Gặp gỡ cấp cao Mỹ - Iran: Không loại trừ nhưng khó khả thi

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Sau hội nghị G7, thế giới cảm nhận là quan hệ giữa Mỹ - Iran đang được bẻ lái chuyển chiều theo hướng giảm đối đầu. Vậy có hay không một cuộc gặp cấp cao Mỹ - Iran, như đã từng xảy ra trong quan hệ Mỹ - Triều? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi Pháp - Iran với Hội nghị G7: Dẫu khó vẫn cố vớt vát
gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi Anh - Iran: Cầu giữ danh, vọng níu thế
gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi
Iran có lợi ích thiết thực và cấp thiết nhanh chóng dàn xếp ổn thoả mọi chuyện quan hệ với Mỹ. (Biếm họa của Steve Bell trên The Guardian)

Tại hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm tổ chức ở Biarritz (Pháp), các thành viên nhóm G7 nhất trí với nhau về 2 mục tiêu của chính sách đối với Iran là thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực vùng Vịnh và không để cho Iran có vũ khí hạt nhân.

Người bẻ lái, bên đảo chiều

Điều này không mới mẻ hay lạ lẫm gì trong G7. Cái mới và vì thế được để ý đến rất nhiều là việc Bộ trưởng ngoại giao Iran Javad Zarif được phía Pháp mời đến Biarritz và sau đấy có phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, sẵn sàng gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, đã trao đổi điện thoại với ông Rouhani và tỏ ra chắc chắn là sẽ có cuộc gặp giữa ông Trump và ông Rouhani trong thời gian tới. Thế giới bên ngoài có được cảm nhận là, diễn biến trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran dường như đang được bẻ lái chuyển chiều theo hướng giảm căng thẳng và đối đầu. Nhưng ngay sau đó, ông Rouhani đưa ra điều kiện cho cuộc gặp này là trước đó, phía Mỹ phải dỡ bỏ những biện pháp của Mỹ trừng phạt Iran.

Ở biểu hiện ra bên ngoài, quan hệ hiện nay giữa Mỹ - Iran khiến liên tưởng đến thực trạng quan hệ giữa Mỹ - Triều Tiên vào cuối năm 2017, đầu năm 2018. Khi ấy, Mỹ và Triều Tiên bắt đầu phát đi những tín hiệu cho nhau là có thể và sẵn sàng đi vào đối thoại trực tiếp , để rồi có cuộc gặp giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên. Cho đến nay, hai người này đã gặp nhau 3 lần và trao đổi thư tín cá nhân với nhau nhiều lần.

Ông Trump dường như muốn áp dụng chính cách thức xử lý quan hệ song phương đã được áp dụng với Triều Tiên để xử lý quan hệ hiện tại của Mỹ với Iran. Nhưng vì cho dù có cùng vướng mắc với Mỹ về vấn đề tên lửa và hạt nhân, quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên khác biệt khá cơ bản quan hệ giữa Mỹ và Iran về cả mức độ lẫn bản chất cũng như Iran khác biệt rất cơ bản so với Triều Tiên về trật tự quyền lực và bản chất xã hội nên việc ông Trump rồi đây gặp gỡ lãnh đạo Iran tuy không bị loại trừ nhưng rất khó khả thi.

gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi

Pháp - Iran với Hội nghị G7: Dẫu khó vẫn cố vớt vát

TGVN. Sự xuất hiện của Bộ trưởng ngoại giao Iran Javad Zarif tại Biarritz, nơi diễn ra Hội nghị G7 được cho là sáng kiến ...

Một lối chơi, hai đối tượng

Khác so với Triều Tiên, Mỹ đã có thỏa thuận với Iran từ năm 2015 và đã triển khai thực hiện thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran (JCPOA), một thoả thuận đa phương nhưng lại bị ông Trump đơn phương lật ngược. Vì thế, Iran có thừa chứ không chỉ đủ cơ sở và lý do để đặt ra câu hỏi phía Mỹ còn đáng được tin cậy nữa hay không và nếu còn xứng đáng thì đáng được tin cậy đến mức nào cũng như không có gì là khó hiểu khi phía Iran phải rất thận trọng đối với Mỹ.

Ông Trump muốn chơi lại cuộc chơi vì chỉ như thế mới có thể dẫn dắt cuộc chơi, áp đặt luật chơi và gây dựng dấu ấn riêng với cuộc chơi. Đối với Triều Tiên có thể như thế không sao vì đấy là cuộc chơi mới nhưng đối với Iran thì đấy sẽ là tiền lệ vô cùng nguy hiểm và tai hại, như một cái bẫy của Mỹ mà Iran phải hết sức tránh.

Chính ông Trump chứ không phải ai khác đã đưa lại bằng chứng rất thuyết phục không chỉ cho Iran mà còn cho cả thế giới thấy là, mọi thoả thuận đã đạt được giữa Mỹ và Iran nói riêng cũng như giữa Mỹ và các đối tác khác trên thế giới nói chung đều luôn có thể bị chính ông Trump hoặc những chính quyền kế nhiệm tới đây ở Mỹ lật ngược. Nếu không đặt điều kiện tiên quyết nhất định cho Mỹ để chấp nhận đàm phán trực tiếp với Mỹ thì Iran sẽ luôn ở điểm xuất phát bất lợi hơn rất nhiều và rất quyết định so với Mỹ.

Hai cuộc chơi, một bài học

Lý do thứ hai khiến Iran không thể chấp nhận đàm phán trực tiếp vô điều kiện với Mỹ là chính bài học rút ra được từ tiến trình hoà bình và hoà giải cho đến nay giữa Mỹ và Triều Tiên. Mỹ vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng đã có nhượng bộ rất đáng kể so với trước và tiến trình này trong thực chất trì trệ và dền dứ chứ không tiến triển nhiều. Tức là, cuộc gặp giữa ông Trump với lãnh đạo Iran có thể có tác động chính trị và dư luận lớn, nhưng đâu đã chắc giải quyết được mọi vấn đề hay tạo ra bước chuyển mang tính đột phá. Nếu có cuộc cấp cao song phương để rồi lại như Triều Tiên hiện tại thì tình thế chẳng được cải thiện đáng kể gì cho Iran.

Một lý do khác nữa khiến cho cuộc gặp giữa ông Trump và ông Rouhani rất khó khả thi là, ông Trump và ông Kim Jong-un có quyền lực tuyệt đối ở Mỹ và Triều Tiên trong khi cấu trúc và trật tự quyền lực ở Iran lại phức tạp và ông Rouhani trên danh nghĩa là Tổng thống nhưng lại không có quyền lực tối cao và tuyệt đối. Lãnh tụ tôn giáo tối cao của Iran, Giáo chủ Khamenei, gần như không ra nước ngoài trong khi ông Trump lại khó có thể tới Iran. Ở Iran hiện không có sự đồng thuận quan điểm sâu rộng giữa các phe cánh chính trị và tôn giáo, thậm chí cả giữa ông Rouhani và ông Khamenei về Mỹ và đàm phán với Mỹ.

gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi

Bán đảo Triều Tiên: Kịch cũ hết dần kịch tính

TGVN. Sự tương phản là rất rõ ràng trong thái độ của Triều Tiên đối với Mỹ khác hẳn so với thái độ đối với ...

Cuối cùng phải kể đến lý do phía Iran có nhiều lợi thế hơn Triều Tiên trong quan hệ với Mỹ và cũng cả bởi thế mà bị Mỹ và đồng minh đối địch quyết liệt hơn. Cho nên sẽ không có chuyện Iran chịu chấp nhận đàm phán vô điều kiện với ông Trump như Triều Tiên.

Dù vậy, không thể không nhận thấy là, cả Iran cũng có lợi ích thiết thực và cấp thiết nhanh chóng dàn xếp ổn thoả mọi chuyện quan hệ với Mỹ. Cũng một bài học từ chuyện ông Trump xử lý quan hệ của Mỹ với Triều Tiên là chỉ cần nhượng bộ chút ít cho Mỹ để ông Trump giữ thể diện và rùm beng PR là "thành quả cầm quyền lớn" của cá nhân ông Trump thì rồi mọi chuyện diễn biến tiếp theo có thể sẽ rất khác.

Cho nên sẽ không có chuyện ông Trump gặp lãnh đạo Iran nếu ông Trump không chịu đáp ứng điều kiện tiên quyết của Iran hoặc nếu Iran không chấp nhận đi bước trước với chút ít nhượng bộ lấy lệ cho Mỹ.

Dịch Dung

gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi Tổng thống Iran khẳng định chưa bao giờ muốn sở hữu hạt nhân

TGVN. Ngày 27/8, trong phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, Tehran luôn sẵn sàng đối ...

gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi Đáp lại ‘tín hiệu’ của ông Trump, Tổng thống Iran nói sẵn sàng gặp ‘một cá nhân’ nào đó

TGVN. Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) ngày 26/8 dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định ông sẵn sàng gặp gỡ "một ...

gap go cap cao my iran khong loai tru nhung kho kha thi Iran cáo buộc Mỹ kích động chạy đua vũ trang

TGVN. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho rằng, hành động này của Mỹ có thể kích động cuộc chạy đua vũ trang ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động