QUAN
cac cong ty nhat ban lo ngai tang thue tieu dung anh huong toi nen kinh te Thảm họa tự nhiên khiến kinh tế Nhật Bản giảm tốc
cac cong ty nhat ban lo ngai tang thue tieu dung anh huong toi nen kinh te Người Nhật băn khoăn trước quyết định tăng thuế tiêu dùng
cac cong ty nhat ban lo ngai tang thue tieu dung anh huong toi nen kinh te
Một nhân viên siêu thị đổi lại bảng giá sau quyết định tăng thuế tiêu dùng đêm 30/9. (Nguồn: Kyodo)

Thủ tướng Abe từng tuyên bố tăng thuế tiêu dùng quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế gánh nặng nợ công thuộc hàng lớn nhất thế giới của Nhật Bản. Nhưng cuộc khảo sát của Reuters cho thấy 69% công ty cho rằng việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng, trong khi 26% nói nó không có tác động nào và chỉ 5% nhận định tăng thuế có thể thúc đẩy nền kinh tế. Trong một tín hiệu tích cực, hơn 60% công ty cho biết họ có thể chuyển khoản thuế tăng thêm cho người tiêu dùng thông qua tăng giá hàng hóa và dịch vụ của họ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá trừ khi tiền lương tăng đủ để bù đắp cho các mức giá cao hơn, việc tăng thuế có thể làm xói mòn sức mua của người dân, làm tổn thương hoạt động tiêu dùng tư nhân vốn chiếm khoảng 60% nền kinh tế.

Cuộc khảo sát cũng cho biết, 58% công ty dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ chững lại vào năm tới, trong khi 41% dự báo nước này sẽ trải qua suy thoái kinh tế. Chỉ 1% lạc quan cho rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng sau khi tăng thuế.

Nếu những nhận định không mấy tươi sáng này thành hiện thực, chúng có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho việc mở rộng kế hoạch kinh tế được gọi là "Abenomics" mà Thủ tướng Nhật Bản khởi xướng vào cuối năm 2012.

Nhóm các công ty nhận định nền kinh tế sẽ suy thoái cho rằng tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất một năm, với khoảng 25% trong số này dự đoán tình hình sẽ chạm đáy vào cuối năm 2020 và 56% dự báo sự sụt giảm sẽ kéo dài đến năm 2021 hoặc xa hơn nữa.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy khi triển vọng kinh tế trở nên u ám hơn, những tiếng nói phản đối việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ cũng dần yếu ớt.

Ông Haruhiko Kuroda, người nhậm chức Thống đốc BoJ 6 năm rưỡi trước với nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng và chấm dứt hàng thập kỷ giảm phát, đã thúc đẩy chính sách mua tài sản mạnh mẽ nhất trong số các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và đẩy lãi suất của Nhật Bản xuống dưới 0%.

Nhưng dù ông Kuroda cam kết sẽ đẩy lạm phát lên mức 2%, thì BoJ mới chỉ tạo ra mức tăng giá chưa đến một nửa con số này, trong khi lãi suất cực thấp đang gây tổn hại cho các ngân hàng.

Trong khi đó, 57% số công ty tham gia khảo sát của Reuters cho rằng, BoJ không nên mở rộng chính sách nới lỏng tiền tệ, do nhiều người lo ngại điều này có thể làm suy yếu các tổ chức tài chính. Tỷ lệ trên đã giảm từ 88% trong cuộc khảo sát tương tự vào tháng Bảy.

Khoảng 42% số công ty được hỏi cho biết các biện pháp nới lỏng bổ sung sẽ không có tác dụng đối với nền kinh tế, trong khi phần còn lại bị chia rẽ giữa việc liệu BoJ tiến hành thêm các biện pháp kích thích sẽ giúp cân bằng hay làm tổn thương đà tăng trưởng.

cac cong ty nhat ban lo ngai tang thue tieu dung anh huong toi nen kinh te

Nhật Bản: 1 người tìm việc, có 1,62 chỗ cần tuyển

Trong bối cảnh dân số của Nhật Bản đang giảm sút, các doanh nghiệp nước này đang buộc phải thay đổi cách thu hút nhân ...

cac cong ty nhat ban lo ngai tang thue tieu dung anh huong toi nen kinh te

Kinh tế Nhật Bản sụt giảm sau tám quý tăng trưởng liên tiếp

Ngày 8/6, báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho hay, trong quý I/2018, kinh tế nước này đã giảm 0,2% so với ...

cac cong ty nhat ban lo ngai tang thue tieu dung anh huong toi nen kinh te

Dự báo kinh tế Nhật Bản suy giảm

Các chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế Nhật Bản trong quý I/2018 suy giảm lần đầu tiên trong hai năm do tiêu dùng ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc