Cải tổ từ 'chóp bu', Tổng thống Putin đang suy tính những gì?

Thế Việt
TGVN. Ngày 15/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất sửa đổi Hiến pháp, khởi động cuộc cải tổ đầy bất ngờ, khiến cả Chính phủ của 'đồng minh lâu năm' Dmitry Medvedev từ chức. Ông Putin đang suy tín điều gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cai to tu chop bu tong thong putin dang suy tinh nhung gi Chính phủ Nga từ chức, Tổng thống Putin đề cử Thủ tướng mới, hé lộ kế hoạch sửa đổi Hiến pháp
cai to tu chop bu tong thong putin dang suy tinh nhung gi Thủ tướng Nga từ chức, nhận vai trò trong Hội đồng An ninh mới
cai to tu chop bu tong thong putin dang suy tinh nhung gi
Tổng thống Putin đang suy tính những gì? (Nguồn: ABC News)

Tại sao Thủ tướng Medvedev phải từ chức?

Ông Medvedev vốn là một đồng minh thân cận của ông Putin, đã đảm nhận chức vụ Thủ tướng Nga từ năm 2012. Trước đó, ông đã có 4 năm làm Tổng thống, từ 2008-2012.

Sau khi Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang, ông Medvedev đã đệ đơn từ chức. Cùng với đó, Thủ tướng Medvedev cũng nói rằng, theo Điều 117 của Hiến pháp Liên bang Nga, Chính phủ của ông đã đệ đơn từ chức nhằm phục vụ cho Tổng thống Putin thực hiện những sửa đổi cần thiết.

Đây là lần thứ 3 trong thời đại Putin diễn ra việc thay đổi ban lãnh đạo chủ chốt một cách bất ngờ từ vị trí chóp bu. Lần đầu tiên là việc Putin lên nắm quyền khi ông trở thành quyền tổng thống sau khi Boris Yeltsin bất ngờ từ chức năm 1999.

Lần thứ hai là vào năm 2007, khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Putin sắp kết thúc, ông đã bổ nhiệm Medvedev thay thế mình, còn ông trở thành thủ tướng, một động thái mà giới chỉ trích miêu tả là sự "soán ngôi" để không phải tiến hành bầu cử. Trong thời kỳ ông Medvedev giữ cương vị tổng thống Nga, ông Putin vẫn là người ra quyết định chính.

Dưới thời Tổng thống Medvedev, Hiến pháp đã được sửa đổi để kéo dài nhiệm kỳ của tổng thống từ 4 năm lên 6 năm mặc dù vẫn giới hạn tổng thống chỉ nắm quyền hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Khi ông Medvedev từ chức để tạo điều kiện cho ông Putin quay lại vị trí tổng thống, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra ở Moscow từ năm 2011-2012, tạo ra thách thức không nhỏ đối với Điện Kremlin. Một số cộng sự của ông Putin cho rằng, các trợ lý của ông Medvedev đã kích động các cuộc biểu tình này.

Theo ông Putin, việc sửa đổi hiến pháp lần này nhằm cho phép giới nghị sĩ đề cử cương vị thủ tướng và thành phần nội các thay thế cho Tổng thống hiện đang làm nhiệm vụ này. Việc này sẽ giúp tăng cường vai trò của Quốc hội và các đảng chính trị, quyền lực và sự độc lập của thủ tướng và các thành viên nội các. Ông Putin cũng cho rằng, Nga sẽ vẫn duy trì sự ổn định nếu được quản lý bởi một hệ thống nghị viện.

Cũng theo người đứng đầu nước Nga, tổng thống sẽ vẫn có quyền sa thải thủ tướng, các bộ trưởng và chỉ định những quan chức an ninh và quốc phòng, cũng như chịu trách nhiệm điều hành quân đội và các cơ quan thực thi pháp luật của Nga.

Vài giờ sau một loạt động thái trên, Tổng thống Putin đã đề cử được Thủ tướng mới - ông Mikhail Mishustin, người đứng đầu Cơ quan Thuế liên bang Nga.

Hạ viện sẽ thông qua việc đề cử ông Mikhail Mishustin làm Thủ tướng Nga thay thế ông Medvedev. Mặc dù nổi danh là người có công hiện đại hóa hệ thống thuế quan của Nga, song ông Mishustin không có kinh nghiệm chính trị.

Giới phân tích đồn đoán rằng, Tổng thống Putin có thể sẽ tìm cách tại nhiệm bằng cách hoán đổi vị trí thủ tướng một lần nữa sau khi gia tăng sức mạnh của Quốc hội và nội các cũng như giảm bớt quyền lực của Tổng thống.

Nhà phân tích chính trị Dmitry Oreshkin cho rằng, ông Putin đang cân nhắc việc đảm nhiệm vai trò thủ tướng. Theo nhà phân tích này, ông Putin đang đi theo hướng duy trì quyền lực của ông với tư cách là một thủ tướng có tầm ảnh hưởng và sức mạnh lớn hơn, còn vị trí tổng thống sẽ chỉ mang tính "trang trí".

Ý đồ của Tổng thống là gì?

Ông Putin, người đã tại nhiệm lâu hơn bất kỳ lãnh đạo nào của Nga hay Liên Xô kể từ thời ông Josef Stalin (1924-1953) sẽ buộc phải kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống vào năm 2024 theo luật định.

Những cải cách hiến pháp mà ông Putin đề xuất cho thấy, ông đang tìm cách tạo ra một vị trí quản lý mới cho mình sau khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc, mặc dù những thay đổi được đề xuất không bộc lộ rõ ngay lập tức cách ông sẽ thực hiện để duy trì quyền lực.

Bình luận trên Twitter, ông Alexei Navalny - thủ lĩnh phe đối lập nổi bật nhất của Nga - cho rằng, Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin thể hiện mong muốn của ông tiếp tục là người "cầm trịch" sau khi hết nhiệm kỳ.

Trong khi đó, AP dẫn lời nhà phân tích độc lập Masha Lipman: "Mục tiêu đối với chế độ là giữ vững ổn định, còn đối với Putin là duy trì quyền lực và vẫn là một chính trị gia quan trọng nhất của Nga, một người ra quyết định cuối cùng và một nhà lãnh đạo không thể bị thách thức như ông đã làm trong 20 năm qua".

Tuy ông Medvedev đã từ chức Thủ tướng, Tổng thống Putin vẫn giữ đồng minh lâu đời này trong cơ cấu ban lãnh đạo của Điện Kremlin bằng cách bổ nhiệm ông đảm nhiệm một vị trí mới được thành lập là Phó Giám đốc Hội đồng An ninh trực thuộc Tổng thống.

Politico dẫn đánh giá của ông Georgy Satarov, cựu phụ tá của cựu Tổng thống Boris Yeltsin, cũng là một trong những tác giả của Hiến pháp Nga hiện tại rằng, việc bổ nhiệm ngay lập tức ông Medvedev vào vị trí mới trong Hội đồng An ninh cho phép ông Putin có thể giám sát những người đứng đầu các cơ quan quân sự và an ninh Nga, đứng đầu là Tổng thống sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ.

Cũng trong Thông điệp Liên bang lần này, Tổng thống Putin nói rằng, Hiến pháp Nga cần quy định rõ quyền lực của Hội đồng Nhà nước, vốn bao gồm các thống đốc khu vực và các giới chức liên bang hàng đầu.

Theo nhận định của ông Tatiana Stanovaya, thuộc Trung tâm Carnegie Moscow, dường như ông Putin có thể tiếp tục đóng vai trò "giật dây" với tư cách là người đứng đầu Hội đồng Nhà nước và thậm chí có thể chuyển sang một vị trí mới trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Kirill Rogov cho rằng, Tổng thống Putin có ý định duy trì quyền lực, đồng thời tái phân phối quyền lực giữa các nhánh chính phủ khác nhau. Một mô hình như vậy, vốn giống với mô hình của Trung Quốc, sẽ cho phép oong Putin nắm vai trò lãnh đạo đến suốt đời, đồng thời kích động sự ganh đua giữa những người kế nhiệm tiềm năng.

cai to tu chop bu tong thong putin dang suy tinh nhung gi

Tổng thống Nga và Pháp cùng đến Bờ Tây với mục đích gì?

TGVN. Ngày 15/1, một quan chức Palestine cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron dự kiến thăm khu Bờ ...

cai to tu chop bu tong thong putin dang suy tinh nhung gi

Nga - 'Ngư ông đắc lợi' trong cuộc khủng hoảng Mỹ - Iran

TGVN. Việc Mỹ tiêu diệt tướng hàng đầu của Iran Qassem Soleimanim, chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ...

cai to tu chop bu tong thong putin dang suy tinh nhung gi

Nga kỳ vọng nỗ lực chung sẽ giúp tránh diễn biến tiêu cực tại Trung Đông

TGVN.Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/1 tuyên bố, Nga kỳ vọng các nỗ lực chung sẽ cho phép tránh những diễn biến tiêu cực ...

Thế Việt (theo AP)

Đọc thêm

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập -  ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập - ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; Hạng 2 Azerbaijan...
Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Công cụ AI giúp ông già Noel tìm được những bến đỗ hoàn hảo để đáp cỗ xe tuần lộc, trên tổng số 40 triệu mái nhà trải dài khắp ...
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Phát hiện sự sống trong hồ nước bí mật ở Nam Cực ẩn dưới lớp băng

Phát hiện sự sống trong hồ nước bí mật ở Nam Cực ẩn dưới lớp băng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hồ nước bí mật ở Nam Cực ẩn dưới lớp băng, với một hệ sinh thái chưa từng được biết trước ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 24/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động