Các nước đánh giá cao đóng góp tích cực, hiệu quả của Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và Mekong-Lan Thương

Bảo Chi
Từ ngày 7-8/6, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị Mekong-Lan Thương tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trả lời báo chí về mục đích, ý nghĩa và sự tham gia, đóng góp của đoàn Việt Nam tại các Hội nghị này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc.

Xin Thứ trưởng cho biết mục đích ý nghĩa, nội dung thảo luận và kết quả của Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 6?

Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc được tổ chức ngày 7/6 tại Trùng Khánh (Trung Quốc) để kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc (1991-2021). Cùng dịp này, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 6 (MLC-6) được tổ chức ngày 8/6, đánh dấu 5 năm hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác MLC.

Đây là các hội nghị trực tiếp đầu tiên ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao (BTNG) trong khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc và hợp tác Mekong-Lan Thương sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Việc tổ chức thành công các hội nghị trực tiếp này thể hiện quyết tâm và nỗ lực rất lớn của Trung Quốc trong vai trò nước chủ nhà, đồng thời cho thấy cam kết mạnh mẽ của các nước đối với các cơ chế hợp tác này.

Bên cạnh ý nghĩa kỷ niệm và mang tính dấu mốc, các Hội nghị này cũng là dịp để các BTNG rà soát, đánh giá hợp tác và trao đổi, đề xuất những định hướng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện ASEAN-Trung Quốc và cơ chế MLC trong thời gian tới, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực.

Có thể thấy nhiều kết quả tích cực, quan trọng đã đạt được tại các hội nghị lần này.

Tại Hội nghị đặc biệt BTNG ASEAN-Trung Quốc, kết quả đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là các nước đều đề cao và khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ ASEAN-Trung Quốc đối với khu vực cũng như sự đóng góp của quan hệ này đối với sự phát triển của từng nước; đồng thời, cam kết nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc ngày càng phát triển, trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, đóng góp cho hoà bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, phát huy những tiến triển tích cực và thành quả quan trọng đạt được trong 30 năm qua, các Bộ trưởng chia sẻ nhiều định hướng phát triển quan trọng cho quan hệ hai bên trong thời gian tới.

Theo đó, hai bên nhất trí dành ưu tiên cao tăng cường hợp tác kiểm soát Covid-19 và thúc đẩy phục hồi. Trung Quốc khẳng định tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao năng lực y tế ứng phó dịch bệnh, nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc-xin, đồng thời đẩy mạnh cung cấp vaccine cho các nước ASEAN.

Trung Quốc sẽ tích cực hợp tác với ASEAN thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững thông qua hỗ trợ triển khai Khung phục hồi tổng thể ASEAN, thuận lợi hoá thương mại - đầu tư thông qua tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và sớm đưa Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực.

Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tăng cường hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến tăng trưởng xanh, phục hồi bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường... theo tinh thần chủ đề hợp tác của năm 2021 giữa ASEAN và Trung Quốc. Bên cạnh đó, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì đà hợp tác trên các lĩnh vực khác như kết nối, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, du lịch, thanh niên...

Để thiết thực kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác, các Bộ trưởng nhất trí phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các hoạt động kỷ niệm giữa hai bên, chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Trung Quốc cuối năm 2021.

Thứ ba, các Bộ trưởng cũng trao đổi về một số vấn đề khu vực, đặc biệt là về Biển Đông và Myanmar. Hội nghị khẳng định duy trì môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có ở Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của cả ASEAN và Trung Quốc.

Các Bộ trưởng hoan nghênh Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về triển khai DOC lần thứ 19 diễn ra ngay trước thềm Hội nghị, cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nối lại tiến trình đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Trao đổi về tình hình Myanmar, Trung Quốc hoan nghênh kết quả Hội nghị các Nhà lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021 và ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.

Kết thúc Hội nghị, nước điều phối Philippines và Trung Quốc đã ra Tuyên bố Đồng Chủ tịch thông báo kết quả Hội nghị đặc biệt BTNG ASEAN-Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh chung cùng với Bộ trưởng ngoại giao các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Lan Thương lần thứ 6.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh chung cùng với Bộ trưởng ngoại giao các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Lan Thương lần thứ 6.

Hội nghị BTNG hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 6 là dịp quan trọng để các nước khẳng định cam kết cùng hợp tác trong giải quyết các vấn đề cấp bách của khu vực, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững và bao trùm trước những thách thức chưa từng có hiện nay. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu phát triển của các nước thành viên, tiềm năng và thế mạnh của cơ chế hợp tác, Hội nghị đã đề ra 4 nội dung ưu tiên cho thời gian tới gồm:

Thứ nhất, hợp tác nguồn nước và môi trường nhằm giải quyết các vấn đề lớn của khu vực như môi trường sinh thái sông Mekong, lũ lụt và hạn hán, biến đổi khí hậu. Các nước sẽ tiếp tục hợp tác trong chia sẻ thông tin và số liệu thuỷ văn, triển khai các nghiên cứu chung, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; thành lập trung tâm tri thức MLC về hạ tầng xanh, phát thải thấp và bền vững.

Thứ hai, tăng cường hợp tác ứng phó dịch Covid-19, đặc biệt là trong bảo đảm nguồn cung thiết bị và vật liệu y tế cần thiết; sản xuất và chuyển giao công nghệ vaccine; thúc đẩy hợp tác y học cổ truyền.

Thứ ba, phục hồi kinh tế sau đại dịch thông qua thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa sáu nước, phát triển kinh tế số, hợp tác nông nghiệp, du lịch, giáo dục, tăng cường kết nối khu vực; phối hợp xây dựng Vành đai phát triển kinh tế Mekong-Lan Thương và gắn kết với các hành lang kinh tế đã có tại khu vực.

Thứ tư, khuyến khích hợp tác giữa chính quyền địa phương sáu nước để phát huy tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của các địa phương và nâng cao hiệu quả chung của MLC.

Những định hướng này cũng đặt cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hành động MLC trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Có thể khẳng định Hội nghị đặc biệt BTNG ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị BTNG hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 6 đã thành công tốt đẹp và là những dấu mốc quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc và cơ chế MLC phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa trong những năm tới đây.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc

Xin Thứ trưởng cho biết sự tham gia, đóng góp của đoàn Việt Nam tại các Hội nghị này?

Ngay từ đầu, Việt Nam đã ủng hộ đề xuất của Trung Quốc tổ chức các Hội nghị đặc biệt BTNG ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị BTNG Mekong-Lan Thương lần thứ 6.

Chúng ta đã nỗ lực chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, quyết tâm tham dự Hội nghị trực tiếp tại Trùng Khánh, thể hiện coi trọng và cam kết hợp tác mạnh mẽ, cũng như đã đóng góp tích cực và hiệu quả trong quá trình xây dựng văn kiện và thảo luận tại Hội nghị, được các nước hoan nghênh và đánh giá cao.

Tại Hội nghị đặc biệt BTNG ASEAN-Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khẳng định những thành quả đạt được trong 30 năm qua đã minh chứng cho quan hệ đối tác bền vững, tin cậy và cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc.

Bộ trưởng nhấn mạnh hướng về tương lai, Việt Nam sẽ tích cực cùng các nước ASEAN và Trung Quốc tăng cường đối thoại chính trị, nâng cao hiểu biết, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác toàn diện, đưa quan hệ hai bên trở thành hình mẫu của quan hệ đối tác ổn định và bền vững giữa các nước láng giềng.

Cùng với nhấn mạnh cần tăng cường các nỗ lực ứng phó Covid-19 và thúc đẩy phục hồi, chúng ta cũng đề nghị hai bên tập trung tận dụng hiệu quả Hiệp định ACFTA và Hiệp định RCEP, mở rộng kết nối khu vực thông qua gắn kết triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) 2025 với Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI), thúc đẩy hợp tác tiểu vùng và đẩy mạnh hợp tác phát triển bền vững theo chủ đề hợp tác ASEAN-Trung Quốc năm nay.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của Trung Quốc cho Việt Nam trong ứng phó Covid-19, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã được thử thách qua thời gian, mang lại lợi ích chiến lược cho cả hai bên và đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực.

Trao đổi về tình hình thế giới và khu vực, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề cao tầm quan trọng của việc ASEAN và Trung Quốc cần nỗ lực duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, thượng tôn pháp luật ở khu vực, thông qua hành động có trách nhiệm và hợp tác thiện chí, kiềm chế, giải quyết hoà bình các tranh chấp, khác biệt.

Bộ trưởng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN và Trung Quốc triển khai đầy đủ, hiệu quả DOC và xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS năm 1982.

Về tình hình Myanmar, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ, cùng là thành viên trong Cộng đồng ASEAN, các nước ASEAN sẽ tiếp tục hỗ trợ Myanmar tìm ra giải pháp lâu dài để ổn định tình hình, đảm bảo an toàn và bình ổn cuộc sống người dân, và mong muốn Trung Quốc tích cực ủng hộ nỗ lực này của ASEAN.

Các nước đánh giá cao đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và Mekong-Lan Thương
Ngày 7/6, trong khuôn khổ Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 19 Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị MLC-6, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định là thành viên có trách nhiệm và là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp hiệu quả cho hợp tác MLC ngay từ những ngày đầu thành lập.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng các nước thành viên thảo luận về những vấn đề lớn của khu vực và đề xuất các giải pháp cần triển khai. Bộ trưởng đã đưa ra bốn nội dung ưu tiên cho hợp tác MLC trong thời gian tới gồm: (i) Chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19, chuyển giao công nghệ về sản xuất vắc-xin một cách thiết thực, hiệu quả; (ii) Bảo đảm lưu thông thương mại thuận lợi nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế trong và sau đại dịch; (iii) Đẩy mạnh hợp tác sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Công và ứng phó biến đổi khí hậu; và (iv) Tăng cường phối hợp giữa MLC với ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng khác; khuyến khích sự tham gia của các địa phương.

Hội nghị đã đánh giá cao những đề xuất của Bộ trưởng và nhất trí 6 nước cùng phối hợp triển khai trong thời gian sớm nhất.

Trong thời gian tham dự các Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đã có cuộc hội đàm với Uỷ viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn để trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nhóm biện pháp tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Phát huy vai trò đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp song phương Bộ trưởng Ngoại giao Lào

Xem nhiều

Đọc thêm

Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter cáo buộc rằng Tổng thống Joe Biden đang cố gắng kéo nước này vào một cuộc chiến hạt nhân với Nga.
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.
Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

'Bước chân hòa nhập 2024' mùa 2 chính thức diễn ra tại công viên Sông Hậu. Sự kiện do Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng' giới thiệu gần 200 tài liệu, bản đồ, hình ảnh lưu trữ quý giá phản ánh lịch sử.
Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian' là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của nghệ thuật trong kết nối các dân tộc.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động