Căng thẳng Mỹ - Iran: Diễn biến và nguyên nhân

Duy Quang
TGVN. Trong 2 tuần qua, bầu không khí chính trị tại Trung Đông đang nóng lên một cách khó lường và thế giới đang sục sôi với câu hỏi đáng sợ: Liệu chiến tranh có nổ ra giữa Mỹ - Iran?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang my iran dien bien va nguyen nhan Lãnh tụ tối cao Iran dự báo sự diệt vong của Israel và suy thoái nền văn minh Mỹ
cang thang my iran dien bien va nguyen nhan IRGC tuyên bố Mỹ không dám tấn công Iran, Lầu Năm Góc cân nhắc điều 5000 quân đến Trung Đông
cang thang my iran dien bien va nguyen nhan
Dù đưa ra nhiều lời đe dọa, bản thân Mỹ và Iran đều không muốn chiến tranh. (Nguồn: Fox News)

Đây cũng là một câu hỏi khá dễ hiểu khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố có bằng chứng tình báo xác thực rằng Iran đang lên kế hoạch tấn công người Mỹ tại Trung Đông. Đồng thời, phía Iran bị phát hiện đưa tên lửa đạn đạo lên tàu chiến ở Vịnh Ba Tư, có những động thái chuẩn bị cho chiến tranh và Tehran cũng cho biết, họ có thể sớm khởi động lại một số hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân của mình (mặc dù chưa xác nhận là có kế hoạch theo đuổi vũ khí hạt nhân).

Với những diễn biến này, cộng với hàng loạt phát biểu cứng rắn của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã khiến cho mối quan ngại về một cuộc xung đột nảy lửa giữa Washington và Tehran ngày một tăng lên.

Điều gì đang diễn ra?

Cuộc khủng hoảng thực sự bắt đầu vào ngày 5/5, khi ông Bolton tuyên bố Mỹ đang triển khai tàu sân bay tấn công USS Abraham Lincoln và một đội đặc nhiệm máy bay ném bom đến Vịnh Ba Tư để đối phó với các dấu hiệu đe doạ đáng lo ngại từ phía Iran. Ông Bolton cho biết, động thái này của Mỹ nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới Iran rằng bất cứ cuộc tấn công nào vào lợi ích của Mỹ và đồng minh của Mỹ sẽ phải trả giá đắt.

Theo các báo cáo tình báo của Mỹ, Iran dường như có ý định tấn công quân đội Mỹ ở Iraq và Syria, thậm chí định sử dụng máy bay không người lái chống lại người Mỹ tại một tuyến đường thuỷ quan trọng gần Yemen. Chưa hết, cũng có thông tin cho rằng Iran bắt đầu triển khai tên lửa hành trình lên tàu chiến của mình, tăng khả năng rằng Iran sẽ dùng tên lửa tấn công các tàu của Hải quân Mỹ.

Độ tin cậy của những thông tin tình báo trên vẫn chưa được làm rõ. Một số người cho rằng ông Bolton và những “diều hâu” khác đã thổi phồng mối đe doạ Iran. Nhưng phải nói rằng, phản ứng của Mỹ đã đẩy căng thẳng giữa Washington và Tehran lên mức độ mới, nghiêm trọng hơn trước. Các sự kiện diễn ra trong những ngày tiếp theo chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Xét về sức mạnh quân sự, trang mạng Global FirePower xếp hạng quân đội Iran đứng thứ 14 trên thế giới, cao hơn 2 bậc so với Israel. Iran có hơn 500.000 quân thường trực và 350.000 quân dự bị, chưa kể đến tổ chức Hezbollah và dân quân Shia đang chiến đấu chống IS ở Iraq.
Iran có hơn 500 máy bay, trong đó có 142 chiến đấu cơ, 1.634 xe tăng chiến đấu, 2.345 xe bọc thép, 1.900 hệ thống phóng rocket, 400 phương tiện hải quân. Ngoài ra, họ còn sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm ngắn/trung có khả năng tấn công các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Israel và các quốc gia Vùng Vịnh.

Ngày 8/5, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước Cộng hoà Hồi giáo đình chỉ thực hiện một số cam kết tự nguyện trong Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), còn gọi là Thoả thuận hạt nhân Iran 2015. Trong tuyên bố này, Tổng thống Iran thông báo sau 60 ngày, Iran sẽ “thu hẹp” việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani nếu các nước còn lại tham gia thỏa thuận gồm Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp và Đức không thực hiện cam kết liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng.

Ông Rouhani đưa ra lời đảm bảo rằng, động thái này của mình không khiến căng thẳng leo thang và giải thích con đường mà Iran đã chọn không phải để dẫn tới chiến tranh, mà là con đường của ngoại giao.

Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại tại đó. Ngày 13/5, bốn tàu chở dầu bị tấn công ngoài khơi cảng Fujairah, nơi được xem là cửa ngõ của eo biển Hormuz, một tuyến đường thủy quan trọng luôn bị Iran tuần tra ráo riết. Đây là nơi chung chuyển 1/3 sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng và 1/5 lượng dầu thô trên thế giới. Hai trong số bốn tàu này là của Arab Saudi, một của UAE – cả hai đều là đồng minh của Mỹ và kẻ thù của Iran. Chi tiết về các cuộc tấn công không được công bố rộng rãi. Cả Mỹ và đồng minh đều không công khai cung cấp bất kỳ bằng chứng cụ thể nào để chứng tỏ Iran đứng sau âm mưu này.

Bản thân Iran đã phủ nhận có liên quan tới vụ này. Nhưng chỉ 1 ngày sau, phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen đã phát động một cuộc tấn công vào đường ống dẫn dầu của Saudi Arabia. Sau đó, một trong những lãnh đạo quân sự hàng đầu của Iran kêu gọi lực lượng dân quân Iraq - vốn được Tehran hậu thuẫn - chuẩn bị chiến tranh. Điều đó lý giải vì sao Mỹ lại rút một số nhân viên ngoại giao khỏi đại sứ quán ở Baghdad và lãnh sự quán ở Erbil vào tuần vừa qua.

Căng thẳng tiềm tàng

Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ và Iran luôn có nhiều bất hòa. Năm 1979, Mỹ quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau vụ nhóm sinh viên Iran đột kích và bắt cóc 63 nhà ngoại giao Mỹ làm con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran. Kể từ đó, mối quan hệ giữa hai nước không ngừng xấu đi. Theo thời gian, Mỹ và Iran đều vướng vào các cuộc đụng độ đẫm máu. Năm 1988, Mỹ bắn nhầm máy bay Iran trên Vùng Vịnh, khiến toàn bộ 290 người trên máy bay thiệt mạng.

Nói cách khác, quan hệ Mỹ - Iran luôn ở tình trạng “chỉ mành treo chuông”, tức chỉ cần một cái “huých” nhẹ sẽ khiến tình trạng khó xử hiện nay trở nên tồi tệ hơn nhiều. Trong trường hợp này, ba cú “huých” đã “châm ngòi” cho những căng thẳng gần đây.

Thứ nhất, tháng 5/2018, Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA. Trong 1 năm sau đó, Mỹ tung ra nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran nhằm bóp nghẹt nền kinh tế, tiềm lực quân sự và ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực.

Thứ hai là cách hai bên xử lý các thông tin tình báo và triển khai hoạt động quân sự trong 2 tuần qua. Theo Wall Street Journal, Mỹ thu được một số thông tin rằng Iran sợ một cuộc tấn công bất ngờ của Mỹ. Do đó, Iran đáp trả bằng cách thực hiện các biện pháp khiêu khích để chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.

Việc hiểu lầm thông tin tình báo dẫn đến những tính toán thực tế sai lầm là rất đáng lo ngại trong những tình huống như thế này. Chẳng hạn, một động thái sai lầm của Mỹ có thể khiến Iran nghĩ rằng chiến tranh nổ ra buộc Tehran phải thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ hoặc thậm chí là tiến hành tấn công quân sự.

Thứ ba, chính quyền Trump, với sự dẫn đầu của các nhà tư tưởng “diều hâu” chống lại Iran đều muốn “dằn mặt” Iran bằng một cuộc chiến thật sự. Ông John Bolton nhiều lần lên tiếng về chế độ tại Iran và ủng hộ việc ném bom nước này nhằm ngă chặn Iran có vũ khí hạt nhân.

Có thể tránh chiến tranh?

Cả Mỹ và Iran đều có những tính toán riêng của mình. Mỹ sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Iran cũng sẽ làm mọi cách để chống lại trừng phạt của Mỹ, đòi hỏi công bằng để từ đó phát triển kinh tế và đất nước.

Đến nay, thế giới vẫn có thể “thở phào nhẹ nhõm” do viễn cảnh một cuộc chiến tranh toàn phần giữa Mỹ - Iran là khó xảy ra, do chính Mỹ, đồng minh của họ và chính bản thân Iran cũng không muốn điều này. Cả hai bên đều đã có những phát biểu khẳng định không muốn có chiến tranh.

Tất cả những gì cả hai quốc gia này đang làm chỉ là đưa ra những lời đe dọa, phô trương sức mạnh chứ không có bất cứ hành động châm ngòi chiến tranh nào. Ngoài ra, chính quyền Trump dù muốn đến mấy cũng phải chờ Quốc hội “bật đèn xanh” mới được phép phát động chiến tranh với Iran.

Washington Post dẫn một số quan chức Mỹ giấu tên nói rằng ông Trump cảm thấy bực bội khi các cố vấn của ông đang khẩn trương tiến hành chiến tranh và rằng ông thích có một cách tiếp cận mang tính ngoại giao và đối thoại trực tiếp với Iran hơn.

Tuy nhiên, do tình hình quan hệ Mỹ và Iran thời gian gần đây khá nhạy cảm, chỉ một bước sảy chân nhỏ ở bất kỳ phía nào, mọi thứ sẽ vượt quá khỏi tầm kiểm soát và một cuộc chiến tranh mới sẽ nổ ra tại khu vực Trung Đông – Vùng Vịnh. Và câu hỏi nhiều người quan tâm hơn đó là: Sau những đối đầu này, liệu có bất cứ hành động giảng hòa nào giữa hai bên hay không? Liệu Mỹ có sẵn sàng nối lại quan hệ với Iran hay tiếp tục để nó chìm sâu vào vòng xoáy của răn đe và bạo lực?

cang thang my iran dien bien va nguyen nhan Mỹ bắt giữ nhiều nhà khoa học Iran, IRGC tuyên bố kiểm soát khu vực phía Bắc eo biển Hormuz

Truyền thông Iran ngày 22/5 dẫn lời chuyên gia bình luận Massoud Shadjareh cho biết, Mỹ đã bắt giữ một số nhà khoa học Iran ...

cang thang my iran dien bien va nguyen nhan Bộ Quốc phòng Mỹ: Washington chỉ nhằm ngăn chặn Iran, không muốn khơi mào chiến tranh

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chỉ tìm cách ngăn chặn Iran chứ không muốn khơi mào một cuộc chiến tranh.

cang thang my iran dien bien va nguyen nhan Iran lựa chọn phản kháng, Tổng thống Trump lại đe dọa dùng vũ lực mạnh

Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA ngày 20/5 dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho hay, lựa chọn duy nhất của nước này ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

XSDL 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 5/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 5/5/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 5/5/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. xổ số Đà Lạt ngày ...
XSMN 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. xổ số hôm nay 5/5

XSMN 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. xổ số hôm nay 5/5

XSMN 5/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam hôm nay, Chủ nhật ngày 5/5/2024. KQSXMN. SXMN 5/5. xổ số hôm nay 5/5. Kết quả xổ số ngày ...
XSKG 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 5/5/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 5/5, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 5/5/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 5/5/2024. KQXSKG chủ Nhật. ket qua xo so Kien Giang. xổ số Kiên Giang ngày ...
XSMB 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền bắc hôm nay Chủ nhật 5/5/2024, dự đoán XSMB 5/5/2024

XSMB 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền bắc hôm nay Chủ nhật 5/5/2024, dự đoán XSMB 5/5/2024

XSMB 5/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật ngày 5/5/2024. SXMB 5/5. xổ số hôm nay 5/5. dự đoán xổ số miền Bắc ...
XSTG 5/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 5/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 5/5, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 5/5/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 5/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang nhanh nhất hôm nay - XSTG 5/5/2024. ket qua xo so Tien Giang. xổ số Tiền Giang ngày 5 ...
XSMT 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. SXMT 5/5/2024

XSMT 5/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 5/5/2024. SXMT 5/5/2024

XSMT 5/5 - xổ số hôm nay 5/5. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 5 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 5/5. XSMT ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động