TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Covid-19: Muôn kiểu tiêu khiển khi người dân tự cách ly tại nhà - hình ảnh từ flycam | |
Covid-19: Hà Nội hủy phương án lập chốt trực kiểm tra phương tiện ra, vào Thành phố |
Đường phố Hà Nội sáng ngày 1/4 - ngày đầu tiên thực hiện cách ly toàn xã hội trở nên vắng vẻ hơn thường ngày. Ảnh chụp đường phố Hàm Nghi, Hà Nội. (Ảnh: Vinh Hà) |
Từ 0h ngày 1/4, Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc, trong vòng 15 ngày, theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/3. Đây không chỉ là việc thực hiện Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm 30/3; mà còn là bước đi chiến lược quan trọng, quyết định trong “trận đánh” chống lại “giặc dịch” Covid-19 đang điên cuồng gieo rắc âu lo, căng thẳng, gây thiệt hại to lớn trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam.
Cách ly toàn xã hội là một thuật ngữ mới, rất mới, thế nên không ít người dân trên cả nước đã vội vàng, hoang mang thái quá mà đổ xô đi siêu thị, trung tâm thương mại, thậm chí đến các cây xăng… để mua hàng hóa tích trữ, nhất là thực phẩm.
Điều này gây ra những âu lo, trở ngại không đáng có trong việc phòng, chống dịch bệnh, vô tình vi phạm các quy định về tập trung đông người, không bảo đảm khoảng cách tối thiểu để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Rất kịp thời, các phương tiện truyền thông đại chúng, và mạng xã hội đã chuyển tải, lan truyền cô đọng và chính xác nhất những nội dung cơ bản về cách ly toàn xã hội, về những việc được làm trong nửa tháng cách ly. Những mối bận tâm không đáng về việc mua lương thực, thực phẩm, đi lại, làm việc… được phanh lại, chặn đứng.
Từ 0h ngày 1/4, cả nước thực sự bước vào “thế trận thời chiến”. Đường sá, địa điểm công cộng… thưa thớt, vắng vẻ. Sự giao tiếp, tương tác giữa con người hạn chế đến mức tối đa. Những cơ sở kinh doanh không cần thiết đóng cửa…
Nhưng như thế không có nghĩa là mọi chuyện “đóng băng”. Những trục trặc, rắc rối ban đầu dần được hạn chế, khắc phục. Công nghệ thông tin được ứng dụng triệt để vào công việc, những giải pháp làm việc từ xa được khuyến khích, phát huy… nhằm hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại mà dịch bệnh gây ra.
Điều hiển nhiên, không ai mong muốn việc cách ly toàn xã hội, không ai đợi chờ sự vắng vẻ, đìu hiu. Càng không ai có thể đứng im, ngồi nhìn sự suy giảm kinh tế, từ gia đình đến toàn đất nước. Nhưng không có sự lựa chọn khác! Bởi, không ai có thể lường hết được hậu quả mà đại dịch Covid-19 có thể gây ra...
Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mạnh mẽ, quyết liệt, hợp lý nhất đã được đưa ra. Và từ 0h ngày 1/4 chính là thời điểm quan trọng để toàn dân tập trung cao độ thực hiện hiệu quả các biện pháp cấp bách, để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người là trên hết.
Bởi như cha ông ta đã dạy: “Còn người là còn của”. Để rồi như lịch sử oai hùng của dân tộc ta cho thấy, mỗi khi đất nước lâm nguy, cả nước lại chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao độ để vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng bất cứ kẻ thù nào, dẫu là “kẻ giặc dịch” nguy hiểm, tàn độc như Covid-19.
| Covid-19: Thủ tướng nói rõ về cách ly toàn xã hội TGVN. Sáng 01/4, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thủ tướng nêu rõ cách ly xã hội không phải ngăn ... |
| Cách ly xã hội phạm vi toàn quốc: Không đóng cửa các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu TGVN. Cách ly xã hội hay dãn cách xã hội (social distancing) là một trong những biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây ... |
| Người phát ngôn của Chính phủ: Cách ly xã hội không phải phong tỏa đất nước TGVN. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh, các giải pháp về cách ly ... |
| Thế nào là Cách ly toàn xã hội, chỉ trường hợp nào được ra ngoài? TGVN. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc ... |