Nhỏ Bình thường Lớn

Câu chuyện thành công về kinh tế của Việt Nam đến từ đâu?

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á.
Việt Nam cần tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hướng ưu tiên vào giảm lượng khí thải carbon. (Nguồn: Vietnam Insider)
Việt Nam cần tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hướng ưu tiên vào giảm lượng khí thải carbon. (Nguồn: Vietnam Insider)

Cụ thể, WB dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,1% vào cuối năm 2024 và 6,5% vào năm 2025. Cả hai mức này đều cao hơn ước tính hồi tháng 4/2024 của cơ quan này.

Dự báo cho thấy, Việt Nam có thể có mức tăng trưởng lớn hơn vào năm 2025 so với các nền kinh tế mới nổi khác như Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippines.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2024 ước tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt 6,82%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%, khu vực dịch vụ tăng 6,95%.

Tin liên quan
VEPR: Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ VEPR: Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ

Xuất, nhập khẩu hàng hóa và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao là điểm sáng. Tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tăng 15,4%, nhập khẩu tăng 17,3%, xuất siêu đạt gần 20,79 tỷ USD.

Trong khoảng thời gian này, Việt Nam thu hút 24,78 tỷ USD dòng vốn đầu tư, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI trong 9 tháng ước tăng 10,7% so cùng kỳ và cao hơn rất nhiều so với mức tăng 3,9% cùng kỳ năm 2023.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng

"Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công" là câu nhận định đầu tiên của WB trên chuyên trang về Việt Nam của tổ chức này phát hành hồi đầu năm nay. Cụ thể, WB cho rằng, những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với các xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Với những diễn biến phát triển của Việt Nam, WB đánh giá: "Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương".

Trang DW cho rằng, Việt Nam - giống như các nước Đông Nam Á khác - phụ thuộc rất nhiều vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo Báo cáo Đầu tư ASEAN 2024, từ năm 2021 đến năm 2023, dòng vốn FDI vào Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines đạt trung bình khoảng 236 tỷ USD một năm.

Khi các nhà đầu tư phương Tây cố gắng đa dạng hóa khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa nước này và Mỹ, các nước Đông Nam Á đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho đầu tư nước ngoài.

Đánh giá về tăng trưởng kinh tế Việt Nam, TS. Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu và nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore (ISEAS) cho hay, đất nước có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ lợi thế trong nước là dân số 100 triệu người với tầng lớp trung lưu đang gia tăng.

Đất nước hình chữ S cũng thu hút sự chú ý của các nền kinh tế phương Tây. Đơn cử như Mỹ - đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Vào tháng 9/2023, Mỹ và Việt Nam cũng đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Các nhà phân tích cho rằng, điều này thúc đẩy lợi ích kinh tế của cả hai bên.

Nhưng khoản đầu tư lớn từ Washington là chìa khóa mang lại cơ hội kinh tế cho Việt Nam.

Apple - gã khổng lồ công nghệ của Mỹ - là công ty có giá trị nhất thế giới trong năm nay. Trong khi đó, Việt Nam đã trở thành địa điểm sản xuất quan trọng của công ty này, với việc Apple đã đầu tư hơn 15 tỷ USD trong 5 năm qua.

Đất nước Đông Nam Á có chi phí lao động thấp và lực lượng lao động trẻ và đông đảo, với 58% dân số trong tổng số gần 100 triệu người dưới 35 tuổi. Đây cũng là lý do khiến quốc gia này trở thành điểm đầu tư hấp dẫn.

Công nhân tan ca làm việc tại một nhà cung cấp của Apple ở Bắc Ninh, Việt Nam. Linh Pham/Bloomberg/Getty Images
Công nhân tan ca làm việc tại một nhà cung cấp của Apple ở Bắc Ninh. (Ảnh: Linh Pham/Bloomberg)

Còn nhiều rào cản

TS. Nguyễn Khắc Giang nhận định, so với các nước Đông Nam Á khác, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn tươi sáng. Tuy nhiên, đất nước vẫn phải đối mặt với một số thách thức không chỉ là khu vực trong nước mà còn cả yếu tố bên ngoài.

Hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang phải vật lộn để nâng cao sức cạnh tranh với các nhà sản xuất xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết, biến đổi khí hậu 0 chẳng hạn như cơn bão Yagi gần đây - đã khiến giá cả các mặt hàng thiết yếu như sản xuất lương thực cũng tăng, điều này có thể khiến lạm phát tăng cao.

Ông Sebastian Eckardt, Giám đốc khu vực Đông Á Thái Bình Dương tại WB nhận thấy, trong tương lai, Việt Nam cần có những cải cách cơ cấu.

Vị chuyên gia này gợi ý: "Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi của nhu cầu xuất khẩu. Để duy trì đà tăng trưởng không chỉ trong phần còn lại của năm mà còn trong trung hạn, Chính phủ nên tăng cường cải cách cơ cấu, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý thận trọng các rủi ro tài chính mới nổi".

Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, tạo đà cho những năm tiếp theo

Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, tạo đà cho những năm tiếp theo

Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào ngày 7/10, Thủ ...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Chiều nay (7/10), tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì ...

Vượt bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam sẽ đón tin vui vào cuối năm?

Vượt bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam sẽ đón tin vui vào cuối năm?

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, ...

Việt Nam có lộ trình tăng trưởng thương hiệu quốc gia tuyệt vời và đầy tự hào

Việt Nam có lộ trình tăng trưởng thương hiệu quốc gia tuyệt vời và đầy tự hào

Ngày 11/10, tại Diễn đàn Phát triển bền vững, chinh phục toàn cầu do Brand Finance phối hợp với Vietnam Brand Purpose tổ chức, ông ...

VEPR: Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ

VEPR: Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ

Sáng nay (15/10), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR - thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc ...

(theo DW)