Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Đông Nam Á*

Châu Anh
Tác giả Hoàng Thị Hà, từ Viện nghiên cứu ISEAS - Yusof Ishak, mới đây có bài viết đăng trên The Straits Times nhận định về cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Trung tại Đông Nam Á*
Trung tâm tiêm chủng vaccine tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Mỹ được cho là bị tụt hậu so với Trung Quốc trong ngoại giao vaccine ở Đông Nam Á. (Nguồn: AFP)

Trung Quốc đang làm tốt hơn và nhiều hơn Mỹ trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Nam Á, dù chính quyền của Tổng thống Joe Biden giành được nhiều thiện chí của các nước trong khu vực.

Hai cuốn sách xuất bản gần đây là “Dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong kỷ nguyên Trung Quốc” của tác giả Sebastian Strangio và “Dưới cái bóng của Bắc Kinh: Thách thức từ Trung Quốc đối với Đông Nam Á” của tác giả Murray Hiebert có điểm tương đồng nổi bật về Trung Quốc và Đông Nam Á.

“Cái bóng” là phép ẩn dụ, nhưng cũng là một thực tế khách quan của việc Trung Quốc đang án ngữ trước ngưỡng cửa Đông Nam Á.

Sự gần gũi về mặt địa lý, cùng với mối quan hệ văn hóa-lịch sử và trọng tâm là kinh tế của Trung Quốc đã trở thành cơ sở cho Bắc Kinh đề ra tầm nhìn về một “Cộng đồng cùng chung vận mệnh” với Đông Nam Á - một trật tự khu vực có thứ bậc, trong đó Bắc Kinh cho rằng, các quốc gia nhỏ hơn phải chấp nhận vai trò lãnh đạo và vị trí trung tâm của nước này như một lẽ tự nhiên.

Giải mã gen-Mặt trận mới của cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Giải mã gen-Mặt trận mới của cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Từ bên kia Thái Bình Dương, kể từ khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ đã tìm cách thách thức “sự chuyên chế về địa lý” này bằng cách xây dựng sức mạnh thông qua ảnh hưởng kinh tế, hiện diện quân sự và tính toán chiến lược bền vững nhằm xác định tương lai của Mỹ gắn liền với tương lai của châu Á-Thái Bình Dương (hoặc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương).

Cách đây một thập kỷ, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton đã báo hiệu sự "xoay trục" sang châu Á của chính quyền Tổng thống Obama khi tuyên bố rằng: “Mỹ là một cường quốc thường trực ở châu Á - không chỉ là một cường quốc ngoại giao hay quân sự, mà còn là một cường quốc kinh tế. Và chúng tôi sẽ tiếp tục hiện diện tại đây”.

Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Biden sẽ thiết lập chính xác “Xoay trục sang châu Á phiên bản 2.0” của riêng mình, định hướng chiến lược này sẽ tiếp tục được thúc đẩy và gia tăng sức mạnh với việc Mỹ xem xét Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh chiến lược đáng gờm nhất.

Mắt xích yếu

Dù được coi như một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung và sự ủng hộ hùng hồn của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đối với “vai trò chủ chốt của tính trung tâm của ASEAN ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, Đông Nam Á vẫn chỉ là một mắt xích yếu trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang hình thành của chính quyền Tổng thống Biden.

Vì thế, cho tới nay ông Biden mới chỉ thể hiện một chút cấp bách trong việc để Đông Nam Á cảm thấy rằng “Mỹ đang trở lại”. Các vị trí Đại sứ Mỹ tại Singapore và ASEAN vẫn bị bỏ trống kể từ tháng 1/2017, trong khi nhân sự Đại sứ mới cho Thái Lan và Indonesia vẫn chưa được công bố.

Tổng thống Joe Biden đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Bộ tứ trực tuyến, tiếp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại Nhà Trắng và điện đàm với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, tới nay ông Biden chưa có bất kỳ cuộc điện thoại nào với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á.

Tương tự như vậy, ông Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Seoul và Tokyo, nhưng lại bỏ qua Đông Nam Á.

Nếu có chăng thì tại Đối thoại Shangri-La 2021 ở Singapore, ông Austin dự kiến sẽ có bài phát biểu về chiến lược của Mỹ đối với khu vực. Tuy nhiên, hội nghị này đã bị hủy bỏ vào phút chót vì đại dịch Covid-19.

Địa lý có vai trò trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Đông Nam Á bởi yếu tố này xác định ưu tiên của hai cường quốc đối với khu vực.

Tin liên quan
Nhật Bản-Australia: Khi cường quốc tầm trung tìm đến nhau Nhật Bản-Australia: Khi cường quốc tầm trung tìm đến nhau

Cựu quan chức ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan đánh giá, sự hiện diện của Mỹ tại khu vực không phải chỉ là địa lý, mà còn là “kết quả của sự tính toán địa chính trị”.

Do đó, “quyền lực hiện diện” của Mỹ đòi hỏi sự quan tâm, cam kết và đầu tư bền vững của Washington.

Với Trung Quốc, sự hiện diện của nước này tại khu vực là một vấn đề thực tế, là ưu tiên hàng đầu trong văn hóa chiến lược đưa ảnh hưởng của Trung Quốc ra thế giới bên ngoài thông qua các vòng tròn đồng tâm, trong đó Đông Nam Á là khu vực gần tâm nhất.

Hơn nữa, khi sự tiếp nhận và nhận thức về ảnh hưởng của Trung Quốc đã xấu đi ở khắp các nước phương Tây, Bắc Kinh đã gia tăng hướng tới các quốc gia Đông Nam Á, nơi trở thành mục tiêu chính của chiến dịch “tấn công quyến rũ” từ Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Trung Quốc đã có nhiều cuộc hội đàm ngoại giao trực tiếp với các đối tác Đông Nam Á trong năm qua.

Trong thời gian dịch Covid-19, việc bay tới các nước tham dự các cuộc gặp trực tiếp càng có nhiều ý nghĩa hơn. Điều này thể hiện cam kết và đầu tư kiên trì vào việc xây dựng mối quan hệ, bất chấp mọi rào cản hiện hữu từ những hạn chế do đại dịch gây ra.

Kể từ tháng 10/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm hầu hết các nước ASEAN. Tháng 4, ông có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Singapore, Indonesia, Philippines và Malaysia tại Phúc Kiến, Trung Quốc.

Khi các Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và ASEAN gặp lại nhau tại Trùng Khánh vào tháng 6/2021, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN huy động sự ủng hộ của Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar, trong khi Trung Quốc thúc đẩy việc nâng tầm quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

Vị trí thứ cấp

Nếu cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á là một cuộc đua marathon kể từ ngày ông Biden nhậm chức, thì Bắc Kinh đã có một khởi đầu thuận lợi ngay trong chặng đầu tiên.

Tháng 6/2021, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Đông Nam Á bay đến Trùng Khánh để dự hội nghị đặc biệt ASEAN-Trung Quốc với ông Vương Nghị.

Trong khi đó, ngày 25/5, ông Blinken đã không thể tham dự hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ trực tuyến do chính Washington đề xuất vì sự cố liên lạc trên máy bay khi ông trên đường đến Trung Đông.

Dù thất vọng nhưng cũng không nên quá ngạc nhiên. Trước đây đã có những sự việc tương tự với những người tiền nhiệm của ông Blinken.

Ông Warren Christopher (1994) và bà Condoleezza Rice hai lần (2005 và 2007) đã không tham dự các cuộc họp với ASEAN hàng năm vì bận tham gia vào các vấn đề cấp bách của Trung Đông.

Ông James Baker (1992), bà Madeleine Albright (1998), bà Hilary Clinton (2009) và ông Mike Pompeo (2018) đã không tháp tùng các Tổng thống Mỹ tới các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vì lý do tương tự.

Quyết định của ông Biden về việc rút số lính Mỹ còn lại khỏi Afghanistan cho thấy quyết tâm của Washington trong việc xoay chuyển từ cuộc chiến chống khủng bố sang cuộc cạnh tranh có hệ thống với Trung Quốc, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, như đã từng xảy ra với chiến lược xoay trục sang châu Á 1.0 của cựu Tổng thống Barack Obama, sức hút từ Trung Đông là điều không thể cưỡng lại.

Nói cách khác, không phải siêu cường toàn cầu thỉnh thoảng bị phân tâm, mà là một lời nhắc nhở về vị trí thứ cấp lâu đời của Đông Nam Á trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Mỹ.

Tuy vậy, cựu quan chức ngoại giao Singapore, ông Bilahari Kausikan nhận thấy mặt tích cực của điều này: "Đó không hẳn là một điều xấu. Điều đó có nghĩa là các vấn đề của chúng tôi không quá tệ như ở các khu vực khác".

* Tít bài do TG&VN đặt.

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc yêu cầu Mỹ không 'gửi tín hiệu sai trái' đến Đài Loan
Tổng thống Mỹ nói về Chủ tịch Trung Quốc: 'Chúng tôi không phải là bạn cũ'
Tin thế giới 16/6: Lãnh đạo Nga-Mỹ đối mặt; Trung Quốc tuyên bố 'chẳng sợ đe dọa'; Ukraine tin tưởng không bị Mỹ 'bán đứng'
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Cơ hội thoát khỏi ‘mắt bão’ và duy trì ngọn lửa đối thoại
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Địa bàn cạnh tranh tàu ngầm chiến lược thế hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc
(theo Strait Times)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động