Nhỏ Bình thường Lớn

Câu chuyện của Việt Nam không chỉ xoay quanh FDI và xuất khẩu

Mới đây, Ngân hàng HSBC công bố báo cáo "Kết nối toàn cầu: Kết nối Đông Nam Á (ASEAN) và thế giới" cho thấy, Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài nhờ nền kinh tế kiên cường trong và sau đại dịch Covid-19, một lực lượng lao động lành nghề chăm chỉ, mức lương cạnh tranh.
Câu chuyện của Việt Nam không chỉ xoay quanh FDI  và xuất khẩu
Nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh của Việt Nam là hai yếu tố hàng đầu trong thu hút doanh nghiệp nước ngoài. (Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô)

Những vấn đề nói trên được xem là ưu thế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc của HSBC Việt Nam nhận định, câu chuyện về đất nước này không chỉ xoay quanh FDI và xuất khẩu mà còn tiếp nối với lĩnh vực tiêu dùng bởi tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh ở đây. Đất nước được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực tiêu dùng này.

Tin liên quan
Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Ông nhấn mạnh: “Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài. Chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự quan tâm lớn đối với câu chuyện của đất nước Đông Nam Á từ khách hàng khắp nơi trong mạng lưới HSBC".

Theo HSBC, nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh của Việt Nam là hai yếu tố hàng đầu trong thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Lực lượng lao động lành nghề cũng được các công ty quốc tế nhận định là một trong những đặc điểm hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò một cứ điểm sản xuất.

Song song với đó, một số doanh nghiệp quốc tế coi thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng của Việt Nam là một cơ hội và nhấn mạnh sự thịnh vượng của người tiêu dùng đang gia tăng là một đặc điểm hấp dẫn. Những người nắm quyền quyết định trong các công ty Trung Quốc và Ấn Độ nhấn mạnh cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng tại thị trường có tầm cỡ này.

Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng chỉ ra cơ hội phát triển và thử nghiệm sản phẩm cũng như giải pháp mới, cho rằng điều này thu hút họ đến đây mở rộng hoạt động. Khoảng 1/4 doanh nghiệp cũng nhìn thấy lợi thế của Việt Nam về nhân khẩu học và dân số trẻ.

Ngoài ra, nền kinh tế số đang phát triển của Việt Nam cũng là một điểm mạnh thu hút doanh nghiệp đến mở rộng hoạt động.

HSBC cho rằng, nhiều công ty tham gia khảo sát cho biết, họ bị hấp dẫn bởi tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao và lĩnh vực khởi nghiệp sôi động của Việt Nam. Một số công ty tham gia khảo sát tin rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến tăng trưởng đáng kể trong vòng 10 năm tới nhờ những thay đổi về công nghệ.

Ngân hàng này chỉ rõ: "Tầm quan trọng của Việt Nam trong dòng chảy thương mại toàn cầu được phản ánh qua sự quan tâm mạnh mẽ đối với các hiệp định thương mại tự do. Nhìn chung, 63% công ty tham gia khảo sát có ý định tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), có hiệu lực từ tháng 8/2020 với mục tiêu xóa bỏ 99% thuế quan và giảm bớt rào cản thương mại giữa hai bên".

Ký kết VIFTA là dấu mốc lớn, chờ đợi chuyến bay thẳng giữa Việt Nam-Israel

Ký kết VIFTA là dấu mốc lớn, chờ đợi chuyến bay thẳng giữa Việt Nam-Israel

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức ...

Đổi mới sáng tạo là vấn đề sống còn

Đổi mới sáng tạo là vấn đề sống còn

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam được đánh giá ở vị trí 54 trên thế giới, thứ 12 khu ...

Cơ hội để Việt Nam đón các 'đại bàng' công nghiệp bán dẫn

Cơ hội để Việt Nam đón các 'đại bàng' công nghiệp bán dẫn

Sau Mỹ, châu Âu cũng đang tính đến phương án cấm đầu tư các dự án công nghệ cao vào Trung Quốc. Điều này liệu ...

Vượt qua những thách thức chưa từng có

Vượt qua những thách thức chưa từng có

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 (tăng 74%), năm 2022 đạt 431 tỷ USD, ...

Cấp bách định vị thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới

Cấp bách định vị thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới

Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho các nông sản chủ lực của Việt Nam không chỉ mang đến lợi ích cho người nuôi ...

(theo TTXVN)