Nói về phương pháp nuôi dạy con của các bậc phụ huynh, có thể kể đến những hình thái phổ biến sau:
Bố mẹ “dữ như cọp” (Tiger Parents): chỉ những người được cho là bắt ép con mình phải thành công theo ý muốn của họ;
Bố mẹ “thái quá” (Helicopter Parents): những phụ huynh quan trọng hóa mọi khía cạnh cuộc sống của con mình;
Bố mẹ kiểu “bệ đỡ” (Snowplough Parents): Những người sắp xếp và thỏa hiệp để cuộc sống của con mình trở nên dễ dàng;
Bố mẹ “thả rông” (Free-range Parents): những người để cho con mình sống tự do quá mức;
Và, bố mẹ “đúng mực” (Attachment and gentle parents): Những người thoải mái với con nhưng vẫn đặt ra giới hạn đối với nhu cầu của con trẻ.
Chúng ta hãy cùng xem các nhà nghiên cứu nói gì về lợi ích và tác hại của các kiểu phụ huynh nói trên.
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái. (Nguồn: The Conversation) |
Bố mẹ “dữ như cọp”
Họ luôn yêu cầu con mình phải nghe lời, phải biết chịu đựng và không bao giờ được cãi lại. Amy Chua - tác giả cuốn “Battle Hymn of the Tiger Mother” (tạm dịch: Khúc tráng ca của mẹ hổ) năm 2011, cho rằng: Đây là xu hướng phổ biến đối với phụ huynh ở Trung Quốc, nhiều hơn hẳn so với phương Tây. Họ luôn thể hiện và không bao giờ ngại khi gọi tên con của mình. Họ cho rằng con cái nợ họ và luôn yêu cầu con mình phải nghe lời và làm cho họ tự hào.
Theo tác giả, xu hướng này được hình thành do đặc điểm văn hóa xã hội. Vì vậy, khi phụ huynh thành công trong việc yêu cầu con mình làm điều gì đó thì trong đó có một phần ảnh hưởng của văn hóa mà đứa trẻ nghe lời. Trong khi đó, những phụ huynh ở Phương Tây thì sẽ phải trải qua những năm tháng khó khăn tiếp biến văn hóa để đạt được điều ấy.
Các bậc phụ huynh “dữ như cọp” muốn con thành công cũng như muốn đảm bảo về tương lai của chúng. Lợi ích của xu hướng này là những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này sẽ giỏi hơn, có nhiều động lực hơn và ngoan hơn. Nhưng, mặt trái của nó là khiến bọn trẻ có thể gặp những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, từ đó có thế dẫn đến những phiền muộn, lo lắng và ảnh hưởng đến các kĩ năng xã hội.
Bố mẹ “ thái quá”
Những phụ huynh theo xu hướng này can thiệp quá nhiều vào cuộc sống cũng như việc học của con mình. Họ hay gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm và không thể dừng việc trông quản con.
Nhà tâm lí học Foster Cline và nhà tư vấn giáo dục Jim Fay đưa ra hình thái này trong một cuốn sách mang tên “Parenting with love and logic” (tạm dịch: Làm cha mẹ bằng tình thương và lý trí). Cả hai cho rằng, những phụ huynh theo xu hướng này không thấy được sự khác biệt giữa tình cảm và việc giúp đỡ con cái.
Những phụ huynh theo xu hướng này được cho là hay lo sợ về tương lai của con mình và không tin tưởng vào khả năng của con. Bằng cách “theo đuôi”, họ nghĩ rằng con của mình không chấp nhận được thất bại.
Lợi ích của xu hướng này là phụ huynh có thể bảo vệ con mình khỏi những vấn nạn mà chúng không thể lường trước được. Nhưng, mặt trái của nó là có thể khiến đứa trẻ khó phục hồi cảm xúc và có được tính tự lập. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ khi trẻ đang ở giai đoạn dậy thì, làm mất khả năng tự chủ cảm xúc của trẻ.
Bố mẹ kiểu “bệ đỡ”
Đặc điểm của phụ huynh theo xu hướng này tìm mọi cách để xóa bỏ mọi cản trở trên con đường của con cái họ. Họ không ngại ngần đi trái lại quy định và phép tắc của trường lớp hay thậm chí họ có thể đút lót huấn luận viên để được xem con mình thi đấu thể thao.
David Macllough đã cho xuất bản cuốn sách “You are not special” (tạm dịch: Bạn không có gì đặc biệt cả), vào năm 2015. Nội dung của cuốn sách khẩn cầu các bậc phụ huynh thả lỏng và cho con của mình “được” thất bại.
Tại sao phụ huynh lại chọn cách dạy con này: Có thể bạn nghĩ con mình ngoại lệ và không phù hợp với thất bại. Phụ huynh theo xu hướng này thường mong muốn con mình vượt qua thử thách và thành công nhưng sau cùng, họ lại san bằng những trở ngại trên đường đi của trẻ. Các tác hại và lợi ích của xu hướng này tương đối giống với xu hướng bố mẹ “thái quá”.
Bố mẹ “ thả rông”
Phụ huynh theo xu hướng này thường cho rằng nghĩa vụ của mình là tin tưởng con cái. Họ sẽ tạo dựng cho con cái mình những hành trang cần thiết để vào đời rồi thả rông chúng.
Nhà báo Lenore Skenazy từng bị gọi là “người mẹ tồi tệ nhất” khi viết về việc cho đứa con trai 9 tuổi của mình đi xe điện ngầm một mình ở New York. Đây cũng là lí do khiến bà viết một cuốn sách để phản bác về định kiến rằng thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm.
Lợi ích của xu hướng này là giúp trẻ con có thể tự quản lí thời gian tốt hơn, biết cách xử lí tình huống và lỗi lầm của bản thân. Đồng thời, chúng có thể có ý thức và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Không những thế, xu hướng này thường tạo cho trẻ cảm giác hạnh phúc khi chúng đang lớn.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý, xu hướng này bị coi là không hợp pháp ở một số nơi. Tại Queensland (Australia), để con một mình trong một khoảng thời gian nào đó sẽ bị coi là phạm luật. Bên cạnh đó, ở một số bang, phụ huynh phải đảm bảo rằng con của mình đang được chăm sóc một cách an toàn. Queensland không đưa ra mức thời gian cụ thể cho “khoảng thời gian nào đó” nhưng nếu phụ huynh phạm luật thì họ sẽ bị bỏ tù (có thể lên đến 3 năm).
Bố mẹ đúng mực
Phụ huynh theo xu hướng này tin rằng, sự gắn kết từ sớm với con mình sẽ tạo ra sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Ý kiến này cho rằng, sự gắn kết về mặt thể xác lẫn tinh thần của trẻ với bố hoặc mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Triết lí trên được dựa trên những kết quả nghiên cứu của nhà tâm lí học John Bowlby và Mary Ainsworth. Học thuyết của hai nhà nghiên cứu này cho rằng, trẻ em có sự gắn kết từ sớm với cha mẹ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn so với những đứa trẻ cùng độ tuổi.
Các phụ huynh lựa chọn cách này để dạy con bởi họ muốn con mình luôn suy nghĩ tích cực về bản thân và các mối quan hệ khi chúng trưởng thành. Những phụ huynh theo xu hướng này luôn cố gắng cân bằng giữa mong muốn của họ và sự cảm thông cho con của mình. Điều này sẽ đem lại một kết quả tốt cho trẻ.
Lợi ích của xu hướng này là đứa trẻ sẽ luôn được tôn trọng và yêu thương. Chúng sẽ dựa vào đó để xây dựng các mối quan hệ tốt và từ đó sẽ khám phá và phát triển một cách an toàn.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng xu hướng này có thế dẫn đến việc người mẹ sẽ khó có thể để con mình tự do khi chúng lập gia đình. Một số cho rằng, xu hướng này là sự chống lại phái nữ bởi nó đúc kết vai trò của phụ nữ và tình mẫu tử lại làm một.