Từ cuối năm 2022, các quốc gia thành viên của OPEC+ đã bắt đầu hạn chế nguồn cung dầu để đẩy giá dầu tăng. (Nguồn: Shutterstock) |
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 31/8 cho biết Chính phủ Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí giảm xuất khẩu dầu thô và dự kiến thông báo con số chính thức trong tuần tới.
Từ cuối năm 2022, các quốc gia thành viên của OPEC+ bắt đầu hạn chế nguồn cung dầu để đẩy giá dầu tăng. Tháng 6/2023, thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu đã được gia hạn đến năm 2024.
Nga gần đây đã cam kết giảm xuất khẩu dầu thô 500.000 thùng/ngày (tương đương 5% sản lượng dầu trong nước) trong tháng 8/2023 và 300.000 thùng/ngày trong tháng 9/2023. Ngày 30/8, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, nước này có thể gia hạn biện pháp này đến tháng 10/2023 dù còn quá sớm để đưa ra quyết định cụ thể.
Hồi đầu tháng 8/2023, Saudi Arabia quyết định gia hạn việc tự nguyện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày thêm một tháng, đến hết tháng 9/2023 để góp phần ổn định và cân bằng thị trường dầu thế giới. Các chuyên gia dự kiến Saudi Arabia tiếp tục gia hạn quyết định này đến tháng 10/2023.
Giá dầu Brent trong tháng 7/2023 đã tăng 14% so với tháng trước đó và đây là mức tăng theo tháng cao nhất kể từ tháng 1/2022.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trước đó cảnh báo lượng dầu dự trữ thế giới có khả năng giảm mạnh trong thời gian còn lại của năm 2023 nên có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa, dù IEA dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng chậm lại ở mức 1 triệu thùng/ngày trong năm 2024, giảm 150.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Về phần mình, OPEC dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024, sau khi tăng 2,44 triệu thùng/ngày trong năm 2023. Cả hai dự báo trên đều không đổi so với dự đoán được đưa ra trước đó.
| Ngoại giao văn hóa: Nhân rộng niềm vui, lan tỏa hình tượng Bám sát Kế hoạch hành động của Bộ Ngoại giao triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, kết quả bước đầu ... |
| Vượt qua những thách thức chưa từng có Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 (tăng 74%), năm 2022 đạt 431 tỷ USD, ... |
| Hết lòng vun đắp ngôi nhà chung ASEAN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Việt Nam nguyện hết lòng chăm lo vun đắp cho sự bền vững của ngôi nhà ... |
| Đồng hành với vải Thanh Hà từ vườn nhà ra thế giới Quả vải thiều Thanh Hà đã đến được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia... và “giữ chân” các thị ... |
| Đắk Lắk: Dành nguồn lực chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung triển khai đồng bộ ... |