Nhỏ Bình thường Lớn

Câu chuyện G7: Xử lý các rào cản thương mại kỹ thuật số

Kế hoạch DFFT của Nhật Bản có thể là nền tảng cho việc chia sẻ dữ liệu toàn cầu đáng tin cậy
Kể từ tháng 1 năm 2020, các thành viên G-20 đã thực hiện hơn 3.200 thay đổi về quy định hoặc chính sách kỹ thuật số ảnh hưởng đến thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới. © Reuters
Kể từ tháng 1/2020, các thành viên G20 đã thực hiện hơn 3.200 thay đổi về quy định hoặc chính sách kỹ thuật số ảnh hưởng đến thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới. (Nguồn: Reuters)

Mỗi quốc gia đều có quan điểm và chính sách riêng về luồng dữ liệu xuyên biên giới và chia sẻ dữ liệu. Điều quan trọng là các nước thành viên G7 đang thảo luận nhằm thu hẹp những khác biệt giữa các bên, tìm ra một khuôn khổ chung trên quy mô toàn cầu để có thể chia sẻ dữ liệu một cách an toàn, tin cậy, từ đó sẽ tác động đến tương lai của nền kinh tế kỹ thuật số trên thế giới.

Nhật Bản lần đầu tiên đề xuất kế hoạch Data Free Flow with Trust (Lưu thông dữ liệu tự do với sự tin cậy -DFFT) vào năm 2019 nhằm tạo ra một khuôn khổ cho việc truyền dữ liệu xuyên biên giới dựa trên sự tin cậy. Là chủ nhà của cuộc họp Bộ trưởng Công nghệ và Kỹ thuật số G7 trong tuần này và hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 vào tháng tới, dự kiến Nhật Bản ​​sẽ dẫn đầu các cuộc thảo luận về cách triển khai DFFT.

Sự di chuyển tự do của dữ liệu xuyên biên giới quốc tế là nền tảng cho thương mại kỹ thuật số và sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chỉ riêng tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á sẽ giao động từ 600 tỷ đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030, theo báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Co.

Sự tăng trưởng này sẽ thúc đẩy thương mại kỹ thuật số, tạo việc làm, đổi mới và năng suất. Các lợi ích sẽ đặc biệt rõ rệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vì luồng dữ liệu tự do xuyên biên giới cho phép họ sử dụng cơ sở hạ tầng chung và các công cụ tiên tiến để mở rộng quy mô và toàn cầu.

Ngày nay, hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống hiện đại, từ khai thác mỏ đến sản xuất, năng lượng đến cơ sở hạ tầng và giáo dục đến y học, đều dựa vào luồng dữ liệu toàn cầu cho các hoạt động quan trọng như ngăn chặn gian lận, an ninh mạng, nghiên cứu và phát triển.

Các hạn chế đối với luồng dữ liệu xuyên biên giới có tác động thực sự và đáng kể. Tổ chức Sáng tạo & Công nghệ Thông tin, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington, đã liên hệ sự gia tăng các hạn chế di chuyển dữ liệu với việc giảm khối lượng thương mại của một nền kinh tế, giá hàng hóa và dịch vụ cao hơn và năng suất toàn nền kinh tế thấp hơn.

Kể từ tháng 1/2020, các nước G20 đã thực hiện hơn 3.200 thay đổi về quy định hoặc chính sách kỹ thuật số ảnh hưởng đến thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới, theo dịch vụ cảnh báo thương mại toàn cầu của St. Gallen Endowment for Prosperity through Trade.

Những quy định như vậy, ngay cả khi có mục đích tốt, có thể dẫn đến sự phân mảnh quy định và gia tăng thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp thiếu nguồn lực để điều hướng trong một loạt các quy định kỹ thuật số khác nhau.

Việc ban hành các hạn chế dữ liệu thường được thúc đẩy bởi sự thiếu tin tưởng và lo ngại về tính bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu sau khi dữ liệu được chuyển ra nước ngoài. Do đó, DFFT có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết sự phân mảnh như vậy và xây dựng niềm tin kỹ thuật số bằng cách thiết lập các cơ chế chính sách cho khả năng tương tác và các công cụ cụ thể cho doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết chung về niềm tin giữa các quốc gia và công ty có cùng chí hướng.

Để thúc đẩy và vận hành DFFT một cách toàn diện và cụ thể, các nước G7 nên hướng tới việc thiết lập các yếu tố quản trị không gian mạng đặc trưng cho luồng dữ liệu tự do với sự tin cậy. Điều này nên bao gồm các thực hành bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư mạnh mẽ và có thể tương tác, các nguyên tắc chung về quyền truy cập của chính phủ vào dữ liệu do khu vực tư nhân nắm giữ, các tiêu chí chung để đánh giá độ tin cậy của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đối với an ninh mạng.

Đối với mỗi yếu tố này, các nước G7 có thể dựa trên các thông lệ quốc tế tốt nhất hiện có, chẳng hạn như Quy tắc bảo mật xuyên biên giới của diễn đàn APEC và "Tuyên bố về quyền truy cập của chính phủ vào dữ liệu cá nhân" của OECD"

Khi vận hành DFFT, các nước G7 có thể khám phá cách tuân thủ các nguyên tắc tin cậy kỹ thuật số có thể giúp thúc đẩy các liên minh đáng tin cậy của các quốc gia không thuộc G7 có cùng chí hướng và cách tốt nhất để công nhận các chủ thể khu vực tư nhân đáng tin cậy phù hợp với các nguyên tắc đó.

Khái niệm về DFFT không phải là mới đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi có mối quan tâm cao trong việc khai thác các quy tắc thương mại kỹ thuật số cho phép các luồng dữ liệu xuyên biên giới đáng tin cậy. Singapore đang dẫn đầu trong việc phát triển các quy tắc thương mại kỹ thuật số phù hợp với khái niệm DFFT thông qua các thỏa thuận kinh tế kỹ thuật số khác nhau.

Các khái niệm của DFFT cũng được thể hiện rõ trong các quy tắc thương mại điện tử tiêu chuẩn cao có trong Hiệp định Thương mại Kỹ thuật số Hoa Kỳ-Nhật Bản và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Nhật Bản-Anh. Trong khu vực rộng lớn hơn, có những kỳ vọng các quy tắc thương mại kỹ thuật số có tiêu chuẩn cao, có ý nghĩa thương mại sẽ xuất hiện trong các cuộc đàm phán về Hiệp định khung về kinh tế kỹ thuật số của ASEAN và Khuôn khổ kinh tế thịnh vượng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ định hướng.

Là một tổ chức công nghiệp bao gồm một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới, Liên minh Internet châu Á cam kết hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, chuyên gia và các đồng nghiệp của chúng tôi trong toàn ngành trên con đường hướng tới luồng dữ liệu tự do và đáng tin cậy.

Các công ty công nghệ mang đến kiến ​​thức chuyên sâu và chuyên môn về các công cụ sẵn có để bổ sung cho các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các chính phủ. Các công nghệ tăng cường quyền riêng tư, mã hóa và ngăn ngừa mất dữ liệu là những ví dụ về công cụ công nghệ cho phép doanh nghiệp trích xuất giá trị từ dữ liệu trong khi vẫn đảm bảo bảo vệ dữ liệu cá nhân trước các mối đe dọa an ninh mạng.

Sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân là không thể thiếu để phát triển khung chính sách cân bằng tốt cho các luồng dữ liệu xuyên biên giới được bảo đảm như một phần nhiệm vụ của DFFT.

Chính phủ Nhật Bản có ý chí mạnh mẽ để đạt được sự đồng thuận toàn cầu về việc thúc đẩy hợp tác thể chế cho DFFT, và họ cũng đang đề xuất một khuôn khổ quốc tế cho quan hệ đối tác công tư. Một sự sắp xếp thể chế như vậy sẽ là một bước quan trọng để tăng cường hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng cho DFFT.

Nền kinh tế kỹ thuật số là cứu cánh trong đại dịch và có thể là chất xúc tác giúp các nền kinh tế toàn cầu vượt qua những thách thức hiện tại về lạm phát, nợ công, chiến tranh thương mại và căng thẳng địa chính trị. Khi các bộ trưởng kỹ thuật số hội tụ tại Hiroshima, họ sẽ có cơ hội chưa từng có để biến DFFT thành hiện thực và giải phóng toàn bộ tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số để phát triển và thịnh vượng.

Tác giả Jeff Paine là Giám đốc điều hành của Liên minh Internet châu Á, một hiệp hội ngành tập trung vào các vấn đề chính sách internet khu vực.

Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Bài học đầu tiên từ lịch sử là ngay cả công nghệ mới mạnh mẽ nhất cũng cần có thời gian để thay đổi nền ...

Hải Dương quyết tâm thúc đẩy chuyển đổi số

Hải Dương quyết tâm thúc đẩy chuyển đổi số

Ngày 24/3, tỉnh Hải Dương đã phát động Ngày chuyển đổi số với chủ đề "Kết nối, chia sẻ dữ liệu hướng tới hoàn thiện ...

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh tế số: Hướng tới giáo dục đại học thông minh

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh tế số: Hướng tới giáo dục đại học thông minh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, phát triển nhanh chóng và có tiềm năng để thay ...

(Nguồn: Nikkei Asia)