Đối đầu Mỹ-Iran: Thực chất khác biểu hiện

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuy mạnh miệng lớn giọng trong mọi cáo buộc, phê trách hay gây áp lực đối với Iran, nhưng lại không dám tiến hành tấn công quân sự vào Iran. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi dau my iran thuc chat khac bieu hien Đối đầu với Iran: Tổng thống Trump sẽ chỉ thất bại
doi dau my iran thuc chat khac bieu hien Cuộc chơi mạo hiểm của Mỹ và Iran tại Trung Đông
doi dau my iran thuc chat khac bieu hien
Tông điệu chung của chính quyền Mỹ vốn luôn là không hề loại trừ khả năng tấn công quân sự Ỉan, nhưng cho đến nay vẫn là gia tăng các trừng phạt! (Minh hoạ của Bruce Plante trên TulsaWorld.com)

Nhiều ngày đã trôi qua kể từ sau các vụ tấn công vào một số cơ sở khai thác và tinh lọc dầu lửa của Saudi Arabia Câu hỏi về ai là tác giả của những vụ tấn công này xem ra vẫn chưa có được câu trả lời chuẩn xác.

Lực lượng vũ trang người Houthi ở Yemen đã đứng ra nhận trách nhiệm, Mỹ và Saudi Arabia không muốn tin và tìm mọi cách để chứng minh là lực lượng này không thể là tác giả của các vụ tấn công kia vì mục đích và lợi ích của họ là đổ hết mọi trách nhiệm cho Iran. Chỉ có điều là Mỹ chưa chứng minh được và thừa biết nếu có chứng minh thì thế giới bên ngoài cũng chẳng mấy ai tin Mỹ. Saudi Arabia đã trưng bày nhiều bằng chứng nhưng cũng không thể chứng minh và thuyết phục bên ngoài tin rằng Iran là chủ mưu, thủ phạm hay liên đới. Chừng nào không có được bằng chứng thuyết phục, xác thực và cụ thể, chừng đó Mỹ, Saudi Arabia và đồng minh không thể tập hợp được lực lượng rộng rãi trên thế giới cùng đối địch Iran.

Mỹ và Saudi Arabia không còn nhiều lựa chọn

Bản thân cuộc tấn công này đã đẩy cả Mỹ lẫn Saudi Arabia vào tình thế khó xử đã đành. Việc cả hai đều rất nhanh chóng quả quyết Iran là tác giả hoặc đứng sau mà bây giờ thực tế lại không phải như vậy khiến cho mức độ khó xử này tăng lên gấp bội đối với họ. Cuộc tấn công đã bộc lộ những điểm yếu tai hại đối với Mỹ và Saudi Arabia trong việc bảo vệ an ninh cho Saudi Arabia nói chung và trong việc đối phó với cách thức tấn công quân sự bằng thiết bị bay không người lái nói riêng. Một khi đã cáo buộc và đổ trách nhiệm cho Iran thì Saudi Arabia và Mỹ buộc phải có những biện pháp đáp trả Iran. Nhưng cả hai hiện lại đều đâu có nhiều sự lựa chọn biện pháp chính sách đối phó Iran.

Dùng biện pháp quân sự là một sự lựa chọn của họ. Saudi Arabia dẫu có muốn thì cũng không dám gây đụng độ quân sự trực tiếp với Iran cho dù coi Iran là kẻ thù không đội trời chung từ nhiều năm nay. Vương triều này không phải là đối thủ quân sự của Iran và luôn phải dựa vào uy, mượn cái oai của Mỹ để đối đầu với Iran. Cho nên sách lược của Saudi Arabia xưa nay vẫn luôn là kích động Mỹ đối đầu Iran, tham gia những liên quân hoặc chủ động tập hợp lực lượng xung quanh mình cùng đối đầu Iran hay tiến hành kiểu "chiến tranh qua tay kẻ khác" với Iran như ở Yemen hay Syria. Sau các vụ tấn công vừa rồi, Saudi Arabia vừa tìm kiếm bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc Iran là thủ phạm và vừa thực hiện một số hoạt động quân sự nhằm vào người Houthi ở Yemen.

doi dau my iran thuc chat khac bieu hien Gặp gỡ cấp cao Mỹ - Iran: Không loại trừ nhưng khó khả thi

TGVN. Sau hội nghị G7, thế giới cảm nhận là quan hệ giữa Mỹ - Iran đang được bẻ lái chuyển chiều theo hướng giảm ...

Mỹ đã bài binh bố trận sẵn sàng ở vùng Vịnh từ nhiều năm nay rồi cho kịch bản tiến hành xung đột quân sự hoặc chiến tranh với Iran. Tông điệu chung của chính quyền Mỹ vốn luôn là không hề loại trừ khả năng tấn công quân sự Iran. Tuy nhiên, cho tới nay, Mỹ chưa tiến hành tấn công quân sự Iran, không phải vì Mỹ không thể mà vì Mỹ không dám.

Những người tiền nhiệm đã như vậy và tổng thống đương nhiệm của Mỹ Donald Trump lại càng như vậy. Người này tuy mạnh miệng lớn giọng hơn những người tiền nhiệm trong mọi cáo buộc, phê trách hay gây áp lực đối với Iran, nhưng lại càng không dám tiến hành tấn công quân sự vào Iran vì hai ràng buộc mà những người tiền nhiệm không bị.

Thứ nhất, ông Trump cam kết với cử tri Mỹ là không để cho nước Mỹ tiến hành chiến tranh ở bên ngoài nước Mỹ và chấm dứt những cuộc chiến tranh mà nước Mỹ đã tiến hành và hiện bị sa lầy ở bên ngoài nước Mỹ như Afghanistan, Iraq hay Syria. Ông Trump coi đấy và người Mỹ cũng hiểu đấy là một trong những nội hàm trọng tâm và cốt lõi nhất của khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết". Ông Trump ý thức được rằng chỉ có thể có được tác động dân tuý của cả khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" khi chấm dứt can thiệp quân sự của Mỹở bên ngoài nước Mỹ chứ không gây ra và sa đà vào các cuộc chiến tranh hay xung đột vũ trang mới.

Thứ hai, mục tiêu hiện được ông Trump dành cho ưu tiên hàng đầu là tái đắc cử tổng thống Mỹ năm 2020. Nếu gây chiến với Iran mà giành được phiếu bàu của cử tri Mỹ thì không chỉ có ông Trump mà ứng cử viên nào khác cũng đều sẵn sàng hành động khi có cớ, có điều kiện và khi thấy cần thiết. Nhưng hiện tại dân Mỹ không muốn, chứng cứ xác thực để hợp pháp hoá cuộc chiến tranh hay tấn công lại không có, hệ luỵ và hậu quả của chiến tranh giữa Mỹ với Iran lại vô cùng tai hại đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ ở khu vực, thời điểm hiện tại lại chưa phải ngay trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ.

Vì thế, lợi ích và sự quan tâm hiện tại của ông Trump trong xử lý quan hệ của Mỹ với Iran chỉ có thể là duy trì và gia tăng sức ép đối với Iran và mức độ đối địch Iran chứ không phải gây đụng độ quân sự hay chiến tranh với Iran. Để xảy ra chiến tranh hay đụng độ quân sự trực tiếp với Iran khi chỉ có trong tay những cáo buộc chung chung như hiện tại sẽ chẳng khác gì trận Waterloo trên mọi phương diện đối với ông Trump.

doi dau my iran thuc chat khac bieu hien Mỹ - Iran và câu chuyện Gibraltar: Phép thử nhờ mập mờ

Nhìn nhận như thế có thể nhận thấy là trong tình thế khó xử hiện tại ông Trump đã tìm ra cách thức xử lý khả dĩ và thực dụng nhất. Ông Trump cần biểu lộ ra bên ngoài là vẫn rất kiên định quan điểm chính sách đối với Iran, cụ thể là gia tăng áp lực tối đa và luôn sẵn sàng tấn công quân sự vào Iran.

Ông Trump đã mở rộng phạm vi trừng phạt sang cả ngân hàng trung ương và các quỹ tài chính nhà nước của Iran. Ông Trump điều động thêm binh lính và vũ khí đến vùng Vịnh, không nhiều nhưng đủ để có được tác động chính trị chung, tác động răn đe Iran và tác động xoa dịu tâm thần của các đồng minh trong khu vực, đặc biệt đối với Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Cách thức hành xử này giúp ông Trump không tiến hành chiến tranh hay tấn công Iran mà vẫn giữ thể diện không bị tổn hại và có thể tự coi là hành động ở thế mạnh chứ không phải thế yếu, biểu hiện thế mạnh chứ không phải bộc lộ thế yếu so với Iran.

Dịch Dung

doi dau my iran thuc chat khac bieu hien Tổng thống Mỹ: Sẽ là một chiến thắng 'khắc nghiệt' nếu sử dụng giải pháp quân sự với Iran

TGVN. Ngày 2/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông kỳ vọng các biện pháp trừng phạt sẽ có tác dụng đối với Iran ...

doi dau my iran thuc chat khac bieu hien Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ giải pháp hòa bình, Lầu Năm Góc đề xuất lựa chọn quân sự

TGVN. Ngày 19/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington muốn một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng vốn bắt nguồn từ ...

doi dau my iran thuc chat khac bieu hien Mỹ, Saudi Arabia nhất trí 'kết tội' Iran về vụ tấn công cơ sở lọc dầu

TGVN. Ngày 18/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết, trong cuộc gặp mới đây giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động