Các giải Nobel Vật lý trong 10 năm qua

Chiều ngày 3/10/2023, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Vật lý năm 2023 thuộc về 3 nhà khoa học Pierre Agostini (người Pháp), Ferenc Krausz (người Áo gốc Hungary) và Anne L' Huillier (người Thụy Điển gốc Pháp) do "các phương pháp thực nghiệm tạo ra xung ánh sáng atto giây phục vụ nghiên cứu động lực học điện tử trong vật chất".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các giải Nobel Vật lý trong 10 năm qua
Ba nhà khoa học được nhận giải Nobel Vật lý đã mang đến cho nhân loại những công cụ mới để khám phá thế giới bên trong nguyên tử. (Nguồn: Reuters)

Ba nhà khoa học Pierre Agostini, Ferenc Krausz và Anne L' Huillier đã được vinh danh vì những thí nghiệm mang lại cho nhân loại những công cụ mới để khám thế giới electron (điện tử) bên trong nguyên tử và phân tử. Họ đã chứng minh được phương pháp tạo ra những xung ánh sáng cực ngắn có thể dùng để đo các quá trình nhanh chóng, trong đó các electron chuyển động hoặc thay đổi năng lượng.

Đây là giải thưởng thứ hai được công bố trong mùa giải Nobel năm 2023. Trước đó, chiều 2/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm công bố giải Nobel Y Sinh năm 2023 thuộc về 2 nhà khoa học Katalin Kariko (Hungary) và Drew Weissman (Mỹ) vì những đóng góp trong phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa Covid-19.

Các giải thưởng tiếp theo được công bố gồm giải Nobel Hóa học (ngày 4/10) và giải Nobel Văn học (ngày 5/10). Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng duy nhất được công bố ở Oslo (Na Uy) ngày 6/10. Trong khi đó, giải Nobel Kinh tế sẽ khép lại Tuần lễ Nobel 2023 vào ngày 9/10.

Lễ trao các giải Nobel sẽ được tổ chức vào ngày 10/12 tới tại Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy) với mỗi giải thưởng trị giá 11 triệu Crown Thụy Điển (986.000 USD), tăng 1 triệu Crown Thụy Điển so với năm 2022.

Cùng nhìn lại các giải Nobel Vật lý trong 10 năm gần đây:

- Năm 2022: Giải thưởng thuộc về 3 nhà khoa học Alain Aspect (Pháp), John F. Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Áo) về "các thí nghiệm với các photon ở trạng thái vướng mắc lượng tử, thiết lập sự vi phạm các bất đẳng thức Bell và khoa học thông tin lượng tử tiên phong”. Các kết quả nghiên cứu của họ đã mở đường cho việc ứng dụng công nghệ mới cũng như lĩnh vực nghiên cứu sâu rộng như máy tính lượng tử, mạng lượng tử và truyền thông lượng tử.

- Năm 2021: Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà khoa học Syukuro Manabe (Mỹ gốc Nhật Bản), Klaus Hasselmann (người Đức) và Giorgio Parisi (người Italy) với những nghiên cứu về "mô hình vật lý khí hậu Trái Đất và định lượng các dự báo chính xác về khí hậu ấm lên trên toàn cầu" cũng như những đóng góp đột phá vào sự hiểu biết của giới khoa học về các hệ thống vật lý phức tạp.

- Năm 2020: Giải thưởng Nobel Vật lý vinh danh 3 nhà khoa học Roger Penrose (người Anh), Reinhard Genzel (người Đức) và Andrea Ghez (người Mỹ) với những nghiên cứu liên quan đến hố đen. Những nghiên cứu của 3 nhà khoa học có đóng góp quan trọng vào lĩnh vực vật lý thiên văn, giúp giải mã những bí ẩn trong vũ trụ.

- Năm 2019: Giải thưởng Nobel Vật lý 2019 vinh danh 3 nhà khoa học, trong đó một nửa giải thưởng thuộc về nhà khoa học người Mỹ gốc Canada James Peebles vì các phát hiện mang tính lý thuyết về vũ trụ học, và nửa còn lại thuộc về hai nhà khoa học người Thụy Sỹ Michel Mayor và Didier Queloz với các phát hiện về ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao giống Mặt Trời. Những công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học trên đã góp phần thay đổi nhận thức của con người về vũ trụ, giúp nhân loại tìm ra câu trả lời muôn thuở về việc liệu có sự sống tồn tại bên ngoài vũ trụ hay không.

- Năm 2018: Ba nhà khoa học gồm Arthur Ashkin (người Mỹ), Gerard Mourou (người Pháp) và Donna Strickland (người Canada) cùng đoạt giải Giải Nobel Vật lý 2018 vì những phát minh mang tính đột phá trong lĩnh vực vật lý laser. Phát minh này đã cách mạng hóa ngành vật lý laser, giúp giới nghiên cứu khám phá các đồ vật cực nhỏ và quá trình diễn ra siêu nhanh. Những thiết bị cực chính xác này giúp mở ra lĩnh vực nghiên cứu mới, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và y học.

- Năm 2017: Ba nhà khoa học người Mỹ là Rainer Weiss, Barry C.Barish và Kip S. Thorne cùng vinh dự nhận giải thưởng Nobel Vật lý năm 2017 với phát hiện về sóng hấp dẫn, những gợn sóng trong trường không-thời gian, sinh ra từ những sự kiện dữ dội như hố đen sáp nhập.

- Năm 2016: Ba nhà khoa học người Anh gồm David J.Thouless, Duncan Haldane và Micheal Kosterlitz cùng vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Vật lý 2016 vì những phát hiện lý thuyết về sự chuyển pha tôpô học và các pha tôpô của vật chất. Nhiều người cho rằng nghiên cứu trên sẽ mở lối cho các ứng dụng trong tương lai, trong cả khoa học vật liệu và điện tử.

- Năm 2015: Giải thưởng thuộc về nhà khoa học Nhật Bản Takaaki Kajita và nhà khoa học người Canada Arthur B. McDonald, vì chứng minh rằng các hạt cơ bản (neutrino) có khối lượng. Phát hiện này làm thay đổi nhiều hiểu biết của nhân loại trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ.

Tin liên quan
Giải Nobel hóa học: Có thể bạn chưa biết Giải Nobel hóa học: Có thể bạn chưa biết

- Năm 2014: Hai nhà khoa học Nhật Bản là Isamu Akasaki và Hiroshi Amano, cùng nhà khoa học người Mỹ gốc Nhật Shuji Nakamura đã đoạt giải Nobel Vật lý 2014 với phát minh về nguồn ánh sáng mới thân thiện với môi trường và có hiệu suất cao, hay còn gọi là đèn Huỳnh quang đi-ốt (LED). Nhờ việc phát minh ra đèn LED, loài người có nguồn năng lượng hiệu quả và lâu dài thay thế các nguồn ánh sáng truyền thống. Đèn LED cũng góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên trên Trái Đất.

- Năm 2013: Giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về hai nhà khoa học Peter Higgs (người Anh) và Francois Englert (người Bỉ) vì phát hiện ra hạt Higgs Boson, hay còn gọi là “Hạt của Chúa”, giúp giải thích về sự tồn tại của khối lượng. Việc chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs đã tạo ra dấu mốc khoa học quan trọng. Nó có thể giúp loài người giải thích nguyên nhân tại sao mọi dạng vật chất trong vũ trụ có khối lượng. Không chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ, với hạt Higgs, con người sẽ có thêm nguồn năng lượng mới, giúp tạo nên những thành tựu công nghệ đột phá trong giao thông và viễn thông…

Thần đồng vật lý Trung Quốc trượt giải Nobel, bị trục xuất về nước vì kiêu ngạo, EQ thấp

Thần đồng vật lý Trung Quốc trượt giải Nobel, bị trục xuất về nước vì kiêu ngạo, EQ thấp

Tạ Ngạn Ba (Trung Quốc) mặc dù có trí thông minh hơn người nhưng vẫn không thể chạm tay vào giải thưởng Nobel, thậm chí, ...

Phát hành ba tác phẩm mới của chủ nhân giải Nobel Văn học 2022 tại Việt Nam

Phát hành ba tác phẩm mới của chủ nhân giải Nobel Văn học 2022 tại Việt Nam

Mùa Hè này, Nhã Nam và Viện Pháp sẽ giới thiệu đến bạn đọc ba tác phẩm mới của nhà văn Annie Ernaux - người ...

Dưới áp lực tẩy chay, Quỹ Nobel rút lời mời đại sứ Nga, Belarus, Iran

Dưới áp lực tẩy chay, Quỹ Nobel rút lời mời đại sứ Nga, Belarus, Iran

Quỹ Nobel phải dừng việc mời đại sứ Nga, Belarus và Iran tới dự lễ trao giải thưởng thường niên sau khi chịu áp lực ...

Giải Ig Nobel 2023: Tiếp tục tiêu chí 'đầu tiên làm con người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ'

Giải Ig Nobel 2023: Tiếp tục tiêu chí 'đầu tiên làm con người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ'

Tạp chí Annals of Improbable Research, đơn vị sáng lập giải thưởng Ig Nobel, vừa tổ chức buổi lễ trao giải trực tuyến cho ...

Nobel 2023: Giải Nobel Y sinh vinh danh hai nhà khoa học Hungary và Mỹ

Nobel 2023: Giải Nobel Y sinh vinh danh hai nhà khoa học Hungary và Mỹ

Giải Nobel 2023 Y sinh thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động