Các quốc đảo Thái Bình Dương tiên phong trên mặt trận chống biến đổi khí hậu

Ngọc Anh
Các quốc đảo Thái Bình Dương là minh chứng cho sự hợp tác xuyên biên giới nhằm giải quyết hiệu quả các thách thức chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là nhận định của ông Jalil Rasheed* trong bài viết “Why we must follow Pacific Islands’ lead on climate change” (tạm dịch: Tại sao chúng ta cần đi theo sự dẫn dắt của quần đảo Thái Bình Dương trong vấn đề biến đổi khí hậu?) đăng tải trên South China Morning Post ngày 18/9.

 bài viết “Why we must follow Pacific Islands’ lead on climate change” đăng tải trên South China Morning Post ngày 18/9.
Bài viết đăng tải trên South China Morning Post ngày 18/9. (Ảnh chụp màn hình)

Dẫn đầu trong cuộc chiến

Các quốc đảo Thái Bình Dương nổi tiếng với những bãi biển đẹp như tranh vẽ và hoàng hôn say đắm lòng người, nhưng đằng sau khung cảnh thiên đường ấy lại là mối nguy từ biến đổi khí hậu.

Năm 2021, Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu, ông Simon Kofe, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 của Liên hợp quốc trong khi nước ngập tới đùi và tuyên bố: “Chúng tôi đang chìm”. Mặc dù các lời kêu gọi hành động khẩn cấp về biến đổi khí hậu đã được đưa ra, nhưng tiếng nói của một quốc đảo với dân số chỉ khoảng 11.000 người dường như dễ bị lãng quên.

Các quốc đảo Thái Bình Dương tiên phong trên mặt trận chống biến đổi khí hậu
Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu, ông Simon Kofe, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 của Liên hợp quốc trong khi nước ngập tới đùi. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, Tuvalu không đơn độc trên hành trình này. Từ lâu, khu vực Thái Bình Dương đã “nắm chặt tay” để cùng vượt qua các thách thức chung. Kể từ khi thành lập năm 1971, Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương trở thành nền tảng chính trị và kinh tế quan trọng trong sự hợp tác của 18 quốc gia thành viên.

Tin liên quan
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Tuyên bố chung từ Diễn đàn các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương lần thứ 53 vào tháng 8/2024 nhấn mạnh “tầm quan trọng của sự đoàn kết trước vô vàn thách thức”. Chiếm gần 20% bề mặt Trái Đất, các quốc đảo Thái Bình Dương là cái nôi của nhiều nền văn hóa đa dạng và hệ sinh thái độc đáo.

Mặc dù chỉ đóng góp rất ít lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, các quốc gia tại khu vực này lại gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu bao gồm mực nước biển dâng cao và các thảm họa thiên nhiên dữ dội. Vị trí địa lý thấp cũng là nguyên nhân khiến các quốc đảo tại đây ngày càng phải vật lộn với hậu quả của biến đổi khí hậu.

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương tiếp tục dẫn dắt khu vực ứng phó với những khó khăn này. Đặc biệt, dòng viện trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tăng khả năng chống chịu thảm họa và cải thiện phúc lợi chung.

Diễn đàn nhấn mạnh vai trò thiết yếu trong bảo đảm tương lai bền vững và thịnh vượng cho khu vực Thái Bình Dương, đây cũng là mục tiêu được nêu ra trong Chiến lược cho Lục địa Xanh Thái Bình Dương 2050.

Dự kiến hơn 1.000 đại biểu tham dự Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 tại Nuku'alofa, thủ đô Tonga từ ngày 26-30/8. (Nguồn: PIF)
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 tổ chức tại Nuku'alofa, thủ đô Tonga từ ngày 26-30/8. (Nguồn: PIF)

Diễn đàn thảo luận các chính sách để tiến tới hành động thực tiễn trong các lĩnh vực như tiếp cận tài chính khí hậu, xây dựng năng lực khu vực, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, thu thập dữ liệu. Đây cũng là một chiến lược cần thiết cho sự sống còn và thịnh vượng của một “Thái Bình Dương xanh”.

Tầm quan trọng của Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương không chỉ giới hạn trong khu vực, mà các quốc đảo còn nắm giữ vị trí chiến lược, là các tuyến hàng hải và cửa ngõ quan trọng trong thương mại nối châu Á và châu Mỹ.

Vai trò chiến lược của khu vực này cần “sự chung tay” và hỗ trợ từ các quốc gia trên thế giới. Đối với cộng đồng quốc tế, đây thực sự là “sứ mệnh đạo đức” trước khi hậu quả của biến đổi khí hậu trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới môi trường và kinh tế toàn cầu.

Chìa khóa cho sự thịnh vượng và bền vững

Tuy nhiên, các quốc đảo Thái Bình Dương không chỉ là những nước thụ hưởng viện trợ mà còn cống hiến to lớn cho thế giới, chia sẻ kinh nghiệm chống chịu và chủ động thích ứng thiên tai. Đồng thời, các quốc gia tại đây cũng tiên phong trong nhiều sáng kiến như Cơ sở khả năng chống chịu Thái Bình Dương và xây dựng các quan hệ đối tác với Mỹ, Liên minh châu Âu...

Các chiến lược và quan hệ đối tác này không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp bách của khu vực mà còn đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Cộng đồng quốc tế cũng được hưởng lợi từ những sáng kiến và cơ hội hợp tác với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Các quốc đảo Thái Bình Dương không chỉ là những nước thụ hưởng viện trợ mà còn cống hiến to lớn cho thế giới, chia sẻ kinh nghiệm chống chịu và chủ động thích ứng thiên tai. (Nguồn: AP)
Các quốc đảo Thái Bình Dương không chỉ là những nước thụ hưởng viện trợ mà còn cống hiến to lớn cho thế giới, chia sẻ kinh nghiệm chống chịu và chủ động thích ứng thiên tai. (Nguồn: Getty)

Theo Bản đồ viện trợ Thái Bình Dương năm 2023 của Viện Lowy, từ năm 2008-2011, các quốc đảo Thái Bình Dương nhận hơn 40 tỷ USD vốn ODA. Nguồn tài trợ này quan trọng đối với Thái Bình Dương hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chiếm một phần lớn trong doanh thu của chính phủ khu vực. Ngoại trừ Papua New Guinea, trung bình các quốc gia Thái Bình Dương nhận khoảng 33% GDP từ nguồn viện trợ phát triển chính thức.

Song các nguồn tài trợ cho phát triển khí hậu và các lĩnh vực quan trọng khác như y tế, an ninh lương thực và giáo dục lại thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này đặc biệt quan trọng vì các quốc đảo nhỏ đang phát triển thường không có điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa kinh tế trên quy mô lớn.

Các quốc đảo Thái Bình Dương đang vận động để có thêm kinh phí cho sáng kiến tài chính hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu. (Nguồn: Reuters)
Các quốc đảo Thái Bình Dương đang vận động để có thêm kinh phí cho sáng kiến tài chính hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay, thế giới có thể học hỏi nhiều hơn từ Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương. Diễn đàn cũng là minh chứng cho hợp tác xuyên biên giới để giải quyết hiệu quả các thách thức chung; đồng thời thể hiện sức mạnh tập thể và vai trò lãnh đạo, đem lại thay đổi cho người dân Thái Bình Dương. Khi diễn đàn tiếp tục tiên phong trong hành động đương đầu với hậu quả của biến đổi khí hậu, thông điệp sẽ lan tỏa xa hơn phạm vi khu vực Thái Bình Dương.

Các quốc đảo Thái Bình Dương đang trên hành trình mới. Vẫn còn kịp để cả thế giới cùng tham gia và chèo lái con thuyền này.

Tựu trung, khu vực Thái Bình Dương đang đứng trước những thách thức to lớn do biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế, nhưng các nước đã cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết cùng khả năng thích ứng vượt trội. Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương không chỉ dẫn dắt khu vực ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu mà còn đưa đến cho cộng đồng quốc tế những bài học quý giá và kêu gọi sự tham gia toàn cầu. Tương lai của Thái Bình Dương không phải là cuộc chiến riêng của vùng đất này mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

* Ông Jalil Rasheed là Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Tony Blair về thay đổi toàn cầu. Ông nắm giữ các vị trí lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực tài chính và đầu tư suốt hơn hai thập kỷ qua, tham gia các dự án chuyển đổi quy mô lớn ở cả lĩnh vực công và tư nhân. Ông Jalil cũng tham gia điều hành các chiến dịch tranh cử, quản lý văn phòng chuyển giao quyền lực, hội đồng kinh tế quốc gia và từng là CEO của một quỹ tài sản và tập đoàn lớn.

Thủ tướng Fiji thăm Trung Quốc: Khẳng định chuyến đi 'học hỏi', nhắn nhủ lời trấn an khu vực Thái Bình Dương

Thủ tướng Fiji thăm Trung Quốc: Khẳng định chuyến đi 'học hỏi', nhắn nhủ lời trấn an khu vực Thái Bình Dương

Ngày 12/8, ông Sitiveni Rabuka bắt đầu chuyến công du Trung Quốc lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Fiji.

Tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất Trung Quốc xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương

Tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất Trung Quốc xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương

Mới đây, Nhật Bản đã phát hiện tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất của Trung Quốc ở cách quần đảo Miyako, tỉnh Okinawa ...

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga, không chỉ đưa ra các phản ứng chung đối ...

Quần đảo Thái Bình Dương: Mỹ nhường 'sân khấu' cho Australia thể hiện, khẳng định 'lòng thành' với khu vực

Quần đảo Thái Bình Dương: Mỹ nhường 'sân khấu' cho Australia thể hiện, khẳng định 'lòng thành' với khu vực

Mỹ đã trao cho Australia cơ hội dẫn đầu một kế hoạch hợp tác an ninh mới tại Thái Bình Dương.

(theo South China Morning Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng nhà trường tiếp tục nối tiếp truyền thống, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam-Cuba.
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn 'bùng nổ', nên đầu tư ngay ...
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung ...
Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ấn Độ đã công bố một kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành sản xuất điện tử với tham vọng biến quốc gia Nam Á này trở thành cường ...
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang ...
Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/9.
Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Anh áp trừng phạt mới lên Nga, Indonesia đề xuất hạ nhiệt ở Biển Đông, Trung Quốc gọi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất, Venezuela đình chỉ bay trực tiếp tới Chile.
Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình căng thẳng Lebanon-Israel từ tháng 10/2023 là không thể chấp nhận được, làm dấy lên nguy cơ leo thang bạo lực lan rộng hơn ở khu vực.
Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Chuyến công du Luxembourg và Bỉ trong các ngày 26-29/9 là chuyến thăm hiếm hoi đến châu Âu của Giáo hoàng Francis.
Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Việc sửa đổi Học thuyết hạt nhân của Nga là lời cảnh báo đối với phương Tây và là điều không thể tránh khỏi.
Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Chính phủ Chile ngày 25/9 bày tỏ sự tiếc nuối trước quyết định đình chỉ các chuyến bay thẳng giữa hai nước của Venezuela.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Phiên bản di động