Các hội nghị SOM ASEAN bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông

Trong hai ngày 6-7/5, tại cố đô Luang Prabang của Lào, các cuộc họp quan chức cao cấp (SOM) của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN+3 (gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc), và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) đã diễn ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung làm trưởng đoàn đã tham dự các cuộc họp.

Đây là các cuộc họp quan trọng trong năm của ASEAN và các đối tác liên quan nhằm triển khai các quyết định đã được thông qua tại các Hội nghị Cấp cao tháng 11/2015, kiểm điểm các kế hoạch hành động và chuẩn bị cho các Hội nghị cấp Bộ trưởng, cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan sẽ diễn ra vào cuối năm.

Các nước cũng trao đổi về cấu trúc khu vực, các hoạt động hợp tác ở Đông Á và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Tại cuộc họp SOM ASEAN, các nước cam kết triển khai hiệu quả, thực chất Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 nhằm hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN liên kết sâu rộng, toàn diện và hướng tới người dân; nhấn mạnh cần nâng cao hiệu quả điều phối trên các vấn đề liên ngành và liên trụ cột, tăng cường cơ chế giám sát thực thi và lồng ghép triển khai ở cấp quốc gia.

cac hoi nghi som asean bay to quan ngai ve van de bien dong
Các đại biểu dự hội nghị SOM ASEAN+3. (Ảnh: Vietnam+)

Cuộc họp đạt nhất trí cao rằng trong bối cảnh hiện nay, yếu tố quan trọng cho việc bảo đảm thành công của Cộng đồng ASEAN là tiếp tục duy trì và phát huy vai trò chủ đạo, củng cố đoàn kết, thống nhất của ASEAN, nhất là trong những vấn đề chiến lược ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.

Trao đổi về quan hệ đối ngoại, các nước nhấn mạnh cần tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, xem xét đề nghị thiết lập quan hệ của một số đối tác bên ngoài, trao đổi các cách thức nâng cao hiệu quả của các diễn đàn khu vực do ASEAN khởi xướng và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong định hình cấu trúc khu vực.

Nhân dịp này, cuộc họp cũng đã sơ bộ hoàn tất các công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nga sẽ diễn ra từ ngày 19-20/5 tại Sochi, Nga.

Tại cuộc họp SOM ASEAN+3, các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình hợp tác ASEAN+3 là khuôn khổ chính thúc đẩy liên kết khu vực, hướng tới mục tiêu lâu dài là cộng đồng Đông Á.

Các nước nhất trí nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tiến độ triển khai Kế hoạch Công tác ASEAN+3 giai đoạn 2013-2017, nhất là đối với những biện pháp chưa được thực hiện; đồng thời xem xét xây dựng Kế hoạch Công tác ASEAN+3 giai đoạn mới.

Cuộc họp cũng nhấn mạnh cần tiếp tục triển khai các khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á, tập trung vào các lĩnh vực cùng quan tâm như ổn định tài chính, kết nối, cơ sở hạ tầng, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống.

Tại cuộc họp SOM EAS (với sự tham dự của ASEAN và 8 nước đối tác Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ), các nước khẳng định EAS tiếp tục là diễn đàn của các lãnh đạo để thảo luận các vấn đề chiến lược, hoan nghênh các kết quả triển khai Tuyên bố Kuala Lumpur kỷ niệm 10 năm EAS được các lãnh đạo thông qua tháng 11/2015, nhất là các biện pháp triển khai quyết định của lãnh đạo như nâng cao vai trò của nước Chủ tịch EAS, tăng cường trao đổi giữa Uỷ ban các đại diện thường trực tại ASEAN (CPR) với các Đại sứ EAS ngoài ASEAN tại Jakarta, lập bộ phận EAS trong Ban Thư ký ASEAN.

Cuộc họp cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của EAS như năng lượng, giáo dục, y tế, môi trường, tài chính; tăng cường phối hợp và bổ trợ giữa EAS với các diễn đàn khác do ASEAN đóng vai trò chủ đạo như ASEAN+1, ASEAN+3, ADMM+, ARF.

Tại các cuộc họp, các nước dành nhiều thời gian trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, cho rằng tình hình diễn biến ngày càng phức tạp và nhanh chóng, tác động sâu sắc đến các nước khu vực, trong đó có sự gia tăng của các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, như tình hình Biển Đông, Triều Tiên, khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt, an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu, di cư, thiên tai, dịch bệnh...

Trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, nhiều nước đã bày tỏ lo ngại về các nguy cơ đe dọa môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không quân sự hóa, không đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cũng như các tiến trình pháp lý, ngoại giao; thực hiện hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

cac hoi nghi som asean bay to quan ngai ve van de bien dong
Các đại biểu dự Hội nghị cấp cao Đông Á. (Ảnh: Vietnam+)

Đoàn Việt Nam đã tham dự tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào các nội dung thảo luận.

Về hợp tác ASEAN, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh Việt Nam cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các nước ASEAN triển khai các dòng hành động trong Kế hoạch Tổng thể Chính trị-An ninh ASEAN 2025, tiếp tục chủ động và tích cực đóng góp vào việc duy trì vai trò chủ đạo, tăng cường đoàn kết, thống nhất của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề chiến lược ở khu vực, trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, cũng như trong định hình cấu trúc khu vực trên cơ sở các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức của ASEAN, tăng cường năng lực cho Ban Thư ký ASEAN để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu liên kết ngày càng sâu rộng.

Về ASEAN+3 và EAS, Thứ trưởng Lê Hoài Trung chia sẻ đánh giá chung về các kết quả hợp tác đã đạt được giữa ASEAN và các đối tác, đề nghị tăng cường hợp tác toàn diện, thực chất giữa ASEAN với các đối tác, nhất là trong việc thúc đẩy liên kết khu vực, ứng phó với các thách thức như chủ nghĩa khủng bố thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, an ninh, an toàn hàng hải; khẳng định ủng hộ tăng cường hơn nữa vai trò của EAS với tư cách là một bộ phận quan trọng của cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, tiếp tục đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực, trong đó có việc kiểm điểm định kỳ hợp tác EAS nhằm kịp thời bổ sung các lĩnh vực mới thích ứng với những tiến triển của tình hình khu vực và quốc tế như hợp tác biển.

Trong cuộc trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh mặc dù hòa bình, hợp tác, phát triển tiếp tục là xu hướng chính, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trải qua những biến chuyển chiến lược sâu sắc, tác động tới tất cả các nước, cả mặt thuận và không thuận.

Đoàn Việt Nam chia sẻ quan ngại của các nước về những diễn biến phức tạp ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh trách nhiệm và lợi ích chung của các nước và cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình, ổn định, ở khu vực, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; nỗ lực thực hiện hiệu quả DOC và sớm tiến tới COC.

Dự kiến, cuộc họp SOM Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) sẽ diễn ra tại Luang Prabang vào ngày 8/5.

PV.

Đọc thêm

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động