Câu chuyện Belarus: Trong xung, ngoài khắc

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Thái độ của Liên minh châu Âu (EU) đối với tình hình Belarus cho thấy đây không còn là chuyện riêng của Belarus. EU muốn gì trong câu chuyện này? Và nước Nga của Tổng thống Putin sẽ ứng xử ra sao? Báo Thế giới & Việt Nam phân tích.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Lukashenko đang 'đi trên dây'?
Tổng thống Belarus kêu gọi dùng biện pháp cứng rắn, cáo buộc bên ngoài dàn dựng 'cách mạng màu'
Câu chuyện Belarus: Trong xung, ngoài khắc
Chừng nào chỉ có người dân ở Belarus xuống đường tuần hành phản đối kết quả bầu cử kia và thậm chí cả đòi ông Lukashenko từ chức thì chừng ấy vẫn còn chỉ là chuyện nội bộ của Belarus. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Những gì đang diễn ra ở Belarus không còn là chuyện riêng của chính quyền và người dân ở đất nước này nữa mà còn trở thành chuyện chung của châu Âu sau khi Liên minh châu Âu (EU) không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống mới. Theo xác nhận chính thức của chính quyền ở Belarus, Tổng thống nước này Alexander Lukashenko đã tái đắc cử với tỷ lệ phiếu bầu cao hơn 80% - sau 26 năm cầm quyền liên tục. EU cho rằng ông Lukashenko có được kết quả bầu cử ấy nhờ gian lận bầu cử.

Cách mạng mầu hay mùa Xuân Ả rập?

Chừng nào chỉ có người dân ở Belarus xuống đường tuần hành phản đối kết quả bầu cử kia và thậm chí cả đòi ông Lukashenko từ chức thì chừng ấy vẫn còn chỉ là chuyện nội bộ của Belarus. Nhưng một khi EU đã bàn tính đến chuyện trừng phạt ông Lukashenko và đã quyết định không công nhận kết quả bầu cử nói trên thì có nghĩa là EU không tiếp tục công nhận ông Lukashenko là tổng thống hợp pháp hợp hiến ở Belarus, EU muốn và đòi người này phải rời khỏi quyền lực hoặc phải tiến hành tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống ở nơi đây. Một khi đã công khai đứng về phía phe đối lập ở Belarus thì cũng có nghĩa là EU nhìn chuyện đang xảy ra ở Belarus là chuyện của cả EU và châu Âu.

Tình thế như vậy không để cho nước Nga và cá nhân Tổng thống nước này Vladimir Putin ở ngoài cuộc, bất kể phía Nga muốn hay không muốn.

Trong thời gian cầm quyền dài đến nay, ông Lukashenko đã vài lần bị thách thức quyền lực từ phía phe đối lập và rồi lần nào cũng đè bẹp được sự chống đối của phe đối lập. Lần này, thách thức ấy nghiêm trọng hơn và mạnh mẽ hơn, có tính tổ chức cao hơn và đặc biệt là có được sự trợ giúp đắc lực từ bên ngoài. Vì thế, mối bất hoà giữa ông Lukashenko và phe đối lập lần này dường như có mức độ không khoan nhượng quyết liệt chưa từng thấy. Có vẻ như phe đối lập ở đây hiện cho rằng cơ hội đã xuất hiện, thời điểm đã thích hợp và điều kiện bên trong cũng như bên ngoài đã chín muồi cho việc lật đổ vị thế quyền lực của ông Lukashenko.

Tin liên quan
Belarus - Belarus - 'Lưỡi dao kề sát cổ', kịch bản xấu nhất của NATO sẽ là gì?

Thật ra, EU và NATO đã từ lâu rồi rất muốn ở Belarus xảy ra cuộc “cách mạng mầu” nào đó hay bùng phát làn sóng mùa nào đấy giúp Phương Tây tách đất nước này ra khỏi những gắn bó, liên kết hay ràng buộc với Nga, tức là ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga. Mỹ, EU và NATO đã từng tranh thủ và lôi kéo ông Lukashenko, rồi trừng phạt người này vì mục tiêu ấy.

Ở châu Âu, Belarus là vùng đệm giữa EU và NATO với Nga, có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với EU và NATO cũng như đối với Nga. Cái khó đối với EU và Nato là Belarus phụ thuộc quá lớn vào mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Nga, đặc biệt vào cung ứng năng lượng từ Nga, và ông Lukashenko lại rất thành thạo chiến thuật "chao đảo theo thời và cân bằng tuỳ lúc" giữa Nga và Phương Tây.

Cái khó nữa đối với EU và NATO là người dân ở Belarus có mối quan hệ thân thiện với Nga. Người dân ở Belarus hiện tại xuống đường biểu tình vì kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi và đòi ông Lukashenko ra đi chứ không phải vì sự lựa chọn giữa thân Nga hay thân Phương Tây như chính biến đã xảy ra ở Grudia hay Ukraine. Rồi đây chưa biết sẽ thế nào chứ hiện tại thì Belarus giống làn sóng “mùa xuân Ả rập” nhiều hơn là giống các dạng “cách mạng mầu” đã từng xảy ra ở một số nước trong vùng láng giềng xung quanh Nga.

Giải pháp nào các bên đang nhắm tới?

Mục tiêu của EU là ông Lukashenko rời khỏi quyền lực hoặc ít nhất thì cũng phải chấp nhận tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống dưới sự giám sát của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE). EU hậu thuẫn phe đối lập nhưng cũng lại phải rất thận trọng để tránh ông Lukashenko có cớ áp dụng những biện pháp đối phó cứng rắn và ngăn ngừa sự can thiệp quân sự của Nga như Nga đã hành động ở Grudia và Ukraine.

Vì thế, chiến lược và sách lược của EU là vừa hậu thuẫn phe đối lập, vừa gia tăng áp lực đối với cá nhân ông Lukashenko lại vừa tranh thủ và lôi kéo Nga vào liên thủ thống nhất quan điểm và phối hợp hành động. Trước hết, EU ưu tiên cho việc gia tăng áp lực đối với ông Lukashenko đến mức người này phải chấp nhận tiến hành bầu cử tổng thống lại và EU tin rằng lần này chắc chắn ông Lukashenko không thể đắc cử được. Dùng cử tri Belarus lật đổ ông Lukashenko là thượng sách của EU, giúp EU đạt mục đích, tránh bạo lực ở Belarus và Nga không có cớ để can thiệp quân sự giúp ông Lukashenko tiếp tục tại vị.

Những diễn biến mới khiến Belarus trở thành hóc búa lớn hiện tại đối với Nga. Thật ra, ai cầm quyền ở Belarus không quan trọng đối với Nga bằng việc đất nước này không trở nên như Grudia hay Ukraine.

PHÂN TÍCH. Mỹ-Iran: Bên quyết phá, phía cố giữ

PHÂN TÍCH. Mỹ-Iran: Bên quyết phá, phía cố giữ

TGVN. Xung khắc Mỹ-Iran có diễn biến mới khi HĐBA LHQ không thông qua việc kéo dài lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Iran. ...

Thời ông Lukashenko trị vì Belarus, đất nước này và Nga có mối quan hệ rất thân thiết nhưng Nga đâu có thể hoàn toàn hài lòng và yên tâm về ông Lukashenko. Cái khó của Nga là phải tránh bị buộc phải can thiệp quân sự vào diễn biến tình hình ở Belarus vì nếu can thiệp quân sự vào Belarus sẽ gặp thêm khó khăn với EU và với chính người dân ở Belarus trong khi chưa thể chắc chắn có bảo vệ mãi được quyền lực cho ông Lukashenko hay không. Nhưng Nga không thể không tỏ thái độ hay hành động gì vì chuyện xảy ra ở Belarus theo kịch bản nào cũng đều có tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc tới Nga.

Cái mà Nga cần ở Belarus là an ninh và ổn định, bất kể với hay không với ông Lukashenko và sự an ninh và ổn định này không phải là kết quả của sự tác động hay can dự trực tiếp cũng như gián tiếp của EU, NATO, Mỹ hay thậm chí của LHQ hoặc OSCE.

Trong thực chất, Belarus hiện tại giống Armenia hồi năm 2018 chứ không giống Grudia hồi 2003/2004 và 2008 cũng như Ukraine hồi 2013/2014. Vì thế, cái gọi là "Giải pháp Armenia" hiện tại có lợi nhất cho Nga, tức là thay đổi chính trị quyền lực ở bên trong Belarus mà mọi mối quan hệ của Belarus với Nga không hề bị suy xuyển gì.

Ẩn số ngoài dự liệu chủ động của Nga mà Nga hiện phải lựa để quyết bước đi tiếp là ông Lukashenko quyền biến thế nào và EU, NATO có chịu để cho Nga chỉ được không mất hoặc mất ít được nhiều hay không.

Belarus sẽ phản ứng không báo trước đối với mọi động thái xâm phạm biên giới

Belarus sẽ phản ứng không báo trước đối với mọi động thái xâm phạm biên giới

TGVN. Sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng thông báo về sự gia tăng tần suất các chuyến bay gần biên giới, Tổng thống Belarus ...

Belarus - 'Lưỡi dao kề sát cổ', kịch bản xấu nhất của NATO sẽ là gì?

Belarus - 'Lưỡi dao kề sát cổ', kịch bản xấu nhất của NATO sẽ là gì?

TGVN, Tình hình Belarus đang rất phức tạp khiến NATO không khỏi "mất ăn mất ngủ" trước mỗi động thái của Nga.

Tình hình Belarus: Giữa khủng hoảng, Minsk rầm rộ tập trận đề phòng bị 'can thiệp nội bộ'

Tình hình Belarus: Giữa khủng hoảng, Minsk rầm rộ tập trận đề phòng bị 'can thiệp nội bộ'

TGVN. Ngày 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin thông báo đã ra lệnh tổ chức diễn tập quân sự chiến thuật trên quy ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động