Cập nhật Covid-19 ngày 1/9: Biến thể Delta lây lan mạnh trước Tết Trung thu; biểu tình chống thẻ xanh ở Italy; biến thể Mu có khả năng kháng vaccine

Duy Phương
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 218,5 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,53 triệu trường hợp tử vong và gần 195,4 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngân sách năm 2022 của Hàn Quốc có thể lên tới hơn 500 tỷ USD
Số ca mắc mới Covid-19 đang tăng và biến thể Delta lây lan mạnh trước kỳ nghỉ Tết Trung Thu ở Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)

Tại Mỹ, quốc gia này là nước chịu tác động mạnh nhất bởi Covid-19, số ca mắc đã vượt mốc 40 triệu người. Cụ thể, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 40.108.986 ca mắc, trong đó có 657.892 ca tử vong.

Đáng chú ý, sự lây lan của biến thể Delta đã khiến số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại. Trong 24 giờ qua, Mỹ đã ghi nhận 152.935 ca trong tổng số 601.144 ca mắc mới trên toàn cầu, đứng đầu thế giới. Số ca tử vong mới tại Mỹ là 1.214 ca.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với 32.810.892 ca mắc và 439.054 ca tử vong. Tiếp theo là Brazil khi nước này ghi nhận 20.777.867 ca, trong đó có 580.525 ca tử vong.

* Tại châu Á

Ngày 1/9, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo số ca mắc mới Covid-19 ở Hàn Quốc đã tăng trở lại mức hơn 2.000 ca và biến thể Delta đang lây lan mạnh trước kỳ nghỉ Tết Trung thu trong tháng này.

Theo KDCA, Hàn Quốc đã phát hiện thêm 2.025 ca mắc mới, trong đó có 1.992 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 253.445.

Trong số 3.455 ca nhiễm các biến thể virus SARS-CoV-2 được thống kê trong khoảng thời gian từ ngày 22-28/8, biến thể Delta chiếm tới 99,2%.

Nước này đang lên kế hoạch tăng cường biện pháp phòng dịch đến hết tháng 9, tháng có kỳ nghỉ Tết Trung thu.

Trong khi đó, số ca mắc mới ở Nhật Bản đang có xu hướng giảm nhưng số lượng bệnh nhân nặng vẫn tăng cao kỷ lục ngày thứ 19 liên tiếp.

Ngày 31/8, nước này phát hiện thêm 17.713 ca mắc mới trên toàn quốc, giảm 3.827 ca so với một tuần trước đó.

Hiện tổng số ca mắc Covid-19 ở Nhật Bản là 1.460.046 ca, tăng 153.953 ca so với một tuần trước đó.

Trong 47 tỉnh, thành ở Nhật Bản, thủ đô Tokyo là địa phương có số ca mắc nhiều nhất (338.750 ca). Tiếp theo là Osaka (164.773 ca), Kanagawa (144.508 ca) và Saitama (98.953 ca).

Myanmar gia hạn các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với du khách cho tới ngày 30/9.

Tính tới ngày 31/8, Myanmar đã ghi nhận tổng cộng 399.282 ca mắc Covid-19, sau khi có thêm 3.399 ca mắc mới.

Với việc ghi nhận thêm 102 ca tử vong, hiện Myanmar đã có 15.389 trường hợp tử vong do Covid-19, trong khi 351.372 bệnh nhân đã khỏi hồi phục.

Hai tuần qua, Malaysia đã tiến hành giải trình tự gen đối với 265 mẫu xét nghiệm Covid-19 và xác nhận tất cả đều nhiễm biến thể Delta.

Bộ Y tế Malaysia cho biết thêm cho tới nay Malaysia đã phát hiện 1.201 ca nhiễm biến thể đáng quan ngại (VOC) và 20 trường hợp nhiễm biến thể cần lưu ý (VOI).

Trong 1.201 ca nhiễm VOC có 978 ca nhiễm biến thể Delta, 209 ca nhiễm biến thể Beta và 14 trường hợp nhiễm biến thể Alpha.

Trước tình hình biến thể mới lây lan, Hong Kong (Trung Quốc) đang thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ người dân và không loại trừ khả năng áp dụng “thẻ thông hành sức khỏe”.

Trong thời gian tới, Hong Kong có thể sẽ yêu cầu các cơ sở chỉ đón tiếp những người đã tiêm chủng.

Đồng thời, “thẻ thông hành sức khỏe” cũng có thể giúp kịp thời truy vết và ngăn chặn chuỗi lây lan, đạt được trạng thái “zero Covid-19”.

* Tại Trung Đông-châu Phi

Israel thông báo sẽ triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine Covid-19 cho quân đội.

Theo đó, những người đã tiêm mũi thứ hai 5 tháng trước đó là đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường.

Israel cho biết có tới 2.880 binh sĩ mắc Covid-19 và 3.616 binh sĩ phải cách ly tại nhà để theo dõi.

Trong khi đó, Ai Cập đang đẩy mạnh sản xuất vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) nhằm đạt mục tiêu tiêm phòng cho hơn 100 triệu người dân trước nguy cơ làn sóng thứ tư bùng phát, đồng thời sớm trở thành trung tâm xuất khẩu vaccine sang các nước châu Phi khác.

Chính phủ Ai Cập đang chuẩn bị các cơ sở mới để có thể sản xuất vài triệu liều vaccine/ngày, bên cạnh việc đàm phán với một số nhà cung cấp vaccine của châu Âu nhằm đa dạng hóa nguồn cung.

Đến nay, Ai Cập ghi nhận hơn 288.000 ca, trong đó có 16.727 ca tử vong. Các chuyên gia y tế Ai Cập dự báo đỉnh làn sóng thứ 4 dịch Covid-19 ở nước này sẽ diễn ra vào cuối tháng 9 tới.

* Tại châu Âu

Ngày 31/8, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio đã lên án "bầu không khí hận thù" chống lại chiến dịch tiêm chủng, sau khi nhận được những lời “dọa giết” trên mạng xã hội.

Các cuộc biểu tình phản đối thẻ xanh của Italy đang được lên kế hoạch tại 54 ga tàu hỏa trên khắp đất nước vào ngày 1/9, ngày mà các quy tắc đi lại mới có hiệu lực.

Ireland sẽ mở cửa hoàn toàn trở lại từ ngày 22/10 sau 18 tháng áp đặt lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19.

Cụ thể, nước này sẽ thực hiện kế hoạch mở cửa trở lại theo giai đoạn, trước mắt là nới lỏng hạn chế đối với các sự kiện trong nhà và ngoài trời và các cuộc tụ tập quy mô lớn từ ngày 6/9.

Thống kê chính thức cho thấy gần 90% người trưởng thành tại Ireland đã tiêm đủ liều vaccine.

Cùng ngày, Ireland đã công bố tài trợ bổ sung 1 triệu Euro (1,18 triệu USD) cho cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.

Cho tới nay, sự đóng góp của Nhóm châu Âu gồm Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia thành viên EU và các tổ chức tài chính trong khối, cho chương trình COVAX đạt gần 3 tỷ Euro, bảo đảm ít nhất 1,8 tỷ liều vaccine cho các quốc gia nghèo trên thế giới.

Đến nay, 218 triệu liều vaccine Covid-19 đã được phân phối đến 138 quốc gia thông qua COVAX.

Nhóm châu Âu cam kết chia sẻ thêm 200 triệu liều vaccine vào cuối năm nay, đặc biệt là thông qua cơ chế COVAX.

* Ngày 31/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, bùng phát ở Colombia hồi tháng 1 đầu năm, có tên gọi B.1.621.

B.1.621, còn gọi là biến thể Mu, đã được WHO phân loại là “biến thể đáng quan tâm” có khả năng kháng vaccine, do đó cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ về biến thể này.

Sau khi bùng phát ở Colombia hồi đầu năm, biến thể Mu đã lan sang các quốc gia khác ở Nam Mỹ và châu Âu.

WHO cho biết biến thể Mu chiếm chưa đến 0,1% số ca mắc trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở Colombia, tỷ lệ này là 39%.

* Kết quả một nghiên cứu khoa học công bố ngày 31/8 tại Mỹ cho thấy những người nhiễm virus SARS-CoV-2 có nguy cơ viêm cơ tim cao gấp 16 lần so với những người đã tiêm vaccine.

Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim ở bệnh nhân Covid-19 xuất hiện rõ ràng nhất ở những người dưới 16 tuổi, cao gấp 37 lần so với những người không mắc ở cùng nhóm tuổi.

CDC Mỹ cũng kết luận rằng việc tiêm vaccine Covid-19 đem lại nhiều lợi ích hơn là nguy cơ, ngay cả đối với những đối tượng rủi ro cao nhất.

'Để có thể sống chung với Covid-19, chúng ta còn có rất nhiều việc phải làm'

'Để có thể sống chung với Covid-19, chúng ta còn có rất nhiều việc phải làm'

Chuyên gia truyền thông Đỗ Cao Bảo (đồng sáng lập, Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập ...

Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ kéo dài bao lâu?

Sau 8 tháng ròng rã đặt mua nắp nồi, Kirsten Gjesdal - chủ cửa hàng cung cấp đồ dùng nhà bếp ở Brookings, Nam Dakota, ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức ‘Tọa đàm quốc tế vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ...
Bài tarot hôm nay 4/5: Mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp?

Bài tarot hôm nay 4/5: Mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp nhé!
Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt

Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt

Các nhà khoa học quan sát thấy một con đười ươi (vượn orangutan) bôi thảo dược lên vết thương trên mặt và dường như chữa lành vết thương này.
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Cho tôi hỏi pháp luật quy định trường hợp nào thì được cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân? – Độc giả Ánh Nguyệt
Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Nhiều tờ báo, trang web của Argentina đã đăng tải bài viết đậm nét về Ngày thống nhất đất nước 30/4, một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt ...
Chuyên gia trang điểm gốc Việt giúp Rosé BlackPink đẹp nhẹ nhàng dự sự kiện

Chuyên gia trang điểm gốc Việt giúp Rosé BlackPink đẹp nhẹ nhàng dự sự kiện

Sang Mỹ dự event đấu giá xe hơi của Pharrell Williams, Rosé được chuyên gia trang điểm Hung Vanngo chăm chút nhan sắc với layout trong trẻo.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động