TIN LIÊN QUAN | |
Trao giải cho các luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản | |
“Miền đất lạ” đến từ nhà văn Italy |
Cách đây 2 tháng, tôi có tới mua sách tại một cửa hàng trên phố Đinh Lễ. Trong lúc ngắm nghía chọn lựa, tôi thấy cậu bán hàng lúng túng vì không có tiền trả lại tờ 500.000 VNĐ của vị khách nữ. Tôi rút ví, đổi tiền lẻ cho họ. Cả hai cầm tiền, chẳng có lấy một lời cảm ơn. Quay đi quay lại, chẳng hiểu cậu bán hàng đãng trí thế nào mà bỏ sót tờ 100.000 VNĐ ở quầy. Tôi nhắc, cậu ấy luống cuống bỏ tiền vào túi rồi quay đi. Cũng chả có lấy một câu cảm ơn. Chán chưa!
Ngay từ khi còn bé, ai cũng được gia đình, thầy cô dạy nói lời “cảm ơn” khi được giúp đỡ, “xin lỗi” khi làm phiền người khác. Lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ mà còn đem đến niềm vui tới cho người nhận. Người với người cũng nhờ đó mà sống vị tha hơn, xích lại gần nhau.
Ấy vậy mà hiện nay, những lời cảm ơn, xin lỗi ngày càng ít xuất hiện trong cuộc sống. Ai đó cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do cuộc sống hiện đại khiến con người ta quá vội vã mà quên đi quy tắc giao tiếp cơ bản. Có người lại ngại nói cảm ơn – xin lỗi vì thấy nó có gì đó khách khí. Nhưng chúng ta có bao giờ nghĩ rằng: Cuộc sống ở phương Tây còn nhanh hơn gấp bội, tại sao hai từ “cảm ơn”, “xin lỗi” vẫn luôn gắn chặt trên môi họ! Chẳng lẽ họ luôn đối xử với nhau giả tạo hay sao?
Rõ ràng là không đâu! Ở xã hội phương Tây, các em bé đã được giáo dục về trách nhiệm đối với xã hội từ rất sớm. Các em được học cách nói "cảm ơn" và "xin lỗi" thật lòng chứ không phải qua quít để giải quyết nhanh vấn đề như ở ta. Vì thế, khi trưởng thành, đó đều là những người rất lịch sự và có trách nhiệm với xã hội. Đơn giản như khi đi mua sắm, sau khi trả tiền, người bán hàng "cảm ơn", người mua hàng cũng "cảm ơn" lại. Ở một số nước, người bán hàng còn lịch sự hơn nữa: Cảm ơn. Chúc ông/bà một ngày tốt lành.
Trở lại Việt Nam, với cảm ơn và xin lỗi, chúng ta không nên có sự phân biệt tuổi tác và địa vị xã hội. Lâu nay, nhiều người cũng quan niệm rằng chỉ có con cái xin lỗi/cảm ơn bố mẹ, người ít tuổi xin lỗi/cảm ơn người lớn tuổi mà quên mất chiều ngược lại. Bọn trẻ luôn nhìn vào cách hành xử của người lớn để học theo. Vì thế, cũng dễ hiểu khi lớp trẻ ít dùng từ “cảm ơn”, “xin lỗi” hơn trước.
Tôi từng đọc câu chuyện về bưu điện của một tỉnh nọ mở đợt xây dựng văn hóa ứng xử. Mục tiêu của họ là để các điện thoại viên đều nói “chúng tôi nghe” khi nhận cuộc gọi đến, thay vì 2 từ “nghe đây” lạnh lùng và hách dịch. Nhưng để học “thuộc” được cụm từ ấy và biến nó thành thói quen, các điện thoại viên phải mất tới... 3 năm.
Thế đấy, cây có to đến đâu thì cũng đều bắt đầu từ những mầm nhỏ. Nếu chúng ta không biết nói những câu cảm ơn – xin lỗi đơn giản một cách thật lòng trong cuộc sống thì sẽ mãi mãi chẳng bao giờ trở thành người lịch sự, văn minh.
Cái thùng rác hình chim cánh cụt còn có dòng chữ “Cảm ơn đã cho tôi rác”. Chẳng lẽ...
Cảm ơn Việt Nam Đó là tên buổi Tọa đàm do Samsung phối hợp với Alpha Books tổ chức ngày 26/11 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. |
Sức mạnh của lời cảm ơn Trong cuốn sách mới của mình Sidetracked (Sidetracked: Why Our Decisions Get Derailed, and How We Can Stick to the Plan), giáo sư Francesca Gino ... |
Lời cảm ơn Đây là ấn phẩm được thực hiện để kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến tranh và lập ... |