Ngày 13/3, hàng loạt phương tiện truyền thông đã đưa tin về vụ nổ tên lửa ở Nhật Bản. Space One - một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực vũ trụ của nước này, đã thực hiện phóng tên lửa KAIROS số 1 mang theo vệ tinh nhân tạo, tại cảng vũ trụ Kii ở thành phố Kushimoto, tỉnh Wakayama, miền Tây Nhật Bản. Tuy nhiên, tên lửa đã phát nổ chỉ vài giây sau khi phóng lên. (Nguồn: Reuters) |
Kairos là một tên lửa cỡ nhỏ, có 4 tầng, dài 18 mét, nặng 23 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn của hãng Space One Nhật Bản. Tên lửa đẩy mang theo một vệ tinh quan sát bề mặt Trái đất, nặng 100kg của chính phủ Nhật Bản đã rời bệ phóng vào 11:01 (giờ địa phương). (Nguồn: Reuters) |
Space One được thành lập từ năm 2018, bởi các tên tuổi lớn của Nhật Bản, như: Canon Electronics, Shimuzu và Ngân hàng phát triển Nhật Bản. Hai ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, Mitsubishi và Mizuho cũng sở hữu cổ phần ở công ty này. Trong trường hợp vụ phóng Kairos thành công, đây sẽ là lần đưa vệ tinh lên quỹ đạo đầu tiên hoàn toàn do một công ty tư nhân của Nhật Bản thực hiện. (Nguồn: Reuters) |
Trong quá trình chuẩn bị, các kỹ sư của dự án không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, tên lửa đã phát nổ chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng, để lại làn khói dày đặc và những tia lửa bốc lên. Các mảnh vỡ tên lửa phần thì rơi xuống ngọn núi gần đó, phần rơi xuống biển. Trên website của công ty, Space One cho biết, chi tiết về nguyên nhân xảy ra sự cố vẫn đang được điều tra. Đây được xem là một thất bại lớn cho nỗ lực của Nhật Bản nhằm chen chân vào thị trường phóng vệ tinh có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. Vào tháng 7/2023, một động cơ tên lửa đẩy của Nhật Bản mang tên Epsilon S cũng đã phát nổ trong vụ thử nghiệm. (Nguồn: Reuters) |
Space One không tiết lộ chi phí phóng Kairos, nhưng Giám đốc điều hành Kozo Abe cho biết, nó “đủ cạnh tranh” với đối thủ Mỹ Rocket Lab. Từ năm 2017, Rocket Lab đã phóng hơn 40 tên lửa nhỏ Electron từ New Zealand với chi phí khoảng 7 triệu USD mỗi lần. Nhiều công ty Nhật Bản dựa vào mức chi phí đó để thiết kế chương trình của họ, trong cuộc đua đó có hãng chế tạo vệ tinh Synspective và startup Astroscale chuyên về dọn rác vũ trụ. (Nguồn: Reuters) |
Nhật Bản đang thúc đẩy nỗ lực chinh phục không gian và đã gặt hái một số thành công. Hồi tháng 1 năm nay, nước này đã trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới từng đưa tàu thám hiểm đáp xuống Mặt Trăng, sau Liên Xô trước đây, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Tháng trước, Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phóng thành công tên lửa giá rẻ H3. JAXA cũng hoàn thành chuyến hạ cánh xuống Mặt trăng trong năm nay. H3 được xem là đối thủ của tên lửa Falcon 9 do công ty Mỹ SpaceX chế tạo và được kỳ vọng một ngày nào đó có thể đưa hàng hóa lên Mặt Trăng. H3 dự kiến sẽ đưa khoảng 20 vệ tinh và thiết bị thăm dò lên không gian trong thời gian từ nay đến năm 2030. Trong ảnh: Tên lửa H3 của Nhật Bản rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở Kagoshima vào ngày 17/2. (Nguồn: AFP) |
| Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden 'cán đích' trong cuộc đua ở đảng, ông Trump đang ở đâu? Sáng 13/3 (giờ Việt Nam), ông Joe Biden chính thức giành đủ số phiếu đại biểu cần thiết để nhận đề cử của đảng Dân ... |
| 50 công ty hàng đầu của Mỹ sắp 'đổ bộ' Việt Nam Một đoàn doanh nghiệp cấp cao thường niên bao gồm 50 công ty hàng đầu của Mỹ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Công ... |
| Bước tiến lớn trong đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza: Hamas gật đầu với đề xuất sửa đổi của Mỹ Ngày 12/3, một quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, nhóm này đã chấp thuận đề xuất sửa đổi của ... |
| Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump đạt đủ phiếu đại biểu, chỉ chờ ngày 'tái đấu' Tổng thống Joe Biden Đến hiện tại, chiều 13/3 (giờ Việt Nam), cả đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như người tiền nhiệm Donald Trump đều đã ... |
| Dự tiệc hậu Oscar 2024, diễn viên Awkwafina chọn đầm xanh của NTK Nguyễn Công Trí Diễn viên Hollywood gốc Á Awkwafina diện thiết kế lấp lánh của nhà mốt Việt Nguyễn Công Trí, khoe chân trong buổi tiệc sau lễ ... |