THẾ GIỚI HẬU DỊCH COVID-19:

Cần Mỹ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, Nhật Bản không quên 'phòng xa' kịch bản xấu

Hồng Phúc
TGVN. Bài viết trên trang mạng tạp chí Eurasia Review mới đây đã phân tích những lý do tạo nên chất keo gắn kết chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo với chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump hiện nay, đồng thời phác thảo đường hướng của mối quan hệ liên minh thời kỳ hậu dịch Covid-19...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Đối phó Trung Quốc, Mỹ-Nhật thúc đẩy hợp tác công nghệ quốc phòng và thách thức từ sự 'lệch pha'
Thủ tướng Nhật thăm Mỹ: Thắt chặt quan hệ đồng minh
0054 japan us flag adobestock small
Dù gặp khó khăn với tính cách khó đoán định của Tổng thống Donald Trump nhưng Nhật Bản vẫn tìm cách có được quan hệ êm thấm với chính quyền Mỹ.

Nhiều ý kiến khẳng định rằng chúng ta đang chứng kiến sự nổi lên của một trật tự thế giới mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, ở khu vực Đông Á, có nhiều điều nhắc nhở rằng chúng ta vẫn sống, ít nhất là một phần, trong một thế giới địa chính trị vẫn như cũ với mức độ căng thẳng gia tăng.

Tàu thuyền Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm khu vực tiếp giáp và vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku tranh chấp (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. Từ tháng 1-3/2020, có 289 tàu thuyền Trung Quốc đi vào vùng tiếp giáp, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2019. Ngày 11/4, một hạm đội tàu hải quân Trung Quốc do tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc dẫn đầu đã đi qua Eo biển Miyako ở ngoài khơi tỉnh Okinawa. Ngày 9/5, lực lượng Hải cảnh Nhật Bản cho biết 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiếp cận và rượt đuổi tàu cá Nhật Bản đang hoạt động tại vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku. Hàng loạt tên lửa của Triều Tiên cũng đã được phóng đi từ mặt đất và chiến đấu cơ trong suốt tháng 4 vừa qua.

Quan hệ êm thấm vẫn hơn

Mặc dù Nhật Bản gặp không ít khó khăn khi phải ứng phó với tính cách khó đoán định của Tổng thống Mỹ Donald Trump - người hồi tháng 6/2019 đã nói rằng do Nhật Bản không phải bảo vệ Mỹ nên mối quan hệ liên minh Mỹ-Nhật là không công bằng và cần được thay đổi - song Tokyo vẫn tìm cách có được mối quan hệ tương đối êm thấm với chính quyền Trump.

Một trong những lý do chính giải thích cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Tokyo và Washington là nhờ mối quan hệ cá nhân giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Tổng thống Donald Trump. Một lý do khác là nhờ lập trường cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc.

Với tất cả hạn chế của mình, một số quan chức Nhật Bản cho rằng chính quyền Trump dường như đáp ứng tốt hơn những lợi ích an ninh quốc gia của Nhật Bản hơn là chính quyền tiền nhiệm Barack Obama liên quan những vấn đề quan ngại nhất định, trong đó có mối quan hệ với Trung Quốc.

Ngay cả như vậy, Nhật Bản vẫn muốn nắm bắt được tính chất dễ đoán định hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về những cơ chế cơ bản của mối quan hệ liên minh với Mỹ dưới thời Trump. Tokyo vẫn muốn Washington là một thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không muốn Mỹ áp đặt trừng phạt thuế quan đối với mặt hàng nhôm và thép của mình.

Nhật Bản không “vào hùa” với quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây Covid-19 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán mà không có bằng chứng cụ thể nào.

Và Tokyo cũng nuối tiếc vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ như được minh chứng bằng Học thuyết Truman hoặc Kế hoạch Marshall, vốn không được triển khai dưới thời chính quyền Trump.

Đối với giới ngoại giao Nhật Bản, sẽ là một cơn ác mộng khi một ngày nào đó tỉnh giấc để rồi chứng kiến Mỹ và Trung Quốc “so găng” với nhau để chia đôi Thái Bình Dương hoặc thậm chí cả thế giới.

Khi cựu Cố vấn An ninh quốc gia thời cựu Tổng thống Obama, bà Susan Rice tuyên bố hồi năm 2013 rằng “khi đề cập Trung Quốc, Mỹ sẽ tìm cách triển khai một mô hình mới của mối quan hệ cường quốc”, tuyên bố này đã khuấy động nỗi lo lắng trong giới ngoại giao Nhật Bản.

Năm 2014, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ ra rằng một trong những mối đe dọa hiện hữu cấp thiết nhất đối với khu vực châu Á xuất phát từ vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhận định này của John Kerry lại không gây tác động gì đến các nước như Nhật Bản, vốn phải đối mặt với những mối đe dọa an ninh truyền thống từ Triều Tiên và Trung Quốc.

4649 abetrump
Một trong những điểm lý giải cho liên minh Mỹ-Nhật tốt đẹp là mối quan hệ cá nhân giữa Thủ tướng Abe Shinzo và Tổng thống Donald Trump. Ảnh chụp hai nhà lãnh đạo tại Thượng đỉnh G20 ở Osaka, tháng 6/2019. (Nguồn: AP)

Chính trong bối cảnh này mà nhiều giới chức và chính trị gia Nhật Bản đã ủng hộ các chính sách của Trump đối với Trung Quốc. Mặc dù không có bất kỳ cách thức nào để biết chắc chính quyền nào của Mỹ hợp tác khách quan hơn với Nhật Bản, song nhìn từ quan điểm của Nhật Bản, cách hành xử của Bắc Kinh đã phần nào thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp sau khi đối mặt với sức ép gia tăng từ chính quyền Trump trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ, Trung Quốc hồ hởi chấp nhận lời mời của Nhật Bản cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình, vốn đã được lên kế hoạch từ tháng 4/2020, song đã bị hoãn lại do dịch bệnh.

Sự chuẩn bị cần thiết

Mỹ cần vượt qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay một cách nhanh nhất có thể, không chỉ vì những lợi ích của chính nước này mà còn vì lợi ích của các đồng minh, trong đó có Nhật Bản. Nếu cuộc khủng hoảng dịch bệnh này kéo dài lâu hơn và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn thì nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn.

Điều này có khả năng dẫn đến đòi hỏi chính quyền Trump phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng và hỗ trợ nước ngoài dành cho các chương trình như thúc đẩy kết nối số ở các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất là khi các nước này cần đến khoản hỗ trợ này nhất.

Ngoài ra, nền chính trị Mỹ cũng có nguy cơ trở nên bất ổn hơn nữa, tạo ra sự phản đối quy mô lớn hơn đối với nền tảng chính sách đối ngoại thiên về chủ nghĩa biệt lập hơn. Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016 là hệ quả của sự phản kháng như vậy. Thậm chí ngay cả lúc này, đã xuất hiện sự phản đối trước khuyến nghị của giới chuyên gia y tế công trong cuộc chiến chống Covid-19 và sự phản đối này do Trump kích động, ít nhất bằng cách ngấm ngầm.

Dĩ nhiên, nhà nước hiện tại của Mỹ dưới thời Trump sẽ không tiếp tục mãi như vậy. Tuy vậy, một tổng thống thứ hai (hoặc thậm chí thứ ba) mang phong cách Trump có thể được dự đoán sẽ xuất hiện trong nền chính trị Mỹ ở tương lai gần, trong bối cảnh bản chất cố hữu của chủ nghĩa phản đối giới tinh hoa vẫn tồn tại ở nước này.

Mọi đồng minh của Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng đối với kịch bản này. Một chính quyền Mỹ đi theo chủ nghĩa toàn cầu và có thể đoán định được một cách tương đối và không mềm mỏng một cách vô lý đối với Trung Quốc có thể là một thứ đồ hiếm trong những năm tới đây.

Khi nhận thức được nguy cơ này, Nhật Bản đã âm thầm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang tư thế tự chủ quốc phòng lớn hơn. Có lẽ, Tokyo cần tăng tốc quá trình chuyển đổi này.

Vấn đề Hong Kong: Nhật Bản muốn 'dẫn dắt dư luận toàn cầu', Trung Quốc tỏ thái độ

Vấn đề Hong Kong: Nhật Bản muốn 'dẫn dắt dư luận toàn cầu', Trung Quốc tỏ thái độ

TGVN. Ngày 10/6, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tuyên bố, Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 (gồm Anh, ...

Dự án đường sắt cao tốc ký với Trung Quốc chậm tiến độ, đội giá, Indonesia mời Nhật Bản

Dự án đường sắt cao tốc ký với Trung Quốc chậm tiến độ, đội giá, Indonesia mời Nhật Bản

TGVN. Indonesia đang bắt đầu trao đổi với phía Nhật Bản về việc tham gia dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung - công ...

Sự xoay vần của thời cuộc và lựa chọn khôn ngoan của Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Sự xoay vần của thời cuộc và lựa chọn khôn ngoan của Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Đối với Nhật Bản, việc cân bằng lợi ích trong nước, chủ nghĩa đa phương và hợp tác toàn cầu trong thế giới hậu ...

Đọc thêm

Song Hye Kyo 'đụng mặt' Song Joong Ki tại Baeksang

Song Hye Kyo 'đụng mặt' Song Joong Ki tại Baeksang

Cặp vợ chồng cũ, diễn viên Song Joong Ki và Song Hye Kyo, cùng tham dự lễ trao giải Baeksang ngày 7/5, gây xôn xao mạng xã hội.
Những lễ hội độc lạ nhất thế giới diễn ra trong tháng 5

Những lễ hội độc lạ nhất thế giới diễn ra trong tháng 5

Tháng 5, thế giới sẽ sôi động với những lễ hội độc đáo như lễ hội bánh bao, lễ hội rước voi, lễ hội mèo, lễ hội đua nến...
Vietlott 8/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 8/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 8/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 8/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 8/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 8/5/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 8/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 8/5/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. xổ số Đồng Nai ngày ...
XSST 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 8/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 8/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 8/5/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động