Câu chuyện ngoại giao 40 năm trước (Kỳ cuối )

… Tôi cũng nhớ lại những dấu ấn của Bác trong các nghị quyết của Đảng có liên quan đến mặt trận ngoại giao, nhất là nghị quyết Trung ương 13 ngày 26/01/1967 trong đó có đoạn rằng: ". . . Đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có những vấn đề nay xem lại thấy là "bình thường", nhưng lúc giải quyết, anh em phải thảo luận kỹ và có lúc khá căng thẳng. Vấn đề Mỹ cút - ngụy nhào và vấn đề quân đội miền Bắc ở miền Nam là những nét cốt lõi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cũng là của cuộc đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ. Về đấu tranh ngoại giao qua đàm phán trực tiếp, mà thực chất là tìm điểm cân bằng lợi ích của hai bên, thì đây là vấn đề hóc búa. Qua đàm phán, ta phải tìm ra cách xử lý: Mỹ cút, ngụy nhào là cùng một giai đoạn hay là hai, giai đoạn ngụy nhào có tiền đề đến mức nào trong giai đoạn Mỹ cút. Có ý kiến nói Mỹ - ngụy gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy phải cùng lúc đánh gục ý chí của cả hai thày trò này. Bản thân tôi trong những ngày đó vẫn cho rằng thực tế tương quan thế lực đòi hỏi phải tách ngụy ra khỏi Mỹ trước khi đánh cho ngụy đổ nhào và điều này cũng phù hợp với ý thơ chúc Tết Xuân năm 1969 của Bác Hồ là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", trong đó dường như gợi một trình tự thời gian cho hành động. Ta đã tìm ra cách xử lý là tách ra hai vấn đề: "Mỹ rút quân" và "vấn đề ở miền Nam Việt Nam do người Việt Nam giải quyết với nhau". Tuy nhiên, vấn đề ngụy nhào thông qua việc người Việt Nam giải quyết với nhau cụ thể là như thế nào thì phải sáng tạo, theo hướng "ngụy nhào từng bước".

Tìm ra công thức như thế nào để trong thương lượng, vừa bảo vệ được lập trường chính nghĩa của ta, vừa giữ được cả chiến lược và sách lược trong vấn đề này là rất khó. Cuối cùng ta cũng tìm ra công thức phân biệt "quân đội nước ngoài ở Việt Nam" là quân Mỹ và quân chư hầu thì phải rút hết và không điều kiện, còn người Việt Nam thì có quyền chiến đấu ở bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam, đồng thời ta hé ra sách lược giải quyết vấn đề bằng công thức "Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do các bên Việt Nam cùng nhau giải quyết không có sự can thiệp của nước ngoài". Phải nhắc lại đây là sản phẩm nghiên cứu rất quan trọng của ta trong đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ ở Paris khi đó.

Hiệp định Paris thực tế đã được ký kết với nội dung giữ được điều "bất biến" của ta, góp phần tạo thế lực để ta đón thời cơ đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975).

Cuối năm 1972, có một sự kiện rất trùng hợp về thời điểm là cuộc thắng lợi của ta qua 12 ngày đêm đánh trả không quân Mỹ trên bầu trời Hà Nội và miền Bắc, sự kiện mà lúc sinh thời, Bác Hồ đã dự báo "chỉ sau khi thua trên bầu trời Hà Nội thì Mỹ mới thực sự chịu thua". Đây là một dự báo thiên tài của Bác. Nay nhớ lại càng thấy rằng thời cơ là một sự lựa chọn tổng hợp rất quyết định trong cuộc đấu tranh. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam đã có mấy lần ta đã chọn thời cơ rất đúng như cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, nhất là giải phóng miền Nam mùa Xuân năm 1975.

Vấn đề cuối cùng tôi muốn nhắc lại là cuộc đàm phán với Mỹ từ 1968-1975 được chúng ta tiến hành trong hoàn cảnh có sự khác nhau giữa các bạn bè của ta về mặt lợi ích, đồng thời kinh nghiệm của ta cho ta thấy vấn đề độc lập tự chủ xử lý việc của ta là rất quyết định. Ta đã vừa độc lập tự chủ quyết định công việc của mình, vừa tranh thủ đến mức cao nhất có thể, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè trên thế giới.

 

Thay lời kết:

“Ai thông minh hơn?"

Đây không phải là vấn đề tôi đặt ra mà là "đề tài" của một cuộc nói chuyện lúc giải lao giữa hai cuộc họp của đoàn Lê Đức Thọ và đoàn Kissinger. Hôm đó là ngày 19/7/1972, hai đoàn ta và Mỹ làm việc ở nhà số 11, phố Darthé ở ngoại ô Paris. Vào lúc uống trà, ông Kissinger nói đại ý: "Theo tôi , nếu Việt Nam chỉ có anh dũng thì Mỹ thừa sức đè bẹp, nhưng Mỹ chẳng những không đè bẹp được mà còn có nguy cơ thua là vì Việt Nam vừa anh dũng lại vừa thông minh". Tôi cũng như các anh khác có mặt lúc đó hơi bất ngờ với cách nói của ông Kissinger. Các dịp chuyện phiếm chúng tôi đều tham gia, nhưng hôm đó chúng tôi có ý để chờ trưởng đoàn Lê Đức Thọ phát biểu. Anh Thọ có vẻ suy nghĩ rồi nói đại ý: "Tôi thấy nói như vậy hóa ra Việt Nam lại thông minh hơn Mỹ à? Điều đó vô lý vì: Mỹ là nước có nền giáo dục, khoa học, kỹ thuật cao, kinh tế mạnh nhất, có nhiều nhân tài nhất thế giới, chúng tôi là nước nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, giáo dục, khoa học kỹ thuật kém cỏi, rõ ràng so sánh thì Mỹ phải thông minh hơn Việt Nam". ông Kissinger đáp: "Như vậy nếu Mỹ thông minh hơn Việt Nam thì tại sao không đè bẹp được Việt Nam". Anh Lê Đức Thọ nói: "Ông nói cũng có lý nhưng rõ ràng là trình độ Mỹ và Việt Nam khác nhau. Tôi nghĩ rằng Mỹ rất thông minh, nhưng suốt 24h mỗi ngày, Mỹ phải lo đối phó với quá nhiều việc, nào là Xô - Trung, nào là phong trào giải phóng dân tộc, nào là đồng minh kiểu tướng De Gaule, cho nên cái thông minh của Mỹ bị phân tán. Còn Việt Nam chúng tôi 24h/24h đều suy nghĩ một điều duy nhất là "làm sao thắng được Mỹ, phải tìm ra cách thắng Mỹ". Như vậy, có thể kết luận rằng vấn đề không phải là sự thông minh hơn kém mà là cách sử dụng sự thông minh của mình". Ông Kissinger làm như "đạt thoả thuận" và nói: "Tôi đồng ý rằng Việt Nam và Mỹ không thể nói ai thông minh hơn,  nhưng phải nói rằng Việt Nam biết sử dụng sự thông minh hơn cách sử dụng của Mỹ".

Xin lấy câu chuyện trên làm kết luận cho bài. Trong thế giới này, nước lớn hay nước nhỏ đều có cái hay, cái dở, cái mạnh, cái yếu. Nếu ta biết phát huy cái hay, cái mạnh và biết nhận rõ cái dở, cái yếu của mình để quyết tâm khắc phục thì ta có thể làm được điều mà người khác và ngay cả ta ban đầu không dám khẳng định có thể làm được. Điều đó có ý nghĩa với mỗi người cũng như với một đất nước, một dân tộc.

Võ Văn Sung, TP. Hồ Chí Minh, 1/2008

Xem nhiều

Đọc thêm

Về Khánh Thiện (Ninh Bình), về với xứ ‘Bồng châu văn hiến’

Về Khánh Thiện (Ninh Bình), về với xứ ‘Bồng châu văn hiến’

Khánh Thiện đang được đánh giá là xã nông thôn kiểu mẫu với nhiều tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Miền Bắc mưa lớn sau bão Yagi, cẩn trọng với nhiều hiện tượng nguy hiểm

Miền Bắc mưa lớn sau bão Yagi, cẩn trọng với nhiều hiện tượng nguy hiểm

Trưa ngày 8/9, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đã có khuyến cáo tới người dân về tình hình mưa lớn ...
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Hà Lan: Hướng tới tương lai phát triển bền vững và bao trùm

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Hà Lan: Hướng tới tương lai phát triển bền vững và bao trùm

Ngày 6/9, tại La Hay, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 79 Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam ...
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Festival Thu Hà Nội diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15/9

Nhiều sự kiện đặc sắc tại Festival Thu Hà Nội diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15/9

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử” là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến ...
Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 9/9/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 9/9/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 9/9/2024.
Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới

Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới

Đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương có bài viết về những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam-Lào thời gian gần đây.
Phương Tây thấy ‘khó hiểu’ với động thái của Ukraine tại Kursk, phản ứng bất ngờ của Nga

Phương Tây thấy ‘khó hiểu’ với động thái của Ukraine tại Kursk, phản ứng bất ngờ của Nga

Tình hình chiến sự ở Kursk khiến phương Tây lo ngại về số phận của quân đội Ukraine tại đây.
Venezuela trả đũa ngoại giao Brazil, ứng viên đối lập Gonzalez rời đi khi căng thẳng gia tăng

Venezuela trả đũa ngoại giao Brazil, ứng viên đối lập Gonzalez rời đi khi căng thẳng gia tăng

Ngày 7/9, Chính phủ Venezuela công bố quyết định thu hồi quyền đại diện của Brazil cho lợi ích của quốc gia Argentina trên lãnh thổ Venezuela.
Tổng thống Ukraine tiết lộ kế hoạch hòa bình mới, đưa ra đề xuất đặc biệt mới Mỹ

Tổng thống Ukraine tiết lộ kế hoạch hòa bình mới, đưa ra đề xuất đặc biệt mới Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang lên kế hoạch bài bản cho một kế hoạch hòa bình mới.
Ukraine 'thấp thỏm' còn Nga lại ung dung, đồng minh đặt câu hỏi Kiev thực sự muốn gì ở Kursk?

Ukraine 'thấp thỏm' còn Nga lại ung dung, đồng minh đặt câu hỏi Kiev thực sự muốn gì ở Kursk?

Ukraine kỳ vọng dùng phần lãnh thổ kiểm soát ở Kursk để làm 'lá bài' đàm phán với Nga nhưng điều này khó thành hiện thực.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát căn cứ quân sự, Bình Nhưỡng đang ấp ủ kế hoạch mới?

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát căn cứ quân sự, Bình Nhưỡng đang ấp ủ kế hoạch mới?

Lãnh đạo Triều Tiên cho rằng việc xây dựng một căn cứ hải quân cho các tàu chiến cỡ lớn thế hệ mới nhất đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Israel không kích trúng mục tiêu, hai chỉ huy phong trào thánh chiến Hồi giáo Palestine bị tiêu diệt

Israel không kích trúng mục tiêu, hai chỉ huy phong trào thánh chiến Hồi giáo Palestine bị tiêu diệt

Israel tuyên bố đã thực hiện một cuộc tấn công chính xác, tiêu diệt hai chỉ huy của phong trào thánh chiến Hồi giáo Palestine.
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ láng giềng hữu nghị với Bắc kinh.
Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Tổng thống Venezuela quyết định tổ chức Giáng sinh sớm vào ngày 1/10 bất chấp lo ngại về khủng hoảng nội bộ do kết quả bầu cử hồi tháng 7.
Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi là sự mở rộng chính sách đối ngoại đầy khéo léo của Ấn Độ trong khi Trung Quốc thận trọng điều chỉnh lập trường.
Phiên bản di động