Cách làm 'Tổng thống thời chiến' của ông Trump có gì khác biệt?

TGVN. Thay vì tìm cách trấn an người dân hay lui về cánh gà chỉ đạo xử lý khủng hoảng như các Tổng thống tiền nhiệm, ông Trump dường như muốn trở thành gương mặt của công chúng trong nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cach lam tong thong thoi chien cua ong trump co gi khac biet Covid-19 và SARS-CoV-2: Câu chuyện sau những cái tên
cach lam tong thong thoi chien cua ong trump co gi khac biet Mỹ muốn sở hữu độc quyền vaccine chống Covid-19?
cach lam tong thong thoi chien cua ong trump co gi khac biet
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng về tình hình dịch bệnh Covid-19, trong đó có lệnh cấm nhập cảnh Mỹ từ các nước châu Âu, ngày 11/3. (Nguồn: Reuters)

Đương đầu với khủng hoảng

Có thể thấy, phần lớn Tổng thống Mỹ đều phải đương đầu với một hoặc nhiều cuộc khủng hoảng trước khi rời Nhà Trắng, dù đó là một thảm họa tự nhiên, chiến tranh, suy thoái kinh tế, mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng hay chủ nghĩa khủng bố. Tuy vậy, mỗi Tổng thống Mỹ có cách ứng phó với khủng hoảng riêng.

Cựu Tổng thống Woodrow Wilson quan tâm tới việc kết thúc Thế chiến I hơn là một dịch cúm đã lây lan ra toàn cầu, từng khiến hàng trăm nghìn người Mỹ mắc bệnh, ngay kể cả bản thân ông.

Cựu Tổng thống George W. Bush cầm loa đứng trên đống gạnh vụn đổ nát sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở khu vực hạ Manhattan và thề rằng, những kẻ thực hiện vụ tấn công này sẽ sớm bị truy lùng và trừng phạt.

Cựu Tổng thống Barack Obama mới chỉ nhậm chức vài tháng trước khi có những tin tức đầu tiên về virus H1N1 và sau đó cũng được tuyên bố là đại dịch giống như dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) hiện nay.

Trong thời kỳ xảy ra dịch cúm năm 1918, từng khiến 50 triệu người trên thế giới tử vong, trong đó có khoảng 675.000 người Mỹ, Tổng thống Mỹ khi đó đã không can thiệp vào các vấn đề y tế công cộng giống như cách mà Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đang mải mê theo đuổi nhằm chống lại đại dịch Covid-19. Những vấn đề này được giao cho các chuyên gia về y tế công cộng ở cấp địa phương và liên bang.

John M. Barry, tác giả cuốn “Đại dịch cúm” viết về dịch cúm năm 1918, nói: “Tổng thống Wilson chưa bao giờ đưa ra một tuyên bố công khai nào hay thứ gì đại loại như vậy. Ông ấy hoàn toàn chỉ tập trung vào cuộc chiến tranh thế giới. Chấm hết”. Trên thực tế, Tổng thống Wilson đã quá tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình giai đoạn sau chiến tranh ở Paris tới nỗi ông cũng bị mắc bệnh cúm này. Tuy nhiên, sau đó ông đã bình phục.

cach lam tong thong thoi chien cua ong trump co gi khac biet
Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ. (Nguồn: AP)

Sự khác biệt của ông Trump

Vào tháng 4/2009, khi cựu Tổng thống Obama mới chỉ lên nắm quyền vài tháng thì có những tin tức đầu tiên về dịch cúm H1N1. Ông đã giải quyết tình hình ngay trong tháng 4 đó, tập hợp một đội ngũ và cuối cùng đã ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng và tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với mối đe dọa này.

Mở đầu một cuộc họp báo ở Nhà Trắng trong tháng đó, Tổng thống Obama nói: “Đây rõ ràng là một tình hình rất nghiêm trọng và mọi công dân Mỹ cần biết rằng, toàn bộ chính phủ của họ đang triển khai những biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị ở mức tối đa”.

Ông cho biết các quan chức y tế đã đề xuất những trường học có ca mắc bệnh có thể cân nhắc tạm thời đóng cửa. Ông cũng yêu cầu Quốc hội đồng ý trích 1,5 tỷ USD trong quỹ khẩn cấp để giúp giám sát và lần theo virus này, đồng thời xây dựng một chuỗi cung cấp các loại thuốc chống virus và nhiều thiết bị khác.

“Mọi người có thể yên tâm rằng Chính phủ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết nhằm kiểm soát loại virus này”, ông trấn an.

Bác sỹ Howard Markel, Giám đốc Trung tâm Lịch sử Y khoa của Đại học Michigan cho rằng, ông Obama đã “rất tích cực” trong đại dịch H1N1, nhưng không ở mức dễ nhận thấy như Tổng thống Trump hiện nay. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh của ông Obama là người chịu trách nhiệm các cuộc họp báo hàng ngày từ Atlanta.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói về ông Obama như sau: “Ông ấy đã lùi lại bởi vì ông cho phép những chuyên gia của mình điều hành mọi việc. Ông ấy không cần phải đứng trước bục phát biểu, nhưng các bạn biết rằng ông ấy đã ở đó”.

Trái ngược với những người tiền nhiệm, Tổng thống Trump dường như muốn trở thành gương mặt của công chúng trong nỗ lực chống dịch Covid-19, dịch bệnh dường như đã trở thành thách thức nghiêm trọng nhất trong năm tái bầu cử này của ông. Ông Trump đang dẫn dắt các buổi họp báo hàng ngày của Nhà Trắng thông báo về những nỗ lực chống SARS-CoV-2 của một nhóm đặc biệt mà ông đã chỉ định phó tổng thống của mình là người đứng đầu.

Ông Trump đã tự biến mình thành “Tổng thống thời chiến” chống lại một “kẻ thù vô hình”, đã khiến hàng trăm người tử vong và hàng nghìn người mắc bệnh ở Mỹ. Hàng triệu người đã được lệnh hoặc được yêu cầu phải ở nhà vì tương lai của chính họ, từ bỏ những thú vui đơn giản nhất như đi ăn ở nhà hàng, tới các trung tâm thương mại hay đi xem phim, nhằm làm chậm sự lây lan của virus.

Tuy nhiên, động thái quản lý khủng hoảng của ông Trump đã gặp nhiều phản ứng trái chiều, ông nhận được sự ca ngợi từ những người ủng hộ và hứng chỉ trích bởi những người hay gièm pha. Những nỗ lực ban đầu của Tổng thống Trump nhằm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của tình hình, và để cho thấy dịch bệnh đang nằm trong tầm kiểm soát, đã bị chỉ trích gay gắt, cho dù gần đây ông đã hành động quyết liệt hơn.

cach lam tong thong thoi chien cua ong trump co gi khac biet

Covid-19 và bầu cử Mỹ: Rủi ro bất ngờ

TGVN. Tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan tại Mỹ sẽ có tác động bất ngờ đến cuộc bầu cử Mỹ trong năm nay. Bình ...

cach lam tong thong thoi chien cua ong trump co gi khac biet

Mỹ trục xuất 119 công dân Cuba

TGVN. Ngày 4/3, Cục Kiểm soát Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo, các nhà chức trách nước này đã trục xuất một ...

cach lam tong thong thoi chien cua ong trump co gi khac biet

Bầu cử Mỹ 2020: Khi các ngôi sao tham gia chiến dịch tranh cử

TGVN. Các ngôi sao nổi tiếng thường có tầm ảnh hưởng rộng, có thể tác động đến quyết định bỏ phiếu của nhiều người hâm mộ. ...

Thu Hiền (theo AP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động