Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Việt Hoàng
Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn gây ảnh hưởng sâu rộng đến quan hệ quốc tế, đặc biệt với khu vực Nam bán cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 tại Mỹ ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng. (Nguồn: South China Morning Post)
Với tôn chỉ "Nước Mỹ trên hết", nhiệm kỳ “Trump 2.0” có thể mang lại những tác động sâu sắc và toàn diện với khu vực Nam bán cầu. (Nguồn: South China Morning Post)

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thu hút dư luận quốc tế đã ngã ngũ với màn “tái xuất” Nhà Trắng thành công của ông Donald Trump trước đối thủ Kamala Harris. Sự trở lại lịch sử này hứa hẹn có nhiều tác động đối với thế giới, đặc biệt là tình hình Ukraine, Dải Gaza hay khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đáng chú ý, trọng điểm bàn luận của giới học thuật gần đây là tác động của nhiệm kỳ Tổng thống đắc cử Trump với khu vực Nam bán cầu.

Các cường quốc mới nổi Nam bán cầu như Brazil, Mexico, Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi, đóng vai trò ngày càng lớn trong nền chính trị thế giới. Các Hội nghị thượng đỉnh gần đây của BRICS (tại Kazan 2024) và G20 (tại New Delhi 2023) là minh chứng cụ thể cho sức ảnh hưởng của những “ngôi sao đang lên” tại Nam bán cầu trong tái cấu trúc hệ thống đa phương, khiến các siêu cường không còn là động lực duy nhất trong quan hệ quốc tế.

Trong nhiệm kỳ “Trump 1.0”, nhóm các nước Nam bán cầu chịu sức ép phải giữ khoảng cách trong quan hệ với Trung Quốc. Trong đó, New Delhi đã trở thành một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ thông qua cơ chế Bộ tứ (Quad). Trong lịch sử, New Delhi và Bắc Kinh tồn tại nhiều bất đồng khó giải quyết, căng thẳng biên giới giữa 2 nước cũng thường xuyên gây xáo trộn địa chính trị và an ninh khu vực Nam Á.

Tin liên quan
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’ Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể dẫn tới căng thẳng ngoại giao, đặc biệt với Mexico, trong bối cảnh ông sẽ áp dụng cách tiếp cận đối đầu về vấn đề nhập cư. Nếu Mexico không gắn chặt lợi ích với Mỹ, nước này có thể đối mặt bất ổn địa chính trị nghiêm trọng. Nếu chính quyền mới của Washington giảm cam kết an ninh với Mexico, quốc gia Mỹ Latinh này sẽ cần tăng cường tự chủ quốc phòng.

Nhiệm kỳ “Trump 2.0” có thể khởi mào biến động kinh tế tại khu vực Nam bán cầu do lập trường theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống đắc cử Trump. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng đề cập việc gia tăng áp đặt thuế quan với hàng nhập khẩu vào Mỹ, vốn có thể ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển, đồng thời tiềm ẩn nhiều hậu quả với lực lượng lao động và gây ra bất ổn thị trường, đặc biệt tại khu vực châu Á và Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, ông Trump cũng tuyên bố không ủng hộ xe điện (EV) và khẳng định sẽ hủy bỏ các quy định bắt buộc về EV ngay ngày đầu tiên nhậm chức.

Ông Trump hứa hẹn sẽ áp thuế khoảng 60% lên các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, loại bỏ quy chế tối huệ quốc (MFN) với Bắc Kinh và có thể tái khởi động thương chiến Mỹ-Trung. Nếu Bắc Kinh bị loại khỏi danh sách MFN, căng thẳng giữa hai cường quốc có thể khiến các doanh nghiệp dịch chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác ở Nam bán cầu.

Nếu Tổng thống đắc cử Mỹ áp đặt lãi suất với hàng nhập khẩu quốc tế, hệ quả là nước này sẽ xảy ra lạm phát. Muốn đối phó vấn đề này, Washington sẽ cần điều chỉnh chính sách tài khóa để kéo lãi suất tăng. Điều này có thể gây xáo trộn dòng chảy thương mại toàn cầu, bởi đồng USD hiện được coi là thước đo tăng trưởng kinh tế thế giới.

Như câu nói: “Khi Mỹ hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh” (“When US sneezes, the world catches the cold”), việc ông Trump quay trở lại Nhà Trắng có thể khơi mào sóng ngầm biến động trong thị trường toàn cầu, khi Tổng thống đắc cử Mỹ được dự báo sẽ đảo ngược đường lối điều hành của người tiền nhiệm Joe Biden và tái áp dụng chính sách của nhiệm kỳ đầu tiên.

Phát huy khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và tôn chỉ “Nước Mỹ trên hết”, Washington có thể sẽ thu hẹp nguồn tài trợ cho các tổ chức quốc tế, cũng như khiến những đồng minh như Liên minh châu Âu đối diện thách thức kinh tế và chính trị.

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ ...

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - viện nghiên cứu chính sách độc lập của Mỹ đưa ra những phân tích, nhận ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump ...

Liệu hiệp ước an ninh AUKUS có thể tồn tại dưới thời ông Donald Trump?

Liệu hiệp ước an ninh AUKUS có thể tồn tại dưới thời ông Donald Trump?

Khi ông Donald Trump trở thành ông chủ Nhà Trắng thứ 47, tương lai của hiệp ước an ninh 3 bên giữa Mỹ, Anh và ...

(theo Modern Diplomacy)

Đọc thêm

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Hoa hậu Nông Thúy Hằng trình diễn áo dài cưới lấy cảm hứng rồng, phượng

Hoa hậu Nông Thúy Hằng trình diễn áo dài cưới lấy cảm hứng rồng, phượng

Hoa hậu Nông Thúy Hằng sóng đôi quán quân The Face Mạc Trung Kiên trình diễn áo dài cưới.
Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Sắc xanh bao trùm

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Sắc xanh bao trùm

Giá xăng dầu hôm nay 24/12, giá dầu bắt đầu phiên giao dịch trong sắc xanh với cả dầu Brent và WTI đều tăng nhẹ.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Quan điểm phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đã được đề cập trong Hiến pháp 2013 tại khoản 2, Điều 63: “Nhà nước khuyến khích mọi hoạt ...
SUV điện Lynk & Co 02 ra mắt tại Trung Quốc, giá từ 484 triệu đồng

SUV điện Lynk & Co 02 ra mắt tại Trung Quốc, giá từ 484 triệu đồng

Hãng xe Trung Quốc vừa ra mắt mẫu SUV điện Lynk & Co 02 tại thị trường quê nhà với mức giá khởi điểm từ 138.900 Nhân dân tệ (tương ...
Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Mexico đứng về phía Panama, phản pháo gắt trước phát ngôn 'gây bão' của ông Trump

Mexico đứng về phía Panama, phản pháo gắt trước phát ngôn 'gây bão' của ông Trump

Tổng thống Mexico bày tỏ tình đoàn kết với Panama trước lời đe dọa của Tổng thống đắc cử Mỹ nhằm giành lại quyền kiểm soát kênh đào của quốc gia Trung Mỹ.
Phe đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo

Phe đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo

Ngày 24/12, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính của Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiến hành luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo.
Nội các mới ra mắt, Thủ tướng Pháp vững tin vào kinh nghiệm hòa giải giữa lúc sóng gió

Nội các mới ra mắt, Thủ tướng Pháp vững tin vào kinh nghiệm hòa giải giữa lúc sóng gió

Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các gồm 34 bộ trưởng từ cả cánh hữu, trung dung và cánh tả.
Tình hình Syria: Các nước bắn tiếng tới chính quyền lâm thời, một quốc gia muốn 'rót tiền'

Tình hình Syria: Các nước bắn tiếng tới chính quyền lâm thời, một quốc gia muốn 'rót tiền'

Một số quốc gia cử phái đoàn cũng như tỏ thiện chí đối với chính quyền lâm thời ở Syria, sau sự sụp đổ của chính quyền al-Assad hôm 8/12.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Phiên bản di động