Nhỏ Bình thường Lớn

Cận kề bờ vực suy thoái, kinh tế Anh sẽ vượt qua thách thức kép thế nào?

Theo ông Stephen Pickford, thành viên tư vấn cao cấp thuộc Chương trình Tài chính và kinh tế toàn cầu của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh Chatham House, Anh đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước trong phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết các vấn đề này.
Ngành công nghiệp bán dẫn - tâm điểm căng thẳng Mỹ-Trung
So với dự báo chỉ một tháng trước rằng, nước Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, IMF hiện dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,4% vào năm 2023. (Nguồn: Shutterstock)

Một tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi các lực lượng địa kinh tế và địa chính trị rộng lớn.

Những thách thức chính

Đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng 4/2023 về nền kinh tế Anh có một số tin tốt đáng hoan nghênh. So với dự báo chỉ một tháng trước rằng, nước Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, IMF hiện dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,4% vào năm 2023.

Nhưng điều quan trọng là phải đặt tin tốt này trong dài hạn. Trong ngắn hạn, hiệu quả kinh tế của Anh được cho là vẫn ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp hóa. Lạm phát vẫn ở mức cao và dai dẳng. Và về lâu dài, năng suất thấp sẽ vẫn là lực cản đối với tăng trưởng và mức sống.

Một số vấn đề ngắn hạn này đã trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề quốc tế, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine và hậu quả là giá năng lượng và lương thực tăng cao, cũng như sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19. Trong khi đó, tại Anh, mặc dù tỷ lệ di cư ròng vào nước này tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp báo cáo rằng, họ vẫn không thể tuyển dụng đủ lao động có kỹ năng.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã trở nên nghiêm trọng hơn ở Anh so với những nơi khác. Trái ngược với kỳ vọng của thị trường, lạm phát cơ bản của Anh đã tăng trong tháng Tư. BoE đã cảnh báo, sự cạnh tranh ít hơn từ các công ty châu Âu đang cho phép các công ty Anh tăng giá. Người lao động yêu cầu tăng lương để phù hợp với mức lạm phát cao, làm trầm trọng thêm áp lực gia tăng từ tình trạng thiếu lao động.

Cuối cùng, các biện pháp trong “ngân sách nhỏ” (mini budget) của chính phủ cựu Thủ tướng Liz Truss vào mùa Thu năm 2022 đã gây thêm căng thẳng và bất ổn cho nền kinh tế Anh. Phản ứng của thị trường đối với chiến lược cắt giảm thuế được công bố trong “ngân sách nhỏ” là tức thì và dữ dội.

Mặc dù các biện pháp của “ngân sách nhỏ” bị đảo ngược và các biện pháp củng cố hơn nữa được đưa ra trong ngân sách tháng 3/2023, nhưng nợ công được Văn phòng Trách nhiệm ngân sách Anh (OBR) dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 4 năm tới, thể hiện sự thiếu hụt dư địa tài chính mà chính phủ phải đối mặt.

Tiến thoái lưỡng nan về chính sách

Ưu tiên hiện tại của chính phủ Anh là giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% và bắt đầu giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Những mục tiêu này nhằm giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn bằng cách tăng số người có việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử, nhưng điều này phản ánh sự gia tăng số lượng người không tham gia vào lực lượng lao động và tăng trưởng năng suất rất thấp.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách trong ngắn hạn là làm thế nào để giảm lạm phát mà không làm tổn hại đến tăng trưởng. Ưu tiên của “ngân sách nhỏ” mùa Thu năm 2022 là tăng trưởng, được tạo ra thông qua cắt giảm thuế, nhưng nỗ lực này đã bị trật bánh do phản ứng tiêu cực của thị trường. Ưu tiên hiện tại là nhanh chóng giảm lạm phát, điều này có nghĩa là cả chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ phải thắt chặt trong một thời gian.

Thách thức dài hạn là năng suất lao động thấp. Cải thiện điều này là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế bền vững theo thời gian, nhưng IMF ước tính tốc độ tăng trưởng của Anh chỉ là 1,5%/năm.

Tin liên quan
Anh thoát suy thoái kinh tế bằng cách nào? Anh thoát suy thoái kinh tế bằng cách nào?

Hai động lực chính của tăng trưởng năng suất là cải thiện chất lượng của lực lượng lao động và nâng cao số lượng và chất lượng đầu tư sản xuất. Nhưng cả hai điều này đều không dễ thực hiện và cũng không thể đạt được nhanh chóng.

Tăng cường lực lượng lao động cũng đòi hỏi thời gian đào tạo và giáo dục, và có thể mất nhiều năm để mang lại kết quả. Tăng cường đầu tư có thể đạt được tiến bộ nhanh hơn, nhưng do phải “thắt lưng buộc bụng” trong nước (đặc biệt là các nguồn lực công), đầu tư có thể bị hạn chế trong hoàn cảnh hiện tại.

Một con đường nhanh hơn là thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này cũng có thể hiệu quả hơn, vì đầu tư nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến nhất và tăng cường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.

Một môi trường toàn cầu phân mảnh

Anh có nhiều điểm hấp dẫn với tư cách là điểm đến của FDI, nhưng việc Anh rời khỏi EU (Brexit) khiến nước này trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn do những hạn chế xuất khẩu sang EU.

Đây là một khía cạnh của sự phân mảnh địa kinh tế. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất nêu bật một số sự kiện gần đây liên quan đến thương mại, đầu tư và công nghệ đa phương. Thay vào đó, có những áp lực buộc các nước phải chú trọng hơn vào "tự lực cánh sinh" và quan hệ tốt đẹp với các quốc gia có liên kết địa chính trị, cái gọi là “kết bạn”.

Brexit, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và xung đột Nga-Ukraine là những ví dụ về xu hướng này, đặt ra thách thức đối với các mối quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế. Nói rộng hơn, sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng với toàn cầu hóa đang khuyến khích các chính sách hướng nội hơn.

Một ví dụ quan trọng là sự ra đời gần đây của Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS và khoa học ở Mỹ, cung cấp hơn 400 tỷ USD tín dụng thuế, trợ cấp và cho vay để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và sản xuất công nghệ sạch.

Mục tiêu chính là chống lại tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như chất bán dẫn và xe điện, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài và việc làm. EU cũng đang phát triển gói trợ cấp của riêng mình.

IMF kết luận rằng, sự phân mảnh này sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về sản lượng và tác động lan tỏa tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia bị thiệt hại do đầu tư bị chuyển đi nơi khác.

Anh phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước với phạm vi hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp tài chính để giải quyết chúng. Nếu tình trạng phân mảnh địa kinh tế kéo dài và tăng cường, nó sẽ tác động ngày càng lớn đến quan hệ quốc tế, đảo ngược quá trình toàn cầu hóa và tác động tiêu cực đến mức sống của nhiều quốc gia.

Là một nền kinh tế mở, Anh có khả năng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các lực lượng này. Nước này có thể cần phải đi theo sự dẫn dắt của Mỹ, EU và cung cấp thêm các khoản trợ cấp công nghiệp - ví dụ như đối với các nhà máy sản xuất pin - hoặc thua cuộc trong cuộc cạnh tranh để thu hút và duy trì các ngành công nghệ cao và năng lượng sạch.

Với nguồn tài chính hạn chế, có nghĩa là Anh phải xây dựng liên minh với các đối tác lớn hơn - bao gồm hợp tác chặt chẽ hơn với EU và Mỹ về các vấn đề khoa học, công nghệ và quy định - hoặc có nguy cơ thua cuộc trong một môi trường toàn cầu đang phân mảnh.

Anh và Ukraine ký thỏa thuận thương mại mới, hé lộ viện trợ khủng của London cho Kiev

Anh và Ukraine ký thỏa thuận thương mại mới, hé lộ viện trợ khủng của London cho Kiev

Ngày 20/3, Anh đã ký một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số với Ukraine, qua đó tạo điều kiện để Kiev tiếp cận các ...

Thụy Sỹ, Na Uy, Anh 'tiếp bước' Fed, London không lo suy thoái kỹ thuật

Thụy Sỹ, Na Uy, Anh 'tiếp bước' Fed, London không lo suy thoái kỹ thuật

Ngày 23/3, Ngân hàng trung ương các nước Thụy Sỹ, Na Uy, Anh đã "tiếp bước" Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi ...

London 'mất ghế' là thành phố duy nhất dẫn đầu trung tâm tài chính toàn cầu

London 'mất ghế' là thành phố duy nhất dẫn đầu trung tâm tài chính toàn cầu

Ngày 30/3, Cơ quan quản lý City of London Corporation thừa nhận, thủ đô London của nước Anh không còn là thành phố duy nhất ...

Kinh tế Anh không còn lo suy thoái?

Kinh tế Anh không còn lo suy thoái?

Ngày 12/6, Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) cho biết, kinh tế Anh có thể tránh được suy thoái trong năm nay, nhưng các vấn ...

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu chính thức suy thoái

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu chính thức suy thoái

Ngày 25/5, dữ liệu từ Văn phòng thống kê Đức (Destatis) cho thấy, kinh tế nước này đã suy giảm nhẹ trong quý I/2023 so ...

(theo Chatham House)

Tin cũ hơn

Nga ra phán quyết cuối cùng với xăng dầu; Moscow loay hoay với hàng tỷ Ruble 'mắc kẹt' ở Ấn Độ Nga ra phán quyết cuối cùng với xăng dầu; Moscow loay hoay với hàng tỷ Ruble 'mắc kẹt' ở Ấn Độ
Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'? Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'?
Tòa án Nga tịch thu tài sản của Ngân hàng Đức, UniCredit của Italy 'chung số phận' Tòa án Nga tịch thu tài sản của Ngân hàng Đức, UniCredit của Italy 'chung số phận'
Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua' Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua'
Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM
Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại
Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới
Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc