Ảnh minh họa. |
Buổi tối, nói không với nước dừa
Nước dừa là loại thức uống giải khát tuyệt vời cho mùa hè, Đây là loại đồ uống tự nhiên chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên uống nước dừa vào buổi tối. Đặc biệt, không nên uống nước dừa có đá vào ban đêm, dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Với những người rèn luyện các môn thể thao như võ thuật và bóng đá, uống nước dừa trước khi thi đấu sẽ làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và sức không bền.
Nước dừa được rất nhiều bà bầu ưa chuộng với công dụng truyền miệng là bổ sung nước cho cơ thể, giúp thanh lọc nước ối. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu không nên uống nước dừa bởi loại đồ uống này chứa nhiều chất béo, dẫn đến tiêu hóa chậm, làm tăng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ mới mang thai. Đặc biệt, nước dừa xiêm còn làm mềm yếu gân cơ, hạ huyệt áp và thậm chí, có thể gây sảy thai.
GS.TSKH Bùi Quốc Châu cho biết, nước dừa rất có hại cho sức khỏe nếu uống 3 - 4 trái/ngày và sử dụng liên tục nhiều ngày.
Nước cam không dành cho tất cả
Cam là loại trái cây thường dùng vắt lấy nước để uống. Nó chứa đường, acid hữu cơ và các tinh dầu isoamylic, geraniol và teryrineol… Cam có vị ngọt, chua, tính mật, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu. Tuy nhiên, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng acid trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm.
Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước cam cùng thuốc kháng sinh. Acid có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc, làm giảm nồng độ thuốc trong máu.
Bạn cũng không nên ăn cam và củ cải cùng nhau. Củ cải khi được đưa vào cơ thể sẽ nhanh chóng sản xuất ra chất sulfate. Khi sulfate được chuyển hóa sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp tên là thioxianic acid. Nếu bạn ăn cam và củ cải cùng thời điểm, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và biến đổi thành hai acid hydroxy và ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế acid thioxianic về tuyến giáp, sẽ gây bướu cổ.
Một lưu ý khác là bạn cũng không nên uống sữa và ăn cam cùng nhau. Protein trong sữa sẽ phản ứng với acid tartaric và vitamin C có trong cam, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…
M.H (sưu tầm)