Các nhà tình báo làm gì trong đại dịch Covid-19?

Lê Ngọc
TGVN. Giống như nhiều cuộc chiến trong suốt chiều dài lịch sử, trong trận chiến với đại dịch Covid-19, các cơ quan tình báo có vai trò rất lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19 Sau đại dịch Covid-19, 'cú sốc thứ ba' có nguy cơ đảo ngược kết quả phát triển kinh tế của châu Á
cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19 Cập nhật 14h ngày 7/4: 16% người mắc Covid-19 ở Hong Kong không có triệu chứng, WHO lo ngại thế giới thiếu 6 triệu y tá
cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19
Thông tin về COVID-19 và tỷ lệ lây nhiễm… là bí mật quốc gia. (Nguồn: Top War)

Đại dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới không chỉ là một báo động đỏ về sức khỏe cộng đồng, mà đặt ra những mối đe dọa chưa từng có tiền lệ đối với vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế... Giống như trong các cuộc chiến trong suốt lịch sử nhân loại và dù không công khai nhưng trong cuộc chiến với Covid-19, các cơ quan tình báo có vai trò rất lớn. Theo tác giả Calder Walton trong bài viết “Spies Are Fighting a Shadow War Against the Coronavirus” (tạm dịch là “Các điệp viên đang trong cuộc chiến vô hình chống coronavirus”, đăng trên trang ForeignPolicy.com, có nhiều cách tình báo có thể đóng góp cho cuộc chiến chống Covid-19.

Cách thứ nhất, tình báo cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những đánh giá về sự lây lan cũng như tác động của chủng loại virus này. Cộng đồng tình báo Mỹ hiện đã có một cơ sở chuyên ngành trên tuyến đầu chống Covid-19 - Trung tâm Quốc gia về Tình báo Y tế (NCMI), có trụ sở tại Fort Detrick (bang Maryland). Với biên chế gồm các nhà dịch tễ học, virus học cùng các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác, NCMI hoạt động như một cơ quan xử lý tất cả các thông tin về virus của tình báo Mỹ.

Kế tục tiền thân từ thời Chiến tranh Lạnh, NCMI "là tai, là mắt" của Mỹ về các mối đe dọa sinh học. Theo báo cáo công khai, ngày từ tháng Một và tháng Hai vừa qua, giới tình báo Mỹ đã cảnh báo chính quyền Trump về mối đe dọa của virus lây lan từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi virus chết người này bắt nguồn và trở thành đại dịch, nhưng Tổng thống Donald Trump đã phớt lờ. Thất bại của Mỹ trong ứng phó với Covid-19 không phải do tình báo Mỹ đã không cảnh báo các nhà hoạch định chính sách, mà đã không thành công trong thuyết phục Nhà Trắng đưa ra đối sách phòng chống đại dịch này.

Cách thứ hai, các cơ quan tình báo có thể "thu thập" các bí mật liên quan đến virus, bao gồm cả độ chính xác của tỷ lệ lây nhiễm được công bố chính thức. Theo đánh giá của tình báo Mỹ, Trung Quốc đã che giấu sự bùng phát virus ban đầu, trong khi Nga có mức độ nhiễm Covid-19 chính thức lúc đầu thấp đáng ngờ, nhưng hiện các nước này đã áp dụng chế độ bảo mật chặt chẽ. Do đó, tình báo Mỹ và các đối tác của họ có nhiệm vụ xác minh các số liệu chính thức đó. Một số thông tin tình báo dạng này sẽ thu được từ hoạt động gián điệp, theo truyền thống lâu đời - tuyển dụng nguồn nhân lực có quyền truy cập thông tin mật liên quan, hoặc nhờ tình báo kỹ thuật, chẳng hạn như tín hiệu hoặc hình ảnh tình báo để minh chứng sự lừa dối của các nước về Covid-19.

cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19
Covid-19, “sân chơi” vô tiền khoáng hậu của tình báo. (Nguồn: The Register)

Cách thứ ba, các cơ quan tình báo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với SARS-CoV-2 và các đại dịch trong tương lai, bằng cách chống thông tin giả. Bắc Kinh và Washington hiện đang tham gia vào một trận chiến tuyên truyền rằng họ dẫn đầu thế giới trong việc đánh bại Covid-19, và mô hình nào có thể bảo vệ công dân tốt hơn. Khi tỷ lệ lây nhiễm của Mỹ tăng theo cấp số nhân, và số ca thiệt mạng do Covid-19 của Mỹ vượt Trung Quốc, xem ra Washington đang thua trong trận chiến quyền lực mềm này.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi đối mặt với một loại virus mới gây chết người, không có cách chữa trị, các cộng đồng bối rối, sợ hãi và hỗn loạn, và đó là cơ sở sự bí ẩn và việc thông tin bị bóp méo. Trong những trường hợp như vậy, bản chất con người có xu hướng tìm kiếm lời giải thích, và bàn tay bí mật của một chính phủ nước ngoài là một cách hấp dẫn và hợp lý để giải thích điều không thể giải thích.

Ngày nay, các tài khoản truyền thông xã hội trực tuyến ảo là nhân tố gây mất uy tín của Chính phủ Mỹ. Một sự khác biệt lớn khác giữa các phản ứng của Mỹ trong quá khứ và hiện tại đối với thông tin về đại dịch là thông tin sai của Nhà Trắng hiện tại về Covid-19. Tổng thống Trump được cho là đã đưa ra nhiều tuyên bố và chỉ đạo sai về virus corona và sự lây lan của nó. Không giống như các tổng thống trước đây, ông Trump đã đặt câu hỏi liệu có chính phủ nào trung thực về điều đó. Ông tuyên bố mọi quốc gia đều công bố thông tin sai lệch về virus - ám chỉ đó không phải là vấn đề lớn...

cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19
Nhiều “ngón nghề” sở trường sẽ được các cơ quan tình báo tung ra để thu thập thông tin về Covid-19. (Nguồn: ABC)

Cuối cùng, tình báo có thể giúp chống lại Covid-19 và các đại dịch khác thông qua giám sát. Ở đây, Trung Quốc có những lợi thế lớn sẵn có so với một số nước phương Tây vốn đề cao việc tôn trọng luật pháp và tự do dân sự. Trung Quốc đã triển khai giám sát hàng loạt công dân của mình để chống lại sự lây lan của virus, sử dụng danh tính (ID) kỹ thuật số để theo dõi sự di chuyển của người dân và thậm chí trọng thưởng cho những người cung cấp thông tin về người bị bệnh.

Ngược lại, có lẽ người Mỹ chưa sẵn sàng cho việc xâm phạm quyền riêng tư để bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc truy tìm người nhiễm bệnh. Một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ là Israel, đã triển khai chương trình giám sát kỹ thuật số trên toàn quốc bằng công nghệ phần mềm gián điệp theo dõi điện thoại, ban đầu vốn được thiết kế nhằm chống khủng bố, để lập bản đồ lây nhiễm và thông báo cho những người có thể bị nhiễm coronavirus mới.

cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19 Dịch Covid-19: Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp, Hàn Quốc hướng dẫn chữa bệnh bằng huyết tương

TGVN. Ngày 7/4, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp ...

cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19 Nghệ thuật đường phố và thông điệp phòng chống đại dịch Covid-19

TGVN. Trên những nẻo đường khắp thế giới, những nghệ sĩ đường phố đã vẽ tranh tường nhằm kêu gọi người dân cùng chống lại ...

cac nha tinh bao lam gi trong dai dich covid 19 Thái Lan rút lui khỏi AFF Cup 2020 ảnh hưởng thế nào đến đội tuyển Việt Nam?

TGVN. Nếu Thái Lan không tham dự AFF Cup 2020 vào cuối năm nay sẽ khiến cho giải đấu ở khu vực Đông Nam Á mất ...

(theo Foreign Policy, The Register )

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Xem tử vi 9/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi hôm nay 9/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 9/1. Lịch âm 9/1/2025? Âm lịch hôm nay 9/1. Lịch vạn niên 9/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động