Cảm nghĩ về văn hóa Nhật Bản

Hữu Ngọc
Phải chăng ở Nhật Bản, cái mới không đuổi cái cũ đi mà chỉ ghép thêm vào cái cũ, cái cũ lại làm nền cho cái mới phát triển?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Getty Images)
Toàn cảnh thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Getty Images)

Một buổi buổi sớm mùa Hạ dạo chơi ở góc phố có vườn hoa tại Tokyo, tôi (Hữu Ngọc) thấy một đoàn người chạy thể dục (jogging). Họ vừa chạy vừa hô lấy nhịp; tiếng hô rắn đanh, có một âm hưởng dữ dội. Một lát sau, đi qua khu nhà ở, tôi nghe vọng ra từ chiếc cassette giọng một nữ ca sĩ êm như nhung, não nùng như kiểu bài Đêm Trung Hoa (Shina no yoru) ở Việt Nam từng nghe vào đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước.

Một buổi tối, tôi ngồi uống trà một mình, xem vô tuyến trong buồng ở một khách sạn Tokyo. Trà để trong một gói giấy xinh; đổ nước sôi vào, nước trà màu lục nhạt, trong suốt, nhấp vào có cảm giác thanh tịnh. Nhưng khi nhìn lên màn ảnh nhỏ, cảm giác ấy biến đi: trong phim kiếm hiệp có cảnh chém đầu, máu nhỏ từng giọt xuống rất lâu từ chiếc đầu bị chém, khiến tôi rùng mình.

Những cảnh sinh hoạt một cách nổi bật – cũng như nhiều hiện tượng văn hóa, nghệ thuật khác ở Nhật – gây cho tôi ấn tượng tương phản, đối lập gay gắt. Dĩ nhiên, trong bản sắc một con người cũng như của một dân tộc, những yếu tố tương phản đối lập là chuyện bình thường.

Nhưng dường như không có dân tộc nào như dân tộc Nhật Bản: trong tính cách họ, những yếu tố tương phản, đối lập hiện lên một cách rõ rệt, sắc nét, “quyết liệt”. Vậy thì tính “dữ dội” hay tính duyên dáng tế nhị là bản chất văn hóa Nhật? Nhà văn Mishima đề cao truyền thống nam nhi quyết liệt, còn nhà văn Kawabata lại tìm bản chất văn hóa dân tộc trong nghệ thuật tế nhị nữ tính.

Hai yếu tố này cùng nhiều yếu tố khác vẫn cứ hòa nhập nhau để tạo nên một nền văn hóa Nhật hài hòa, được đánh dấu bởi nét chung nhất là “duyên dáng bên trong hơn là sự lộng lẫy bên ngoài”. Theo nhà triết học và phê bình Motoori Norinaga (1730-1801), văn hóa Nhật được đặc trưng bởi “nữ tính”, tiêu biểu nhất trong thời Heian”; “nữ tính này thể hiện qua tư duy thực tiễn, phi hệ thống hóa”, trái với tư duy Trung Hoa.

Nền văn hóa vật chất và tinh thần của Nhật Bản là thành công của con người: hơn 125 triệu người tập trung trên những hòn đảo nghèo nàn, khuất nẻo, chỉ có 6 vạn cây số vuông sử dụng được, đã xây dựng một cường quốc từ một nước phong kiến nghèo nàn lạc hậu, vươn lên hàng đầu thế giới.

Có nhiều thuyết giải thích “tính độc đáo Nhật Bản” bằng những yếu tố kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử, chủng tộc, văn hóa… Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học nhân văn, thật khó khẳng định chân lý tuyệt đối, phần suy luận chủ quan rất khó tránh.

Có những thuyết căn cứ vào địa lý được coi là nhân tố quyết định: vị trí quần đảo nằm xa lục địa, khiến cho Nhật ít bị ngoại xâm, thuận lợi cho việc hình thành một dân tộc có tính cách thuần nhất, nhưng lại ngăn cản ảnh hưởng văn hóa bên ngoài nhập vào dần dần. Khí hậu ôn đới thuận lợi cho hoạt động “văn minh hóa” con người hơn là ở những nơi quá lạnh hoặc quá nóng.

Đồng thời, khí hậu khắc nghiệt (núi lửa, động đất, sóng thần, bão, lụt...) cũng như hạn chế đất cấy lúa, đã gieo vào tiềm thức cộng đồng những ấn tượng “dữ dội”, thiếu an toàn, do đó, họ quen sống giản dị, khắc khổ và đề cao tập thể từ gia đình, xóm làng đến quốc gia để tồn tại. Mặt khác, thiên nhiên hùng vĩ hoặc xinh tươi đi vào đời sống hàng ngày (nhà ở, hội hè, cắm hoa, cây cảnh, trà đạo....) đã nuôi dưỡng thẩm mỹ (kiến trúc, hội họa...) và tín ngưỡng vật linh của người Nhật (đạo Shinto – Nhật hoàng coi là dòng dõi thần Mặt trời).

Có thuyết tìm trong hệ tư tưởng cổ truyền bí quyết thành công và chiếc chìa khóa văn hóa của Nhật. Ngoài những yếu tố Thần đạo (Shinto) là tín ngưỡng bản địa, làm gốc cho tình cảm thiết tha với thiên nhiên, người chết, Nhật hoàng, gia tộc, làng xã, quốc gia; việc nhập từ Trung Hoa những hệ tư tưởng lớn Phật – Khổng (nền văn hóa Phật giáo), kết hợp với Thần đạo đã góp phần hình thành nên tính cách Nhật. Kiến trúc, tranh vẽ, lối sống cho đến nay vẫn chịu ảnh hưởng của Phật giáo sâu sắc.

Đặc biệt là Thiền (Zen) chủ yếu tham thiền nhập định để chứng ngộ Phật tính; nó tự khẳng định vào thế kỷ XIV-XVI, là một yếu tố quan trọng của văn hóa giới “võ sĩ”: tu luyện bản thân, khép mình vào kỷ luật, nhập vào thiên nhiên, nghệ thuật tinh luyện (vườn Thiền, trà đạo..). Tông phái Tịnh độ niệm Phật A-di-đà phổ biến trong nhân dân hơn. Khổng học Nhật Bản cực đoan hóa chữ “Trung” và quan niệm “Nghĩa” rất khắt khe; nó trở thành nền tảng của xã hội phong kiến và hậu thuẫn cho lý tưởng “Võ sĩ đạo” (Bushido).

Có thuyết cho là Nhật Bản thành công trong việc “Tây hóa” và việc tự vực lên được sau nhiều tổn thất từ Thế chiến II là do biết chuyển hóa cơ sở truyền thống tư tưởng - tôn giáo, đặc biệt là Khổng học (tinh thần cộng đồng, khái niệm “Hòa” thuận trong tôn ty trật tự Trời - Đất - Người và trong xã hội loài người). Hiện đại hóa thời Minh Trị (1868 - mở rộng cửa, văn hóa phương Tây ào ạt tràn vào) được thực hiện với một nền kinh tế chỉ huy rất chặt chẽ, trên cơ sở truyền thống phong kiến.

Ngày nay, Nhật Bản có một nền văn hóa ngày càng mang sắc thái công nghiệp - kỹ thuật; sắc thái “xã hội tiêu thụ” phương Tây và sắc thái “quốc tế hóa”. Trong đời sống hàng ngày, người Nhật đã thành công ở việc hòa giải ảnh hưởng của văn hóa phương Tây với những truyền thống của họ. Người ta thường đưa ra điển hình những nhà kinh doanh ban ngày sống trong máy móc và nhịp độ điện tử ở Tokyo, đến tối trở về với bộ kimono và những tục lệ truyền thống.

Phải chăng ở Nhật, cái mới không đuổi cái cũ đi mà chỉ ghép thêm vào cái cũ, cái cũ lại làm nền cho cái mới phát triển?

Trang phục truyền thống: Nhịp cầu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

Trang phục truyền thống: Nhịp cầu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

Không chỉ đơn thuần là những trang phục truyền thống của hai đất nước, những bộ kimono Nhật Bản sẽ có dịp được kết hợp ...

Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khát vọng chấn hưng nền văn hóa

Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khát vọng chấn hưng nền văn hóa

Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, ược thông qua trong Hội nghị Ban Thường vụ Trung ...

Hài kịch Nhật Bản thăng hoa trong không gian Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Hài kịch Nhật Bản thăng hoa trong không gian Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Hài kịch Kyogen là một món quà tinh thần rất độc đáo mà các nghệ sĩ Nhật Bản dành tặng cho khán giả Việt Nam ...

13 lâu đài đẹp nhất Nhật Bản vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ

13 lâu đài đẹp nhất Nhật Bản vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ

Dưới đây là xếp hạng 13 lâu đài đẹp nhất Nhật Bản do hãng thông tấn CNN lựa chọn, được xây dựng kiên cố từ ...

Một thoáng văn hóa Nhật Bản: Thiên nhiên đất nước mặt trời mọc

Một thoáng văn hóa Nhật Bản: Thiên nhiên đất nước mặt trời mọc

Thiên nhiên nghiệt ngã, “dữ dội”, nhưng có lẽ không có dân tộc nào gắn bó với thiên nhiên một cách mật thiết như dân ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động