THẾ GIỚI HẬU DỊCH COVID-19:

Cần Mỹ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, Nhật Bản không quên 'phòng xa' kịch bản xấu

Hồng Phúc
TGVN. Bài viết trên trang mạng tạp chí Eurasia Review mới đây đã phân tích những lý do tạo nên chất keo gắn kết chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo với chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump hiện nay, đồng thời phác thảo đường hướng của mối quan hệ liên minh thời kỳ hậu dịch Covid-19...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Đối phó Trung Quốc, Mỹ-Nhật thúc đẩy hợp tác công nghệ quốc phòng và thách thức từ sự 'lệch pha'
Thủ tướng Nhật thăm Mỹ: Thắt chặt quan hệ đồng minh
0054 japan us flag adobestock small
Dù gặp khó khăn với tính cách khó đoán định của Tổng thống Donald Trump nhưng Nhật Bản vẫn tìm cách có được quan hệ êm thấm với chính quyền Mỹ.

Nhiều ý kiến khẳng định rằng chúng ta đang chứng kiến sự nổi lên của một trật tự thế giới mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, ở khu vực Đông Á, có nhiều điều nhắc nhở rằng chúng ta vẫn sống, ít nhất là một phần, trong một thế giới địa chính trị vẫn như cũ với mức độ căng thẳng gia tăng.

Tàu thuyền Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm khu vực tiếp giáp và vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku tranh chấp (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. Từ tháng 1-3/2020, có 289 tàu thuyền Trung Quốc đi vào vùng tiếp giáp, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2019. Ngày 11/4, một hạm đội tàu hải quân Trung Quốc do tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc dẫn đầu đã đi qua Eo biển Miyako ở ngoài khơi tỉnh Okinawa. Ngày 9/5, lực lượng Hải cảnh Nhật Bản cho biết 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiếp cận và rượt đuổi tàu cá Nhật Bản đang hoạt động tại vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku. Hàng loạt tên lửa của Triều Tiên cũng đã được phóng đi từ mặt đất và chiến đấu cơ trong suốt tháng 4 vừa qua.

Quan hệ êm thấm vẫn hơn

Mặc dù Nhật Bản gặp không ít khó khăn khi phải ứng phó với tính cách khó đoán định của Tổng thống Mỹ Donald Trump - người hồi tháng 6/2019 đã nói rằng do Nhật Bản không phải bảo vệ Mỹ nên mối quan hệ liên minh Mỹ-Nhật là không công bằng và cần được thay đổi - song Tokyo vẫn tìm cách có được mối quan hệ tương đối êm thấm với chính quyền Trump.

Một trong những lý do chính giải thích cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Tokyo và Washington là nhờ mối quan hệ cá nhân giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Tổng thống Donald Trump. Một lý do khác là nhờ lập trường cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc.

Với tất cả hạn chế của mình, một số quan chức Nhật Bản cho rằng chính quyền Trump dường như đáp ứng tốt hơn những lợi ích an ninh quốc gia của Nhật Bản hơn là chính quyền tiền nhiệm Barack Obama liên quan những vấn đề quan ngại nhất định, trong đó có mối quan hệ với Trung Quốc.

Ngay cả như vậy, Nhật Bản vẫn muốn nắm bắt được tính chất dễ đoán định hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về những cơ chế cơ bản của mối quan hệ liên minh với Mỹ dưới thời Trump. Tokyo vẫn muốn Washington là một thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không muốn Mỹ áp đặt trừng phạt thuế quan đối với mặt hàng nhôm và thép của mình.

Nhật Bản không “vào hùa” với quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây Covid-19 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán mà không có bằng chứng cụ thể nào.

Và Tokyo cũng nuối tiếc vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ như được minh chứng bằng Học thuyết Truman hoặc Kế hoạch Marshall, vốn không được triển khai dưới thời chính quyền Trump.

Đối với giới ngoại giao Nhật Bản, sẽ là một cơn ác mộng khi một ngày nào đó tỉnh giấc để rồi chứng kiến Mỹ và Trung Quốc “so găng” với nhau để chia đôi Thái Bình Dương hoặc thậm chí cả thế giới.

Khi cựu Cố vấn An ninh quốc gia thời cựu Tổng thống Obama, bà Susan Rice tuyên bố hồi năm 2013 rằng “khi đề cập Trung Quốc, Mỹ sẽ tìm cách triển khai một mô hình mới của mối quan hệ cường quốc”, tuyên bố này đã khuấy động nỗi lo lắng trong giới ngoại giao Nhật Bản.

Năm 2014, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ ra rằng một trong những mối đe dọa hiện hữu cấp thiết nhất đối với khu vực châu Á xuất phát từ vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhận định này của John Kerry lại không gây tác động gì đến các nước như Nhật Bản, vốn phải đối mặt với những mối đe dọa an ninh truyền thống từ Triều Tiên và Trung Quốc.

4649 abetrump
Một trong những điểm lý giải cho liên minh Mỹ-Nhật tốt đẹp là mối quan hệ cá nhân giữa Thủ tướng Abe Shinzo và Tổng thống Donald Trump. Ảnh chụp hai nhà lãnh đạo tại Thượng đỉnh G20 ở Osaka, tháng 6/2019. (Nguồn: AP)

Chính trong bối cảnh này mà nhiều giới chức và chính trị gia Nhật Bản đã ủng hộ các chính sách của Trump đối với Trung Quốc. Mặc dù không có bất kỳ cách thức nào để biết chắc chính quyền nào của Mỹ hợp tác khách quan hơn với Nhật Bản, song nhìn từ quan điểm của Nhật Bản, cách hành xử của Bắc Kinh đã phần nào thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp sau khi đối mặt với sức ép gia tăng từ chính quyền Trump trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ, Trung Quốc hồ hởi chấp nhận lời mời của Nhật Bản cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình, vốn đã được lên kế hoạch từ tháng 4/2020, song đã bị hoãn lại do dịch bệnh.

Sự chuẩn bị cần thiết

Mỹ cần vượt qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay một cách nhanh nhất có thể, không chỉ vì những lợi ích của chính nước này mà còn vì lợi ích của các đồng minh, trong đó có Nhật Bản. Nếu cuộc khủng hoảng dịch bệnh này kéo dài lâu hơn và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn thì nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn.

Điều này có khả năng dẫn đến đòi hỏi chính quyền Trump phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng và hỗ trợ nước ngoài dành cho các chương trình như thúc đẩy kết nối số ở các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất là khi các nước này cần đến khoản hỗ trợ này nhất.

Ngoài ra, nền chính trị Mỹ cũng có nguy cơ trở nên bất ổn hơn nữa, tạo ra sự phản đối quy mô lớn hơn đối với nền tảng chính sách đối ngoại thiên về chủ nghĩa biệt lập hơn. Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016 là hệ quả của sự phản kháng như vậy. Thậm chí ngay cả lúc này, đã xuất hiện sự phản đối trước khuyến nghị của giới chuyên gia y tế công trong cuộc chiến chống Covid-19 và sự phản đối này do Trump kích động, ít nhất bằng cách ngấm ngầm.

Dĩ nhiên, nhà nước hiện tại của Mỹ dưới thời Trump sẽ không tiếp tục mãi như vậy. Tuy vậy, một tổng thống thứ hai (hoặc thậm chí thứ ba) mang phong cách Trump có thể được dự đoán sẽ xuất hiện trong nền chính trị Mỹ ở tương lai gần, trong bối cảnh bản chất cố hữu của chủ nghĩa phản đối giới tinh hoa vẫn tồn tại ở nước này.

Mọi đồng minh của Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng đối với kịch bản này. Một chính quyền Mỹ đi theo chủ nghĩa toàn cầu và có thể đoán định được một cách tương đối và không mềm mỏng một cách vô lý đối với Trung Quốc có thể là một thứ đồ hiếm trong những năm tới đây.

Khi nhận thức được nguy cơ này, Nhật Bản đã âm thầm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang tư thế tự chủ quốc phòng lớn hơn. Có lẽ, Tokyo cần tăng tốc quá trình chuyển đổi này.

Vấn đề Hong Kong: Nhật Bản muốn 'dẫn dắt dư luận toàn cầu', Trung Quốc tỏ thái độ

Vấn đề Hong Kong: Nhật Bản muốn 'dẫn dắt dư luận toàn cầu', Trung Quốc tỏ thái độ

TGVN. Ngày 10/6, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tuyên bố, Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 (gồm Anh, ...

Dự án đường sắt cao tốc ký với Trung Quốc chậm tiến độ, đội giá, Indonesia mời Nhật Bản

Dự án đường sắt cao tốc ký với Trung Quốc chậm tiến độ, đội giá, Indonesia mời Nhật Bản

TGVN. Indonesia đang bắt đầu trao đổi với phía Nhật Bản về việc tham gia dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung - công ...

Sự xoay vần của thời cuộc và lựa chọn khôn ngoan của Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Sự xoay vần của thời cuộc và lựa chọn khôn ngoan của Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Đối với Nhật Bản, việc cân bằng lợi ích trong nước, chủ nghĩa đa phương và hợp tác toàn cầu trong thế giới hậu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền, Thị trưởng thành phố Santo Domingo Carolina Mejia.
Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động