Đối đầu với Iran: Tổng thống Trump sẽ chỉ thất bại

P.M
TGVN. Tờ The Business Times nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Iran.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi dau voi iran tong thong trump se chi that bai Mỹ gọi 'vụ tấn công của Iran' là 'hành động chiến tranh'
doi dau voi iran tong thong trump se chi that bai Mỹ cân nhắc đáp trả thích đáng Iran, Tehran chỉ trích Washington 'không chịu thừa nhận sự thật'
doi dau voi iran tong thong trump se chi that bai
Tổng thống Trump đã quên mất sự kiên cường của Iran, đặc biệt là trong cuộc chiến đẫm máu với Iraq vào năm 1970. (Nguồn: ananoticias.com)

Đầu tuần vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự gắn cho mình cái mác là “Tổng thống Chiến tranh”. Thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ như thường lệ thông qua các dòng tweet của mình, ông Trump dường như đang cáo buộc nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đứng đằng sau vụ tấn công ngày 14/9 vào trung tâm chế biến dầu Abqaiq của Saudi Arabia, nơi xử lý một nửa sản lượng dầu của nước này.

Trên dòng tweet ngày 15/9, Tổng thống Mỹ viết: “Nguồn cung dầu mỏ Saudi Arabia đã bị tấn công. Có lý do để tin rằng chúng ta biết thủ phạm và người Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến, nó chỉ còn chờ việc xác minh”.

Ông bổ sung thêm rằng Washington vẫn đang chờ Saudi Arabia thông báo thủ phạm mà nước này tin là gây ra vụ tấn công và chúng thực hiện trong điều kiện nào. Nói tóm lại, Chính quyền Trump chỉ đang chờ Saudi Arabia bật đèn xanh để tấn công Iran.

“Tổng thống Chiến tranh” thành “Tổng thống Thận trọng”

Nhìn lại cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất sau khi Iraq xâm lược Kuwait năm 1990, nhiều người lo ngại bầu không khí căng thẳng hiện tại có thể khiến Mỹ sử dụng vũ lực để bảo vệ các lợi ích của mình ở vùng Vịnh, trong đó có dòng chảy dầu mỏ tự do từ khu vực này.

Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau “Tổng thống Chiến tranh” đã trở thành “Tổng thống Thận trọng” khi Tổng thống Trump ngừng đổ lỗi trực tiếp cho Iran về vụ tấn công lớn vào cơ sở dầu mỏ Aramco ở Saudi Arabia. Cuộc tấn công này đã làm giảm 50% sản lượng dầu của Saudi Arabia, giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu và đẩy giá dầu tăng 10%.

Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Trump nói ông vẫn nghi ngờ Iran là thủ phạm nhưng ông không thực sự chắc chắn. Ông không muốn dính líu vào một cuộc xung đột mới nhưng đôi khi buộc phải làm.

Vào ngày 17/9, khi Chính quyền Trump công bố Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có thể bay đến vùng Vịnh để thảo luận cách thức đối phó với cuộc tấn công của Iran, và khi Lãnh tụ tối cao của Iran bác bỏ bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào với Mỹ, nhiều người đồn đoán chiến lược của Mỹ ở Trung Đông đang “rơi tự do”.

Bổ sung thêm vào những lo ngại này là tin tức Chính quyền của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu – đồng minh thân cận của Tổng thống Trump ở Trung Đông trong cuộc xung đột với Iran – đã không giành được đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/9.

Tờ The Business Times cho rằng, chính Tổng thống Trump là người phải chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông. Ông Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran do người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Barack Obama, ký kết và công bố chính sách “gây sức ép tối đa” đối với Tehran thông qua việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và đe dọa sử dụng vũ lực chống lại những động thái hung hăng của Iran.

Chiến lược đó của Mỹ bao gồm "bật đèn xanh" cho Saudi Arabia và các đồng minh của họ tấn công lực lượng phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen và "bật đèn xanh" cho Israel tấn công các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Liban, Syria và Iraq.

Sau khi Tổng thống Trump bổ nhiệm ông John Bolton, một nhân vật diều hâu chống Iran từ lâu và chủ trương thay đổi chế độ ở Tehran, làm Cố vấn an ninh quốc gia của ông, dường như Nhà Trắng sẽ chỉ cứng rắn hơn với Iran cho đến khi Tehran chấp nhận các điều kiện của Mỹ.

Tổng thống Trump đã quên mất sự kiên cường của Iran, đặc biệt là trong cuộc chiến đẫm máu với Iraq vào năm 1970, cho thấy Tehran sẵn sàng đương đầu với sức ép hiện nay của Mỹ. Thay vào đó, ông Trump tin vào hình thức ngoại giao trao đổi của mình, theo đó Washington có thể sẵn sàng rút lại các biện pháp trừng phạt kinh tế đầy đau đớn và đổi lại Iran có thể ký một thỏa thuận hạt nhân mới. Không giống như thỏa thuận ngoại giao tồi tệ nhất trong lịch sử, thỏa thuận mới có thể cho thấy Tổng thống Trump là người nhà đàm phán vĩ đại nhất.

doi dau voi iran tong thong trump se chi that bai

Donald Trump: Thời này, ai cũng thế

TGVN. Ai sẽ thay cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và sự ra đi này tác động thế nào đến chính sách của Tổng ...

Quân bài của Iran

Được biết đến là “kỳ thủ tài ba”, Iran đã đi nước cờ tấn công, sử dụng các lực lượng ủy nhiệm của họ trong khu vực để tấn công các đồng minh của Mỹ trong khu vực, trong đó có Saudi Arabia và Israel, mà không để lại dấu vết nào là họ can dự trực tiếp vào các hành động đó. Nếu Mỹ tìm cách kiềm chế xuất khẩu dầu mỏ của Iran, họ sẽ gây ra những mối đe dọa đối với nguồn cung dầu mỏ của Saudi Arabia.

Trái ngược với giọng điệu hùng hổ ban đầu, Tổng thống Trump đã không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào là ông sẽ sử dụng vũ lực, và ông đã tỏ rõ muốn tránh xung đột vũ trang. Bởi vậy, sau khi Iran bắn hạn một máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng 6/2019, ông đã bác bỏ lập luận của ông Bolton cần tiến hành một cuộc tấn công quân sự trả đũa và hủy một cuộc tấn công đã được lên kế hoạch. Có vẻ như ông đã nhận ra những hạn chế của chính sách “gây sức ép tối đa” đối với Iran, đặc biệt là khi không bên nào trong những bên tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran khác ủng hộ chính sách của ông.

Vì vậy, ông đã bổ sung những “củ cà rốt” mới vào chính sách ngoại giao của mình, “bật đèn xanh” để Pháp tổ chức một cuộc gặp vô điều kiện với Tổng thống Iran Hassan Rouhani và bày tỏ sẵn sàng xem xét dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế chống Iran – động thái bị Cố vấn an ninh quốc gia của ông phản đối. Điều này đã khiến ông chủ Nhà Trắng quyết định sa thải ông Bolton.

Tuy vậy, giới quan sát bình luận, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng những động thái hòa giải vừa qua có thể đem lại sự khích lệ để người Iran ngồi vào bàn đàm phán thì ông đã lầm.

Nếu quen với cách thức làm việc ở Trung Đông, thì việc “xuống thang” của mình sẽ chỉ được các vị giáo chủ coi là tín hiệu cho thấy sự yếu kém của Washington và là cơ hội để thách thức Tổng thống Mỹ.

Nếu quả thực Iran đứng đằng sau vụ tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia, Tehran có thể đã thành công trong việc gây thiệt hại kinh tế và làm bẽ mặt đồng minh quân sự hàng đầu của Mỹ và đẩy Tổng thống Mỹ vào tình huống không thể giành chiến thắng.

Với uy tín về ngoại giao và cá nhân thấp hơn bao giờ hết, Tổng thống Trump nhận thấy không thể huy động một liên minh quốc tế chống lại Tehran như Tổng thống George H W. Bush đã làm sau khi Iraq xâm lược Kuwait năm 1990.

Trên thực tế, trong bối cảnh nước Mỹ bị phân cực về chính trị, không có khả năng Tổng thống Trump có thể giành được sự ủng hộ của công chúng và Quốc hội cho một cuộc can thiệp quân sự mới của Mỹ ở Trung Đông.

Hơn nữa, một cuộc đối đầu quân sự với Iran có thể gây ra một cuộc chiến tranh trên quy mô rộng lớn hơn ở Trung Đông và nó sẽ đe dọa nguồn cung dầu mỏ từ khu vực vùng Vịnh và gây áp lực lên giá dầu toàn cầu.

Sự kết hợp giữa cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và giá năng lượng leo thang có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đe dọa khả năng tái cử của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.

doi dau voi iran tong thong trump se chi that bai

Cuộc chơi mạo hiểm của Mỹ và Iran tại Trung Đông

TGVN. Tuần báo Al-Ahram của Ai Cập vừa có bài phân tích, dự báo về những động thái và tính toán của Mỹ và Iran ...

doi dau voi iran tong thong trump se chi that bai

Tổng thống Trump tuyên bố biết 'ai đứng sau' và Mỹ đã 'sẵn sàng hành động'

TGVN. Ngày 15/9, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ đã cung cấp thông tin củng cố cho các tuyên bố của Ngoại ...

doi dau voi iran tong thong trump se chi that bai

Donald Trump: Giới hạn của khuôn mẫu

TGVN. Cách ông Donald Trump xử lý hồ sơ Triều Tiên, Iran, Afghanistan đã lộ diện một khuôn mẫu giải pháp cho các điểm nóng. ...

(theo The Business Times)

Đọc thêm

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD tăng trước một loạt cuộc họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Ngày quốc tế hạnh phúc: Hạnh phúc của người dân đến từ đâu?

Ngày quốc tế hạnh phúc: Hạnh phúc của người dân đến từ đâu?

Mỗi người sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau về hạnh phúc. Tiêu chuẩn này dựa trên sự thoải mái, hài lòng của người đó với chính tiêu chí của ...
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Xin hỏi đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn có bị xử phạt không? Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu? ...
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/3.
Tin thế giới 18/3: Tổng thống Putin tái đắc cử, tính ngay vấn đề ở Ukraine, Afghanistan-Pakistan căng nhau; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Tin thế giới 18/3: Tổng thống Putin tái đắc cử, tính ngay vấn đề ở Ukraine, Afghanistan-Pakistan căng nhau; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Tổng thống Nga Putin tái đắc cử, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, căng thẳng Afghanistan-Pakistan gia tăng... là một số tin thế giới nổi bật.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Phiên bản di động