Cập nhật Covid-19 ngày 7/8: Tỷ lệ tử vong tăng 4 lần, Mỹ vẫn nghiêm trọng nhất; biến chủng Delta đe dọa Trung Quốc; Singapore 'chấp nhận sống chung'

Văn An
Theo trang thống kê Worldometers.info, tính đến 9h00 ngày 7/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 202.380.346 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 4.290.213 ca tử vong. Mỹ vẫn nghiêm trọng nhất, tiếp đó là Ấn Độ và Brazil đứng thứ 3.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 7/8
Công nhân làm việc tại nghĩa trang tranh thủ nghỉ ngơi trong khi chuẩn bị nơi chôn cất cho nạn nhân Covid-19 ở Bekasi, ngoại ô Jakarta, Indonesia, ngày 15/7. (Nguồn: Reuters)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 632.641 ca tử vong trong tổng số 36.447.123 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 427.401 ca tử vong trong số 31.894.483 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 561.807 ca tử vong trong số 20.108.746 bệnh nhân.

Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 597 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 311 người và Bosnia-Herzegovina với 295 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,38 triệu ca tử vong trong hơn 41,2 triệu ca nhiễm. Tiếp đến là châu Âu, có hơn 60 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 1,2 triệu ca tử vong.

Châu Á ghi nhận hơn 923.000 ca tử vong trong hơn 63,6 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 641.900 ca tử vong trong hơn 36,8 triệu ca nhiễm. Châu Phi ghi nhận hơn 174.900 ca tử vong, Trung Đông có hơn 163.000 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 1.400 người.

* Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, trong một tháng qua, số ca mắc Covid-19 hàng ngày ở Mỹ nước này đã tăng gấp 6 lần, trong khi số ca tử vong tăng gấp 4 lần.

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và việc giảm tốc tiêm phòng vaccine được cho là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, buộc CDC Mỹ phải khuyến cáo người dân đeo khẩu trang trở lại và thậm chí tái áp đặt biện pháp hạn chế tụ tập đông người ở những khu vực điểm nóng.

Số liệu của CDC Mỹ cho thấy, mỗi ngày nước này có khoảng 120.000 ca mắc mới, chủ yếu là biến thể Delta. Các chuyên gia y tế cảnh báo biến chủng này có thể sẽ khiến biểu đồ dịch bệnh tại Mỹ tiếp tục đi lên trong những tuần tới.

Không chỉ do biến thể Delta, tâm lý bài vaccine ở một bộ phận dân chúng Mỹ cũng khiến cho số ca mắc mới tăng mạnh trong thời gian gần đây. Theo Nhà Trắng, hiện 50% dân số Mỹ đã được tiêm đầy đủ vaccine phòng Covid-19, nhưng vẫn còn nhiều người không tiêm.

CDC Mỹ mới đây cũng công bố nghiên cứu cho biết những người không được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn gấp hai lần so với những người được tiêm chủng đầy đủ.

* Trong khi đó, Viện Y tế tối cao Italy (ISS) cho biết, số ca nhiễm mới tại nhiều vùng của nước này vẫn đang tăng lên nhưng tốc độ đã chậm hơn so với các tuần trước.

Theo người đứng đầu ISS Silvio Brusaferro, biến thể Delta đang chiếm đa số các ca nhiễm mới tại Italy và tác động nhiều nhất đến nhóm đối tượng từ 10-20 tuổi. Trong ngày 6/8, nước này ghi nhận 6.599 ca nhiễm mới và 24 ca tử vong. Tỷ lệ dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm trong tuần này là 1,56%, thấp hơn so với các tuần trước đó và có thể giảm xuống còn 1,23% trong tuần tới.

Tuy nhiên, khi chỉ số này vẫn lớn hơn 1% thì có nghĩa dịch bệnh vẫn đang lan rộng. Ngoài ra, do số ca nhiễm bình quân trên 100.000 dân ở Italy vẫn ở mức trên 50 nên đang gây khó khăn cho việc truy vết và xác định nguồn lây.

Hiện đã có 64% người dân Italy trong nhóm tuổi từ 20-29 và 75% số người trong nhóm trên 50 tuổi đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Số bệnh nhân Covid-19 cần chăm sóc tăng cường tại các bệnh viện chiếm tỷ lệ 3%, trong khi số bệnh nhân cần điều trị thông thường chiếm khoảng 4%.

* Trung Quốc vừa phong tỏa thêm thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng và số ca nhiễm tiếp tục tăng. Trịnh Châu phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng tại Bệnh viện Nhân dân số 6 vào tuần trước. Tính đến ngày 5/8, thành phố này đã ghi nhận 112 ca mắc Covid-19.

Giới chức y tế Trung Quốc cho biết đợt bùng phát dịch mới nhất ở Trịnh Châu bắt nguồn từ một bệnh nhân nhiễm biến chủng Delta được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân số 6. Cơ sở này được chỉ định là nơi điều trị cho các ca Covid-19 nhập khẩu vào thành phố.

Người đứng đầu Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trịnh Châu Wang Songqiang cho biết, hầu hết các ca Covid-19 tại thành phố này đều liên quan tới Bệnh viện Nhân dân số 6, bao gồm nhân viên vệ sinh, nhân viên y tế, bệnh nhân nội trú. Ông Wang nhận định điều này cho thấy lỗ hổng trong phòng dịch tại bệnh viện này.

Theo ông Wang, nếu so sánh với các "ổ dịch" ở các thành phố như Nam Kinh, Trương Gia Giới hay Thành Đô, tình hình dịch bệnh ở Trịnh Châu lây lan rất nhanh, trong khi người bệnh có tải lượng virus lớn và sẽ mất nhiều thời gian để trở về tình trạng âm tính.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 6/8 cho biết, trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận 124 ca nhiễm mới, trong đó có 80 ca lây nhiễm trong cộng đồng, cao nhất kể từ tháng 1 năm nay. Tính đến ngày 6/8, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 93.498 ca Covid-19, trong đó hơn 4.600 trường hợp đã tử vong.

Kể từ sau đợt bùng phát dịch đầu tiên tại Vũ Hán cuối năm 2019, Trung Quốc về cơ bản đã kiểm soát được Covid-19. Các ổ dịch nhỏ vẫn xuất hiện và được kiểm soát nhanh chóng, tuy nhiên, đợt bùng phát mới đây khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

* Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Indonesia đang soạn thảo chiến lược sử dụng 300 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 dự kiến sẽ được chuyển giao cho quốc gia này trong khoảng thời gian từ tháng 8 - 12 tới.

Số vaccine này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hoạt động tiêm chủng hàng loạt được khởi động từ ngày 13/1 vừa qua, theo đó tăng gấp đôi quy mô tiêm chủng từ nay đến cuối năm, nhằm đạt được mục tiêu tiêm hai triệu liều vaccine/ngày từ nay đến tháng 12/2021.

Tính đến nay Indonesia đã tiếp nhận khoảng 152 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 và đã tiêm 69 triệu liều trong số đó.

* Tại Singapore, dù số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày chưa có chiều hướng giảm mạnh nhưng nước này vẫn quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trước thời hạn đặt ra trước đó là ngày 18/8, bắt đầu mở cửa nền kinh tế theo “4 giai đoạn” và chấp nhận “sống chung” với Covid-19, dù tỷ lệ nhiễm hay tử vong có thể gia tăng.

Số ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại “Đảo quốc Sư tử” vẫn duy trì bình quân khoảng 100 ca/ngày trong tuần qua, trong đó có từ 30-40 ca nhiễm không rõ nguồn gốc, dù nước này đã và đang thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 22/7 vừa qua.

Tuy nhiên, lực lượng đặc trách Covid-19 ngày 6/8 cho biết, nước này sẽ bắt đầu giai đoạn 1, được gọi là “giai đoạn chuẩn bị”, của tiến trình mở cửa nền kinh tế theo 4 giai đoạn, từ ngày 10/8 tới đây, với ưu tiên nới lỏng hạn chế cho nhóm người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Từ ngày 10/8, Singapore quyết định sẽ mở cửa đường biên giới, cho phép nhập cảnh đối với những người mang thẻ lao động và người đi theo, kể cả đến từ các nước thuộc diện “nguy cơ cao”, nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, bất kể loại nào trong danh mục vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép.

Lao động trong lĩnh vực giúp việc, xây dựng, cảng biển, trẻ dưới 12 tuổi sẽ được miễn yêu cầu này. Trẻ từ 12-17 tuổi cũng dược miễn trừ với điều kiện sẽ đi tiêm vaccine trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhập cảnh vào Singapore.

Bắt đầu từ ngày 21/8, Singapore sẽ cho phép những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine từ các quốc gia “rủi ro thấp” nhập cảnh vào Singapore được phép lựa chọn cách ly tại nhà 14 ngày thay vì tại các cơ sở cách ly. Trước mắt, quy định này sẽ áp dụng cho người có 21 ngày cư trú liên tục tại 8 quốc gia gồm Áo, Australia, Canada, Đức, Italy, Na Uy, Hàn Quốc và Thụy Sĩ. Singapore sẽ tiếp tục bổ sung danh sách này, đồng thời xem xét thiết lập “làn đi lại cho người đã tiêm vaccine” để bãi bỏ yêu cầu cách ly với một số quốc gia.

* Ngày 6/8, Trưởng nhóm thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson&Johnson (J&J) tại Nam Phi - bà Glenda Gray cho biết, vaccine này đang hoạt động hiệu quả tại quốc gia cực Nam châu Phi này, giúp bảo vệ người dân chống lại bệnh tật và ngăn ngừa nguy cơ tử vong.

Theo bà Gray, vaccine một liều duy nhất của J&J giúp bảo vệ người bệnh khỏi nguy cơ tử vong từ 91-96,2%, đồng thời mang lại hiệu quả bảo vệ đến 67% đối với biến thể Beta và khoảng 71% đối với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.

Vaccine của J&J được sử dụng cho các nhân viên y tế tại Nam Phi trong một chương trình thử nghiệm bắt đầu từ giữa tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 vừa qua. Tổng cộng đã có 477.234 nhân viên y tế đã được tiêm vaccine này. Cơ quan quản lý y tế của Nam Phi đã phê duyệt vaccine của J&J vào tháng 4/2021 và hiện đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng quốc gia cùng với vaccine của Pfizer (Mỹ).

CDC Mỹ chứng minh chưa tiêm vaccine Covid-19 nguy cơ tái nhiễm cao gấp đôi, 'đặt dấu hỏi' về miễn dịch tự nhiên

CDC Mỹ chứng minh chưa tiêm vaccine Covid-19 nguy cơ tái nhiễm cao gấp đôi, 'đặt dấu hỏi' về miễn dịch tự nhiên

Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã chỉ ra rằng, những người không ...

Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir: Khả năng chữa trị và liều thuốc hy vọng ngăn chặn đại dịch

Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir: Khả năng chữa trị và liều thuốc hy vọng ngăn chặn đại dịch

Gần một năm rưỡi chiến đấu với đại dịch giành giật sự sống cho con người, thuốc điều trị Covid-19 vẫn là một thách thức ...

Biến thể Delta khiến 'Cuộc chiến chống Covid-19' phải thay đổi: Tiêm vaccine hay là chết?

Biến thể Delta khiến 'Cuộc chiến chống Covid-19' phải thay đổi: Tiêm vaccine hay là chết?

Biến thể Delta đang làm thay đổi 'Cuộc chiến chống Covid-19'. CDC Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi toàn cầu cần có những phản ứng ...

(theo Sputnik, AP, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của ...
Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 9/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 9/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh nhanh nhất hôm nay - XSTN 9/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, đã có cuộc gặp với lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động