Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Vy Anh
Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay Iran đã quen với lệnh trừng phạt của Mỹ, năng lực răn đe hạt nhân được tăng cường và đặc biệt là có Nga đồng hành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thỏa thuận của Trump về Trung Đông: Điều kiện cần và thứ phải có
Tổng thống đắc cử Donald Trump đang có nhiều tính toán đối với Iran nhưng dường như vẫn sẽ duy trì chính sách "áp lực tối đa". (Nguồn: AP)

Tiến sát ngưỡng cường quốc hạt nhân

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Politico mới đây, cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak đánh giá: “Trên thực tế, Iran đã tiến sát ngưỡng trở thành một cường quốc hạt nhân”.

Nói cách khác, ông cho rằng có thể chỉ mất vài ngày hoặc vài tuần để Iran lắp ráp đầu đạn hạt nhân, và khoảng một năm để chế tạo vũ khí hạt nhân. Nếu Tehran chọn con đường này, không cuộc không kích nào - dù là của Israel hay Mỹ - có thể trì hoãn.

Tin liên quan
Khen ngợi tính cách ông Trump Khen ngợi tính cách ông Trump 'biết tính toán', Iran muốn Tổng thống đắc cử làm ngay một việc

Lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Barak làm dấy lên một câu hỏi rằng liệu bối cảnh hiện tại có thể thúc đẩy một thỏa thuận giữa Iran và Mỹ hay không?

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn Thượng nghị sỹ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ông Marco Rubio là người có quan điểm cứng rắn và quyết đoán trong vấn đề Iran. Thậm chí, sau đợt không kích của Iran nhằm vào Israel hồi tháng trước, với khoảng 200 tên lửa đã được phóng đi, ông Rubio đã nhấn mạnh: “Chỉ có đe dọa bằng áp lực tối đa và các biện pháp trực diện, không cân xứng mới có thể buộc họ (Iran) phải thay đổi hành vi”.

Ông Michael Waltz, người được ông Trump lựa chọn làm Cố vấn An ninh Quốc gia, cũng có lập trường tương tự. Hồi tháng 10, ông Waltz chỉ trích chính quyền của Tổng thống Joe Biden vì đã gây sức ép buộc Israel “một lần nữa phải kiềm chế những gì họ cần làm”.

Bản thân ông Trump đã có lập trường cứng rắn với Iran trong nhiệm kỳ đầu tiên, khi từ bỏ Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) và không ngần ngại hành động. Gần đây, ông cũng có những tuyên bố thể hiện quan điểm khác biệt với ông Biden về những gì Israel nên và không nên làm trong các cuộc tấn công trả đũa.

Tuy nhiên, ông Trump dường như cũng đã cân nhắc đến khả năng đạt được một thỏa thuận với Iran. Tháng trước, trong cuộc trò chuyện với người dẫn chương trình podcast Patrick Bet-David, ông Trump đã loại trừ khả năng tham gia vào bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi chế độ ở Tehran. Ông bày tỏ rằng ông muốn Iran trở thành một quốc gia thành công, nhưng không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân.

Một thỏa thuận tầm khu vực mới "đáng"?

Cựu Thủ tướng Ehud Barak, người từng phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Israel và giữ chức Tổng Tham mưu trưởng trước khi chuyển sang sự nghiệp chính trị, cảnh báo rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thể bị cuốn vào guồng quay leo thang chống lại Iran và tấn công các cơ sở hạt nhân của nước này. Ông Ehud Barak cho rằng Tổng thống Trump cũng sẽ không mặn mà với vấn đề này.

Về những diễn biến trong tương lai gần, ông Ehud Barak dựa đoán các bên có thể hướng tới một thỏa thuận lớn hơn trong bối cảnh khu vực đang tìm cách chấm dứt xung đột.

Thỏa thuận này có thể bao gồm các cuộc đàm phán liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, khuyến khích Tổng thống Nga Vladimir Putin thuyết phục Tehran ngừng các chiến lược ủy nhiệm và các hoạt động chống lại Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Israel, đồng thời tìm ra một giải pháp chung sống hòa bình. Thậm chí, thỏa thuận này có thể bao gồm một hiệp định hạt nhân mới với Iran được sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế.

Về phần mình, Iran đã hé mở cánh cửa đàm phán. Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Abbas Araghchi phát biểu trên truyền hình nhà nước rằng Tehran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân. Điều thú vị là, theo New York Times, “người bạn thân nhất” hiện tại của ông Trump, tỷ phú Elon Musk, được cho là đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc để thảo luận về cách giảm căng thẳng giữa Tehran và Washington.

Thỏa thuận của Trump về Trung Đông: Điều kiện cần và thứ phải có
Báo chí quốc tế đã có nhiều bài bình luận về chính sách mà ông Trump sẽ triển khai trong quan hệ Mỹ-Iran. (Nguồn: the Coversation)

Trụ vững Nga-Iran

Theo kế hoạch chính sách đối ngoại của ông Trump, Washington có ý định thiết lập một cuộc đối thoại với Moscow trong khi gia tăng áp lực đối với Tehran. Liệu chính sách của Mỹ có làm suy yếu liên minh mà Nga-Iran đang gây dựng hay không?

Theo Trang mạng của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, nhiệm kỳ tổng thống trước của ông Trump được giới lãnh đạo Iran nhớ rất rõ vì chính sách “gây áp lực tối đa”. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018 và việc áp dụng trở lại các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt sau đó đã trở thành một trong những thử thách nghiêm trọng nhất đối với Iran trong thế kỷ XXI.

Tuy nhiên, hành động của Washington theo hướng này khó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hội nhập kinh tế của Tehran. Nhìn chung, áp lực kinh tế đối với Iran đã đạt đến giới hạn trong nhiệm kỳ tổng thống trước của ông Trump. Hơn nữa, Tổng thống Joe Biden trên thực tế vẫn tiếp tục chính sách này, không dỡ bỏ lệnh trừng phạt nào đối với Tehran. Điều này không những không ngăn cản mà ngược lại còn góp phần đưa Iran và Nga xích lại gần nhau trên nhiều lĩnh vực. Giờ đây, áp lực bổ sung từ Mỹ có thể sẽ có tác động tương tự.

Do đó, rất có thể Chính quyền của Tổng thống Trump có thể thực hiện những bước đi phức tạp và độc đáo hơn.

Ví dụ, đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt cho Nga để đổi lấy việc từ chối hỗ trợ Iran. Nhưng một đề xuất như vậy sẽ đòi hỏi phải xem xét lại chính sách đối ngoại của Mỹ một cách triệt để và điều này khó có thể được Moscow chào đón nồng nhiệt. Iran đã trở thành đối tác của Nga và Iran đang thử nghiệm cơ cấu quan hệ quốc tế mới, độc lập với phương Tây.

Hơn nữa, những vấn đề nhỏ về kinh tế như vậy khó có thể ngăn cản Điện Kremlin thực hiện các tính toán địa chính trị với Iran. Hiện nay, Nga không chỉ tìm cách hợp tác với Iran trên nhiều lĩnh vực mà còn đang thử nghiệm các mô hình hội nhập mới trong quan hệ với Tehran. Sự kết hợp giữa khu vực thương mại tự do, kết nối hệ thống tài chính và gia nhập các tổ chức quốc tế chung sẽ củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước, ổn định hơn và ít biến động hơn.

Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt Iran, nhiều rủi ro về nguồn cung năng lượng

Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt Iran, nhiều rủi ro về nguồn cung năng lượng

Sau cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel hôm 1/10, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/10 tuyên bố mở ...

Được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ 'hành động chính đáng', Iran tuyên bố cái chết của thủ lĩnh Hamas không ngăn được 'Trục kháng chiến'

Được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ 'hành động chính đáng', Iran tuyên bố cái chết của thủ lĩnh Hamas không ngăn được 'Trục kháng chiến'

Ngày 19/10, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết các cuộc tấn công của Israel vào Lebanon và Gaza đã buộc Iran phải ...

Iran hé lộ thông tin vụ tấn công nhằm vào Dinh thự của Thủ tướng Israel Netanyahu

Iran hé lộ thông tin vụ tấn công nhằm vào Dinh thự của Thủ tướng Israel Netanyahu

Theo hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA, phái đoàn nước này tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 19/10 đã khẳng định Hezbollah đứng sau ...

Quan hệ với Trung Đông: Nút thắt chiến lược cho tân Tổng thống Mỹ

Quan hệ với Trung Đông: Nút thắt chiến lược cho tân Tổng thống Mỹ

Kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng như thế nào sẽ tác động mạnh đến khu vực Trung Đông, trong đó có xung đột ...

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mới đây, thông tin Mỹ sẽ triển khai các máy bay ném bom B-52 tới Trung Đông trong bối cảnh bùng phát leo thang căng ...

(theo politico.eu)

Đọc thêm

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Hoa hậu Nông Thúy Hằng trình diễn áo dài cưới lấy cảm hứng rồng, phượng

Hoa hậu Nông Thúy Hằng trình diễn áo dài cưới lấy cảm hứng rồng, phượng

Hoa hậu Nông Thúy Hằng sóng đôi quán quân The Face Mạc Trung Kiên trình diễn áo dài cưới.
Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Sắc xanh bao trùm

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Sắc xanh bao trùm

Giá xăng dầu hôm nay 24/12, giá dầu bắt đầu phiên giao dịch trong sắc xanh với cả dầu Brent và WTI đều tăng nhẹ.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Quan điểm phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đã được đề cập trong Hiến pháp 2013 tại khoản 2, Điều 63: “Nhà nước khuyến khích mọi hoạt ...
SUV điện Lynk & Co 02 ra mắt tại Trung Quốc, giá từ 484 triệu đồng

SUV điện Lynk & Co 02 ra mắt tại Trung Quốc, giá từ 484 triệu đồng

Hãng xe Trung Quốc vừa ra mắt mẫu SUV điện Lynk & Co 02 tại thị trường quê nhà với mức giá khởi điểm từ 138.900 Nhân dân tệ (tương ...
Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Mexico đứng về phía Panama, phản pháo gắt trước phát ngôn 'gây bão' của ông Trump

Mexico đứng về phía Panama, phản pháo gắt trước phát ngôn 'gây bão' của ông Trump

Tổng thống Mexico bày tỏ tình đoàn kết với Panama trước lời đe dọa của Tổng thống đắc cử Mỹ nhằm giành lại quyền kiểm soát kênh đào của quốc gia Trung Mỹ.
Phe đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo

Phe đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo

Ngày 24/12, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính của Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiến hành luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo.
Nội các mới ra mắt, Thủ tướng Pháp vững tin vào kinh nghiệm hòa giải giữa lúc sóng gió

Nội các mới ra mắt, Thủ tướng Pháp vững tin vào kinh nghiệm hòa giải giữa lúc sóng gió

Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các gồm 34 bộ trưởng từ cả cánh hữu, trung dung và cánh tả.
Tình hình Syria: Các nước bắn tiếng tới chính quyền lâm thời, một quốc gia muốn 'rót tiền'

Tình hình Syria: Các nước bắn tiếng tới chính quyền lâm thời, một quốc gia muốn 'rót tiền'

Một số quốc gia cử phái đoàn cũng như tỏ thiện chí đối với chính quyền lâm thời ở Syria, sau sự sụp đổ của chính quyền al-Assad hôm 8/12.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Phiên bản di động