Căng thẳng Trung - Ấn và hệ lụy tới hợp tác kinh tế

Căng thẳng kéo dài hơn một tháng qua giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Trung - Ấn đạt nhận thức chung về hòa bình biên giới
cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Quan hệ Trung - Ấn: An ninh bất đồng, kinh tế phát triển

Cả Bắc Kinh và New Delhi tới nay vẫn đổ lỗi cho nhau và liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn, khiến tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Chưa có lối thoát

Kể từ đầu tháng 6/2017, căng thẳng giữa hai nước lại nổ ra ở Doklam, gần ngã ba biên giới Bhutan, sau khi quân đội Trung Quốc xây dựng một con đường tại đây. Động thái này của Trung Quốc được xem là thay đổi nguyên trạng khu vực.

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới giữa hai nước. (Nguồn: Getty Images)

Mặc dù Trung Quốc và Bhutan đã trải qua nhiều thập kỷ đàm phán biên giới mà không có sự cố nghiêm trọng nào, nhưng lần này Bhutan đã cầu viện đến sự trợ giúp của Ấn Độ, một đồng minh lâu đời, để đưa quân tới khu vực tranh chấp. Căng thẳng đã tăng cao khi cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng điều quân đến gần đoạn biên giới mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng Ấn Độ lại cho rằng khu vực này thuộc lãnh thổ Bhutan.

Doka La là tên gọi của Ấn Độ cho khu vực này, trong khi Bhutan gọi là Doklam, còn Trung Quốc tuyên bố đây là một phần của vùng Donglang.

Đến nay, tình hình đối đầu quân sự căng thẳng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới Doklam vẫn không ngừng leo thang. Ấn Độ không chỉ từ chối rút quân theo yêu cầu của Trung Quốc, trái lại còn tập trung thêm nhiều binh lực tại khu vực này.

Truyền thông Ấn Độ cho biết, phía Ấn Độ hiện đã bố trí một lữ đoàn pháo binh tại đoạn phía Đông và đoạn Sikkim khu vực biên giới Trung - Ấn, đồng thời tăng cường một sư đoàn pháo binh hạng nặng được trang bị hỏa pháo cỡ nòng 105 ly, 130 ly, 155 ly, giàn hỏa tiễn BM30 nhập từ Nga và giàn hỏa tiễn do Ấn Độ sản xuất tại khu vực này. Truyền thông Trung Quốc những ngày gần đây cũng đã đăng tải nhiều bức ảnh vệ tinh về việc bố trí trận địa pháo tại khu vực biên giới của Ấn Độ.

Còn về phía Trung Quốc, những ngày gần đây, nước này đã liên tiếp bày tỏ thái độ cứng rắn, cảnh cáo Ấn Độ rằng sự kiềm chế của Bắc Kinh là có giới hạn. Trung Quốc còn cảnh báo, nếu phía Ấn Độ không rút quân, chắc chắn Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp để giải quyết.

Nhằm xoa dịu căng thẳng, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã khẳng định rằng, đối thoại mới là biện pháp giải quyết vấn đề. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 5/8 trong chuyến công du tại Myanmar cũng tuyên bố biện pháp duy nhất giải quyết xung đột Ấn Độ - Trung Quốc hiện nay là đối thoại.

Ông Narendra Modi tuyên bố: “Môi trường thế giới thế kỷ XXI tương đối hòa bình và các nước cùng dựa vào nhau, đồng thời cũng phải đối mặt với một loạt thách thức như chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu. Nhưng tôi tin rằng, thông qua truyền thống lâu đời nhất của châu Á là đối thoại và biện luận, tất yếu sẽ tìm được biện pháp giải quyết”.

Theo các nhà phân tích, phát biểu trên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào thời điểm này nhằm mục đích hạ nhiệt quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, hai bên cũng đã tiến hành hội đàm sau khi bùng nổ tranh chấp. Tuy nhiên, những động thái đang diễn ra ở biên giới hai nước cho thấy, tình hình căng thẳng vẫn chưa có lối thoát.

Thách thức “Con đường tơ lụa”  

Đánh giá về tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, các nhà phân tích nhận định, cuộc đối đầu ngay dưới chân dãy Himalaya hiện nay không chỉ gây căng thẳng chính trị cho hai “người khổng lồ” châu Á, mà còn đe dọa kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu của Bắc Kinh.

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: DNA India)

Theo số liệu của các cơ quan truyền thông Trung Quốc, nước này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Trong khi đó, Ấn Độ lại có vị trí địa lý chiến lược nằm ở trung tâm của đường dây năng lượng và Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, nên bất kỳ động thái leo thang quân sự nào từ phía Trung Quốc đều có thể làm hỏng kế hoạch thương mại toàn cầu của quốc gia này.

Các nhà phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc vẫn giữ cách tiếp cận một cách cứng rắn với Ấn Độ như hiện nay thì sẽ làm phức tạp thêm vấn đề. Khả năng cao là Ấn Độ sẽ rút lại lời đồng ý tham dự vào kế hoạch thương mại lớn của Trung Quốc, dẫn đến việc một số dự án đường sắt cao tốc trong sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc sẽ phải hoãn lại hoặc bị loại bỏ.

Dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc được khởi xướng năm 2013, nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng và thắt chặt quan hệ giữa các nước Á - Âu, chú trọng vào Vành đai kinh tế “Con đường Tơ lụa trên đất liền” và “Con đường Tơ lụa trên biển” của thế kỷ XXI.

Trên thực tế, Ấn Độ là một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc. Thời gian qua, Trung Quốc nhiều lần cố gắng thu hút nước láng giềng Ấn Độ tham gia vào dự án này, nhưng Ấn Độ hiện đang hướng tới ý tưởng về “Con đường tơ lụa” riêng của nước này. Đó là một hành lang vận tải dẫn tới Iran, Nga, vùng Caucasus và Trung Á làm phương án thay thế dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Hành lang mới được đề xuất mang tên “Bắc - Nam” (NSTC), có chiều dài 7.200 km, sẽ trải dài từ Ấn Độ tới Nga thông qua Iran và nối Vịnh Ba Tư cùng Ấn Độ Dương với Biển Caspi - hồ nước lớn nhất trên thế giới. Với dự án này, quốc gia Hồi giáo Iran sẽ trở thành một điểm nối quan trọng và là đối tác chính trong dự án này.

Các nhà phân tích cho rằng, điều khiến hành lang “Bắc - Nam” trở nên rất quan trọng là vì nó sẽ đem tới chi phí vận tải và thời gian di chuyển giảm bớt 30%. Với những cân nhắc trên, Iran, Nga cùng Ấn Độ hiện đang thảo luận về việc sử dụng các cảng Chabahar hoặc Bender Abbas để đưa hàng hóa đến các cảng Iran trên Biển Caspi.

Ngoài ra, Ấn Độ còn đang tìm kiếm một lộ trình để vận chuyển hàng hóa của nước này qua đường bộ hoặc đường sắt tới Nga và châu Âu. Nhờ tuyến đường này, không chỉ Ấn Độ mà châu Âu và Nga cũng có thể phân phối hàng hóa của mình nhanh hơn và rẻ hơn.

Chính vì vậy, việc căng thẳng biên giới chắc chắn sẽ không có lợi cho phía Trung Quốc.

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Quan hệ Trung - Ấn: Mâu thuẫn cũ, đồng thuận mới

“Chuyến thăm Ấn Độ của tôi là để nói với thế giới rằng sự tin cậy chính trị Trung - Ấn đang tăng lên, hợp ...

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Ấn Độ đề nghị Trung Quốc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ

“Trung Quốc là một nước rất nhạy cảm đối với các vấn đề liên quan tới chủ quyền của mình. Vì thế, chúng tôi hy ...

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Số 203: Cuộc đua Trung - Ấn

LTS: Trung Quốc và Ấn Độ, hai cái nôi của hai nền văn minh lớn và lâu đời bậc nhất của nhân loại, hai cường ...

 

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2024? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Trong tuần qua, giá heo hơi biến động trái chiều, tăng trong tuần và giảm nhẹ vào cuối tuần. Hiện, giá trung bình các khu vực vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4, đánh dấu tuần tăng tốc với dầu Brent tăng 2,21 USD, dầu WTI tăng khiêm tốn hơn, 71 cent.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung Đông.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động