TIN LIÊN QUAN | |
Liệu yếu tố Iran sẽ ‘gây bất ngờ’ trước thềm bầu cử Mỹ? | |
Hội đồng Bảo an bác nghị quyết gia hạn lệnh cấm vũ khí đối với Iran, Mỹ thất vọng |
Mỹ đơn phương rút ra khỏi JCPOA vào năm 2018. Ông Trump hiện muốn buộc Iran phải đàm phán với Mỹ về thoả thuận khác. (Biếm họa của Stephane Peray (Thailand) |
Nhìn vào kết quả biểu quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thì Mỹ đã bị thất bại khi mong muốn kéo dài thời hạn cấm xuất khẩu vũ khí cho Iran bị bác bỏ.
Mỹ có “cố đấm ăn xôi”?
Trong số 15 thành viên hiện tại của HĐBA LHQ, chỉ có Cộng hòa Dominica ủng hộ Mỹ trong khi Nga và Trung Quốc phản đối và 11 thành viên khác bỏ phiếu trắng, tức là cả Anh, Pháp và Đức vốn là những bên cùng tham gia đàm phán và ký kết với Mỹ, Iran, Trung Quốc và Nga về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran, viết tắt là JCPOA, hồi mùa hè năm 2015 đều không ủng hộ Mỹ.
Thật ra, cả ba nước này đều tán thành việc gia hạn quy định cấm nói trên, nhưng chỉ gia hạn có thời hạn chứ không phải vô thời hạn như Mỹ yêu cầu. Cách đây 13 năm, LHQ đã có quy định cấm này và theo JCPOA thì quy định ấy sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/10 tới. Cho dù biết trước chắc chắn là đòi hỏi nói trên sẽ không được HĐBA LHQ chấp nhận, phía Mỹ vẫn đưa ra biểu quyết, không phải vì phía Mỹ "cố đấm ăn xôi" mà vì dù nó được HĐBA LHQ chấp thuận hay bác bỏ thì phía Mỹ vẫn đều đạt được mục đích đề ra.
| Trung Quốc-Iran: Ba điều đáng ngẫm từ một thỏa thuận TGVN. Việc Trung Quốc-Iran hợp tác, đi ngược lại với lợi ích của Washington không mới, nhưng dự thảo thỏa thuận giữa Trung Quốc-Iran vẫn cho ... |
Nếu HĐBA LHQ đồng ý gia hạn vô thời hạn quy định cấm này thì Mỹ dù đã đơn phương rút khỏi JCPOA vẫn buộc được Iran phải tiếp tục tuân thủ JCPOA, còn nếu HĐBA LHQ không thuận theo ý Mỹ thì Mỹ có cớ để kích hoạt cái gọi là "cơ chế Snapback" cài trong JCPOA. Theo đó, khi có bên tham gia ký kết JCPOA cho rằng Iran không tuân thủ JCPOA thì tự khắc có thể yêu cầu LHQ lên án Iran và kích hoạt trở lại mọi biện pháp chính sách trừng phạt mà LHQ đã áp dụng đối với Iran như ở thời trước khi có JCPOA mà không cần đến sự đồng ý của bất kỳ ai đó khác, tức là không bị ai trong LHQ phủ quyết.
Hồi năm 2015, JCPOA được coi là một trong những thành tựu chính trị ngoại giao và an ninh thế giới nổi bật của Tổng thống Mỹ khi ấy là Barack Obama và Liên minh châu Âu (EU). Người kế nhiệm ông Obama là ông Donald Trump lại coi đấy là "một trong những thoả thuận tồi tệ nhất đối với nước Mỹ". Người này lại còn tìm kiếm cho mình sự sảng khoái và hứng thú cao độ ở việc lật ngược hay huỷ hoại mọi thành quả cầm quyền của người tiền nhiệm. Vì thế, Mỹ đơn phương rút ra khỏi JCPOA vào năm 2018. Ông Trump muốn buộc Iran phải đàm phán với Mỹ về thoả thuận khác bao hàm không những chỉ có vấn đề hạt nhân mà còn cả vấn đề chương trình tên lửa của Iran và toàn bộ định hướng chính sách đối ngoại cũng như chiến lược của Iran đối với khu vực.
Mỹ thực chất muốn điều gì?
Tin liên quan |
Đối đầu Mỹ-Iran: Thực chất khác biểu hiện |
Thực chất mục đích của phía Mỹ trong chuyện này là không bị ràng buộc nữa vào những cam kết trong JCPOA nhưng Iran vẫn tuân thủ JCPOA hoặc đẩy Iran vào tình thế cũng tự rút khỏi JCPOA như Mỹ. Cho nên, ở đây có thể thấy được rất rõ là phía Mỹ không chỉ tiếp tục chiến lược và sách lược gia tăng tối đa áp lực đối với Iran và tiếp tục gây khó dễ như có thể được với Iran mà còn quyết tâm đến cùng và bằng mọi giá huỷ hoại JCPOA.
Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức lại nỗ lực đến cùng để cứu JCPOA. Bộ ba ở châu Âu có lợi ích an ninh thiết thực và nhu cầu giữ thể diện trong việc giải cứu JCPOA. Nga và Trung Quốc có mối quan hệ hợp tác gắn bó và ràng buộc lợi ích chiến lược thiết thực với Iran. Tất cả những nước này đều có xung khắc lợi ích rất căn bản với Mỹ trong quan hệ với Iran. Họ không để cho Mỹ toại nguyện với chủ ý vừa rồi trong HĐBA LHQ còn vì muốn để ngỏ mọi triển vọng cho JCPOA ở thời sau cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở Mỹ, tức là duy trì vị thế thuận lợi nhất cho họ trong cả trường hợp ông Trump tái đắc cử lẫn kịch bản người này bị ông Joe Biden thay thế. Đặc biệt là Nga và Trung Quốc đâu có dễ làm bàn không công để giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống.
Thực chất mục đích của phía Mỹ trong chuyện này là không bị ràng buộc nữa vào những cam kết trong JCPOA nhưng Iran vẫn tuân thủ JCPOA hoặc đẩy Iran vào tình thế cũng tự rút khỏi JCPOA như Mỹ. |
Ông Trump cho biết sẽ kích hoạt sớm cơ chế Snapback và động thái này sẽ làm nội bộ HĐBA LHQ bị phân rẽ thêm sâu sắc giữa phe ủng hộ Mỹ và phía không ủng hộ Mỹ. Vấn đề đặt ra ở đây là Mỹ có quyền hợp pháp để làm việc ấy hay không. Mỹ đã đơn phương rút ra khỏi JCPOA và không còn thực hiện những cam kết của Mỹ trong JCPOA nên theo lập luận của những bên còn lại thì Mỹ đã tự tước bỏ cái quyền kích hoạt cơ chế Snapback. Phía Mỹ lại quả quyết là Mỹ dù đã không còn tham gia JCPOA vẫn có quyền kích hoạt cơ chế đặc biệt kia.
Mỹ sẽ dừng hay tiếp tục cấm vận?
Sự bất đồng quan điểm này sẽ không khi nào được hoá giải bởi Mỹ quyết phá trong khi phía kia cố bảo tồn JCPOA. Bởi thế, kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là Mỹ rồi đây sẽ kích hoạt cơ chế này trên danh nghĩa chính thức và tìm cách tập hợp lực lượng xung quanh Mỹ để thực hiện trở lại mọi biện pháp trừng phạt Iran. Mỹ sẽ sử dụng cả cái gọi là biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với những bên không thuận theo Mỹ tham gia trừng phạt Iran. Điều Mỹ cần trên thực tế ở đây là danh chính ngôn thuận và đông đảo các nước trên thế giới tham gia trừng phạt Iran chứ còn trong thực chất cho đến nay Mỹ đã áp dụng gần như tối đa mọi hình thức và mức độ riêng của Mỹ trừng phạt Iran.
Nhưng vẫn còn hai tháng từ nay cho đến ngày 18/10 tới. Đối với chính trị và ngoại giao thế giới, hai tháng là khoảng thời gian không hề ngắn, nếu như không muốn nói là dài, thừa đủ cho nhiều diễn biến bất ngờ mới, kể cả trong hay liên quan đến câu chuyện này.
| Liệu yếu tố Iran sẽ ‘gây bất ngờ’ trước thềm bầu cử Mỹ? TGVN. Liệu vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (Quds), bằng máy bay không người ... |
| Mỹ đang đẩy Trung Quốc và Iran ‘về chung lối’? TGVN. Những diễn biến gần đây cho thấy hai đối thủ lớn của Mỹ là Trung Quốc và Iran có thể đã tìm thấy một ... |
| Iran đỡ 'gắt', Mỹ để ngỏ khả năng ngoại giao, tia sáng lạc quan đã le lói? TGVN. Ngày 5/6, Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran Brian Hook tuyên bố, Washington vẫn để ngỏ khả năng đàm phán rộng hơn với ... |
| Mỹ vạch ranh giới ở vùng Vịnh, Iran phản ứng TGVN. Ngày 20/5, hãng tin ISNA dẫn lời một sĩ quan quân đội Iran tuyên bố, Hải quân nước này sẽ duy trì các nhiệm ... |