Trong giao tiếp hằng ngày và nhất là trên mạng xã hội hiện nay, không khó để bắt gặp tình huống các bậc cha mẹ bày tỏ sự khen ngợi, tự hào về con cái của mình.
Nhiều trường hợp khen con, các bậc cha mẹ gặp phải phản ứng từ chính con cái của họ. (Nguồn: congluan) |
Tin liên quan |
Kiều bào cùng đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 |
Đó là nhu cầu có thực, là nguyện vọng chính đáng xuất phát từ tình yêu thương, từ niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ khi thấy công sức chăm sóc dạy dỗ của mình nay đã có thành tựu.
Nhìn từ góc độ truyền thông, có một số nguyên tắc gợi ý thú vị, giúp việc khen con mang lại cảm xúc tích cực cho các bên liên quan.
Truyền thông an toàn
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, thông tin dữ liệu vô cùng quan trọng.
Nếu phụ huynh chụp giấy khen, bảng điểm, học bạ, chứng chỉ, chứng nhận, văn bằng… mà không làm mờ các thông tin cá nhân (họ tên, trường, lớp, địa chỉ…) của con em mình, thì sẽ vô tình tạo ra nguy cơ mất an toàn thông tin. Các đối tượng xấu có thể thu thập các dữ liệu thông tin cá nhân này vào mục đích gây hại.
Nhiều phụ huynh phản biện rằng phụ huynh “chỉ đăng ở chế độ bạn bè, chứ không đăng ở chế độ công khai” nên có thể hoàn toàn yên tâm.
Thực tế, cơ chế lan truyền thông tin không hề đơn giản như vậy. Người quen có thể chụp lại bài đăng, sau đó tiếp tục chia sẻ trong một tình huống vô tình hoặc cố ý nào khác mà chúng ta không thể biết được.
Khi đăng tải một thông tin bất kỳ lên mạng xã hội đồng nghĩa với việc chúng ta không thể kiểm soát thông tin đó sẽ lan truyền đến những đâu, ai có thể tiếp cận thông tin này. Thế nên, truyền thông an toàn luôn phải là nguyên tắc cần được duy trì thực hiện.
Truyền thông tạo động lực
Dễ thấy rằng trong nhiều trường hợp khen con, các bậc cha mẹ gặp phải phản ứng, không chỉ từ phía người nghe, người đọc, mà chính từ nhân vật của câu chuyện.
Nhiều trẻ cảm thấy ái ngại và bày tỏ sự than phiền khi được (hay bị?) cha mẹ khen ngợi quá mức, thậm chí quá lố.
Rõ ràng, nếu trẻ cảm thấy mắc cỡ với người xung quanh khi được cha mẹ khen, thậm chí cảm thấy khó chịu thì hành động khen ngợi con của phụ huynh đã phản tác dụng đối với tâm lý của trẻ.
Suy cho cùng, việc khen ngợi con là để ghi nhận cố gắng của trẻ và xa hơn là để tạo động lực cho các con tiếp tục rèn luyện, phấn đấu với những mục tiêu cao hơn.
Nguyên tắc truyền thông tạo động lực cần khen ngợi sao cho trẻ có được cảm giác tự hào, vun bồi thêm ý chí, tiếp tục nỗ lực, không ngủ quên trên chiến thắng.
Truyền thông chia sẻ và truyền cảm hứng
Để việc khen ngợi con không trở nên quá đà, gây cảm giác chán ngán nơi người nghe, người đọc, thì nội dung khen con nên là những thông tin truyền cảm hứng.
Các bậc cha mẹ có thể kể về hành trình con trẻ đạt được thành tích như ngày hôm nay. Trẻ đã gặp phải những thách thức trở ngại gì, khó khăn ra sao.Trẻ đã thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định như thế nào. Trẻ đã tìm hiểu và áp dụng những phương pháp học tập hữu hiệu nào, những bí quyết rèn luyện ra sao để có những thành công như mong đợi.
Những thông tin về hành trình bước đến ước mơ bao giờ cũng thu hút, truyền cảm hứng hơn những thông tin đơn giản về đích đến.
Đồng thời, đây cũng là những thông tin mang tính gợi ý, tham khảo đối với người nghe, người đọc, giúp việc khen ngợi con trở nên ý nghĩa, là bài học sẻ chia kinh nghiệm, hơn là việc khoe khoang đơn thuần.
| Lan toả chữ viết, giáo dục và văn hóa Bulgaria tại Việt Nam Tối 24/5, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam-Bulgaria phối hợp cùng Đại sứ quán Bulgaria tại Việt Nam long trọng tổ chức Lễ ... |
| Giữ lửa Tuồng trên phố cổ Hà Nội Có dịp trải nghiệm phố đi bộ gần Hồ Gươm vào mỗi tối thứ Sáu và Chủ nhật hàng tuần, bạn sẽ thấy ở một ... |
| Ngoại giao văn hóa: Đằng sau câu chuyện thành công Việc Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO được vinh danh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam 2024 là niềm vinh dự không chỉ ... |
| Mang văn học thiếu nhi Áo đến với độc giả Việt Nam Nhân Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), đơn vị ... |
| Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng Với sự phát triển của công nghệ, Internet và mạng xã hội, giới trẻ, trong đó có người chưa thành niên đã trở thành công ... |