Nga - 'Ngư ông đắc lợi' trong cuộc khủng hoảng Mỹ - Iran

TGVN. Việc Mỹ tiêu diệt tướng hàng đầu của Iran Qassem Soleimanim, chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, trong một cuộc không kích trên đất Iraq hồi tuần trước đã mang lại cho Nga điều may mắn bất ngờ.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga ngu ong dac loi trong cuoc khung hoang my iran Bình luận. Căng thẳng Mỹ - Iran: Ba “bước hụt” khiến Iran lâm thế khó
nga ngu ong dac loi trong cuoc khung hoang my iran Lợi nhiều, rủi ro lớn. Đối đầu Mỹ - Iran tác động đến Nga và Trung Quốc
nga ngu ong dac loi trong cuoc khung hoang my iran
Có lẽ, Nga là nước thích hợp nhất để đóng vai trò trung gian hòa giải, hoặc ít nhất có ảnh hưởng để kiềm chế Iran.(Nguồn: The Usposts)

Sự việc không chỉ làm tăng uy thế và ảnh hưởng của Moscow ở Trung Đông mà quan trọng hơn, còn làm suy yếu thêm các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga.

May mắn bất ngờ

Các cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa của Iran nhằm vào ít nhất hai căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq đã khiến căng thẳng leo thang và giá dầu ngay lập tức tăng do hậu quả của cuộc xung đột. Như vậy, về mặt kinh tế, giá dầu, giúp ngân quỹ quốc gia của Nga đầy thêm.

Về mặt địa chính trị, nếu Mỹ chuyển hướng sự chú ý sang Iran, điều đó đồng nghĩa với việc Washington sẽ giảm sự tập trung vào Ukraine, các nước Baltic, Đông và Trung Âu cũng như những khác biệt giữa hai cường quốc Nga - Mỹ. Do đó, Nga có thể "dễ thở hơn".

Hơn nữa, nếu cuộc khủng hoảng Mỹ - Iran xấu đi, biến thành sự thù địch công khai, Nga sẽ ở vị trí tốt nhất để đóng vai trò trung gian hòa giải. Áp lực kinh tế và chính trị của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga chắc chắn sẽ phải giảm bớt hoặc dần bị loại bỏ. Thực tế, việc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Nga ngày 11/1/2020 để hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin theo lời mời của ông về cuộc khủng hoảng Mỹ - Iran đã phản ánh rõ điều này.

Về mặt chính trị, uy tín và ảnh hưởng của Tổng thống Putin tại Trung Đông sẽ tăng lên ngay cả khi Nga không đóng vai trò trung gian hòa giải. Nga là cường quốc duy nhất trên thế giới có mối quan hệ tốt với Iran và các quốc gia khác trong khu vực. Mặc dù mối quan hệ của Nga với Mỹ và EU không thân thiết, nhưng họ cũng không thù địch. Phương Tây cần Nga để giảm căng thẳng với Iran, cho dù Nga không đóng vai trò trung gian hòa giải. Đổi lại, phương Tây phải giảm dần và cuối cùng là loại bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế, chính trị đối với Nga.

Và có lẽ, Nga là nước thích hợp nhất để đóng vai trò trung gian hòa giải, hoặc ít nhất có ảnh hưởng để kiềm chế Iran.

Thứ nhất, không quốc gia phương Tây nào có mối quan hệ tốt với Iran như Nga. Moscow và Tehran đã hợp tác cùng nhau tại Syria để hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Bashir al-Assad đánh đuổi hoặc tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các lực lượng chống chính phủ Syria.

Thứ hai, Iran là nước hưởng lợi từ việc bán vũ khí của Nga. Cuối năm 2016, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, ký thỏa thuận trị giá 800 triệu USD giữa hai nước vào năm 2007. Nga đã đình chỉ thỏa thuận này vào tháng 9/2010 để tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí nghiêm ngặt hơn của Liên hợp quốc được thông qua vào tháng 6 năm đó.

Sau khi nhóm 6 quốc gia - được gọi là P5+1 - ký kết Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) để đẩy lùi chương trình hạt nhân của Iran hồi tháng 7/2015, Tổng thống Putin đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Iran và ký một thỏa thuận mới với Tehran. Lô hàng các bộ phận hệ thống tên lửa đầu tiên có thể sẽ được phía Nga chuyển giao cho Iran vào tháng 4/2020.

Tuy nhiên, tháng 5/2019, Tổng thống Putin được cho là đã từ chối yêu cầu của Iran về việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tiên tiến của Nga. Rõ ràng, Tổng thống Putin từ chối vì lo lắng căng thẳng gia tăng trong khu vực Vịnh Persia, nơi một số nhà lãnh đạo Arập cũng lo ngại về khả năng quân sự của Iran. Hơn nữa, bản thân Nga không muốn “trang bị vũ khí cho Iran đến tận chân răng”.

Tuy nhiên, cuộc tập trận hải quân Nga – Iran - Trung Quốc lần đầu tiên hồi tháng 12/2019 ở Vịnh Oman và Bắc Ấn Độ Dương đã phản ánh sự hợp tác ngày càng tăng với Iran. Bản thân Tehran cũng nhận thức được rằng, họ không thể xa lánh cả Nga và Trung Quốc nếu phải đối phó với các lệnh trừng phạt cũng như các áp lực khác của Mỹ. Do những căng thẳng hiện tại với Washington, Tehran cần sự hỗ trợ của hai cường quốc thế giới này để kiềm chế mọi hành động quân sự của Mỹ.

nga ngu ong dac loi trong cuoc khung hoang my iran
Không quốc gia phương Tây nào có mối quan hệ tốt với Iran như Nga. (Nguồn: Kremlin.ru)

Thứ ba, kể từ khi can thiệp quân sự thành công vào Syria, uy tín và ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông đã tăng lên đáng kể. Các mối quan hệ tốt đẹp của Nga với Iran cũng không thể ngăn được Nga tăng cường quan hệ với Israel cũng như Saudi Arabia - cả hai nước này đều nghi ngờ Iran và cần Nga dùng ảnh hưởng để kiềm chế Tehran.

Tính toán khác của Tổng thống Putin

Mặc dù Nga có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn từ cuộc xung đột Mỹ - Iran, nhưng họ không muốn bất kỳ cuộc chiến tranh hay hành động leo thang quân sự nào ở quá gần biên giới của mình bởi, thứ nhất, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích an ninh dài hạn của Nga, nếu Iran và Mỹ tham chiến. Biên giới phía nam của Nga, nơi phần lớn người Hồi giáo sinh sống, có thể trở nên bất ổn nếu người Hồi giáo Iran dòng Shi'ite kêu gọi toàn bộ thế giới Hồi giáo dòng Sunni ở Trung Đông và các nơi khác nổi dậy chống Mỹ.

Thứ hai, nếu giá dầu tăng quá nhanh và quá cao do hậu quả của sự thù địch công khai giữa Mỹ và Iran, điều đó có thể dẫn đến nhiều khó khăn kinh tế hơn ở EU hoặc thậm chí là Trung Quốc, Nhật Bản và các cường quốc khác mà Nga có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ. Một EU hoặc Trung Quốc suy yếu có khả năng sẽ làm giảm các mối quan hệ kinh tế với Nga.

Cuối cùng, trọng tâm của Tổng thống Putin là năm 2024, khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc. Ông nhận thức sâu sắc rằng, ông phải kích thích tăng trưởng kinh tế vượt mức 1% hiện tại để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người dân, từ đó mới đảm bảo được sự ủng hộ của họ đối với ông sau năm 2024. Một cuộc chiến tranh hoặc căng thẳng leo thang ở Trung Đông giữa Mỹ và Iran sẽ chỉ làm mất sự chú ý và tập trung của ông vào các vấn đề trong nước, không giúp ông khẳng định tương lai chính trị của mình sau năm 2024.

Tóm lại, cuộc xung đột kéo dài giữa Mỹ và Iran sẽ mang đến cho Nga cơ hội cải thiện quan hệ với phương Tây và cuối cùng dẫn đến bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Đây là mục tiêu của Tổng thống Putin từ năm 2014. Ông dường như sắp đạt được điều đó.

nga ngu ong dac loi trong cuoc khung hoang my iran

Nhà báo đoạt giải Pulitzer: Mỹ đã “tự sát” khi đối đầu trực diện với Iran

TGVN. Nhận định trên trang mạng TruthDig, nhà báo kỳ cựu từng đoạt giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer Chris Hedges cho rằng, vụ ...

nga ngu ong dac loi trong cuoc khung hoang my iran

Ngoại trưởng Mỹ: Tướng Soleimani âm mưu tấn công quy mô lớn nhằm vào các đại sứ quán Mỹ

TGVN. Ngày 10/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Tướng Iran Qasem Soleimani bị sát hại trong một cuộc tấn công bằng máy bay không ...

nga ngu ong dac loi trong cuoc khung hoang my iran

Nga tuyên bố chưa thấy Mỹ - Iran đã giảm leo thang

TGVN. Ngày 10/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố, vẫn tồn tại mối đe dọa về một cuộc đối đầu giữa Iran ...

Chu Văn (theo Eurasia Review)

Đọc thêm

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Emoji là biểu tượng cảm xúc hoặc biểu tượng hình vẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc trò chuyện để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng của người sử ...
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ...
Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc được khách hàng quan tâm tại Triển lãm Phụ tùng Ô tô Quốc tế được tổ chức tại Astana, Kazakhstan.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; La Liga vòng 33 - Real Madrid ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
XSMN 20/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số ngày 20 tháng 4

XSMN 20/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số ngày 20 tháng 4

XSMN 20/4 - xổ số hôm nay 20/4. trực tiếp xổ số miền Nam hôm nay 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. kết quả xổ số ngày ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động