Câu chuyện về ông 'Vua Bỉnh' và cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ

Ngọc Thoa
Ở thành phố mang tên Bác, có một con đường và một ngôi trường mang tên Đặng Công Bỉnh - người chiến sĩ đã hy sinh trong trận Khởi nghĩa Nam Kỳ cách đây gần một thế kỷ. Thời gian đã trôi qua 83 năm, nhưng con đường ấy, ngôi trường ấy vẫn viết tiếp câu chuyện về ông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Câu chuyện về ông 'Vua Bỉnh' và cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ
Con đường mang tên liệt sĩ Đặng Công Bỉnh (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh). (Ảnh: Ngọc Thoa)

Vào những ngày tháng 7, khi cả nước hướng về những người anh hùng đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc, chúng tôi được gặp ông Đặng Văn Út, con trai của liệt sĩ Đặng Công Bỉnh và nghe kể câu chuyện xúc động về một người cộng sản được nể phục với tên gọi “Vua Bỉnh”.

Chuyện về "Vua Bỉnh" từng khiến kẻ thù khiếp sợ

Ông Đặng Văn Út năm nay đã 91 tuổi (hiện đang sống tại Hóc Môn) nhưng vẫn còn minh mẫn, xúc động kể lại: “Lúc cha tôi bị địch tử hình tại trường bắn rạp hát Hóc Môn, tôi mới lên 9 tuổi. Mẹ tôi đau khổ đến mức không dám đến tiễn đưa cha khi ông bị xử bắn, thậm chí bà không ra khỏi nhà, chỉ ngồi khóc. Tôi chứng kiến trước khi bị bắn, cha tôi vẫn hô to: Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Cách mạng vô sản thành công muôn năm! Không gì đau xót hơn khi nhìn cha mình đứng đó. Cái chết hiên ngang của cha đã ghi đậm dấu ấn trong tôi. Để sau này tôi và các anh, chị của mình đều là những người đứng trong quân ngũ, bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi quân thù”.

Ông Đặng Công Bỉnh sinh năm 1907, quê làng Tân Phú, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh). Sinh thời, Liệt sĩ Đặng Công Bỉnh sinh được 4 người con, trong đó cô con gái đầu là liệt sĩ hy sinh năm 1962 và 2 người con trai sau đều tham gia bộ đội chống thực dân Pháp và năm 1954 tập kết ra Bắc tiếp tục kháng chiến chống Mỹ đến ngày độc lập giải phóng đất nước.

Câu chuyện về ông 'Vua Bỉnh' và cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ

Ông Đặng Văn Út - con trai út của liệt sĩ Đặng Công Bỉnh đang sinh sống tại Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Thoa)

Xuất thân trong một gia đình nông dân, người thanh niên Đặng Công Bỉnh đã có ý thức cách mạng từ rất sớm. Sống và chiến đấu với lý tưởng đánh đuổi thực dân, giải phóng đất nước, ông tham gia quân khởi nghĩa năm 1937 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23/11/1940, Đảng bộ Hóc Môn đã có kế hoạch khởi nghĩa và chuẩn bị về tổ chức rất chặt chẽ. Trước cuộc khởi nghĩa, Ủy ban khởi nghĩa Quận Hóc Môn được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Phạm Văn Sáng - Bí thư Quận ủy, Đảng bộ Hóc Môn. Ông Sáng đã huy động được một lực lượng lớn quần chúng tham gia khởi nghĩa cùng với lực lượng nghĩa quân do đồng chí Đặng Công Bỉnh (Tổng chỉ huy các cánh quân, trực tiếp chỉ huy cánh quân mũi nhọn Tổng Long Tuy Hạ) bất ngờ tấn công vào Dinh quận Hóc Môn và làm chủ tình hình đến gần 5 giờ sáng.

Trong chiến đấu, những chiến sĩ cộng sản đã thể hiện lòng dũng cảm quên mình, không quản ngại sự nguy hiểm, hy sinh. Tuy nhiên, sau đó, quân khởi nghĩa phải rút lui vì thực dân Pháp đưa quân chi viện từ Thủ Dầu Một và Gia Định lên giải vây. Sau đó, địch mở nhiều cuộc càn quét khốc liệt, tàn sát cả ấp Bến Đò, Tân Phú Trung (huyện Củ Chi ngày nay).

Sau cuộc khởi nghĩa thất bại, trên đường từ Truông Mít về ấp Xóm Mới, làng Trung Lập (Củ Chi), đồng chí Đặng Công Bỉnh bị bọn chỉ điểm phát hiện, chúng bắn ông bị thương ở chân. Bắt được ông, địch đã dùng nhiều thủ đoạn để dụ dỗ, khai thác và tra tấn dã man. Trước mặt quân thù, bằng lời lẽ đanh thép, ông hiên ngang nói lên khí phách của người chiến sĩ cách mạng. Lính làng sau đó đã nói về ông: “Thật xứng đáng là ông Vua Bỉnh, ông Nguyên soái Cộng sản”.

Thực dân Pháp dựng lên 3 trường bắn tại Hóc Môn để xử tử những người tham gia khởi nghĩa. Tại trường bắn gần chợ Hóc Môn, chúng xử bắn đồng chí Phạm Văn Sáng, Đặng Công Bỉnh cùng 2 chiến sĩ. Tại trường bắn trước Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn ngày nay, chúng bắn các đồng chí Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến... Tại trường bắn thứ ba ở Ngã Ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng, các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu và nhiều đồng chí khác đã bị địch xử tử. Cuộc khởi nghĩa chưa thành công nhưng từ đó, từ vùng đất thiêng này, đã dấy lên phong trào đấu tranh khắp nơi, hun đúc tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.

Được biết, hiện nay các con, cháu của liệt sĩ Đặng Công Bỉnh đều là những người thành công trong học tập và có sự nghiệp vững vàng trong thời bình.

Ghi dấu trang sử cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ

Thế hệ ngày hôm nay tự hào là người con được sinh ra trên quê hương Hóc Môn - 18 thôn vườn trầu, quê hương anh hùng, để rồi biến quyết tâm thành hành động, biến lời hứa thành việc làm thực tế, phấn đấu để xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của các thế hệ đi trước, để hình ảnh ngọn lửa Nam Kỳ năm 1940 luôn rực sáng.

Để tưởng nhớ công ơn của người chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ấy, TP. Hồ Chí Minh đã đặt con đường mang tên Đặng Công Bỉnh tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

Năm 1996, Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn đã ra quyết định đặt tên một ngôi trường mang tên ông - Trường THCS Đặng Công Bỉnh. Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn do tăng dân số cơ học từ các địa phương khác chuyển đến, năm học 2016, Ủy ban Nhân dân huyện Hóc Môn đã xây dựng Trường THCS Đặng Công Bỉnh mới tại địa chỉ số 78 đường Bùi Công Trừng, ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh với diện tích 10.852m2.

Câu chuyện về ông 'Vua Bỉnh' và cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ
Ngôi trường THCS Đặng Công Bỉnh (tại số 78 đường Bùi Công Trừng, ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh). (Ảnh: Ngọc Thoa)

Ngôi trường trở thành môi trường học tập nề nếp, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo. Sứ mệnh của nhà trường là giáo dục và rèn luyện học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tự học, tự rèn, có kĩ năng sống tốt.

Ngôi trường mang tên liệt sĩ Đặng Công Bỉnh là nơi học tập và noi gương của hàng chục nghìn học sinh trong suốt gần 30 năm qua, mà mỗi năm, vào những dịp lễ, nhà trường cùng các em học sinh lại tưởng nhớ đến những người chiến sĩ dũng cảm đã hy sinh để giành độc lập cho đất nước.

Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ tại Venezuela

Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ tại Venezuela

Đại sứ Lê Viết Duyên khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, ...

Tập đoàn Petrovietnam tưởng niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Tập đoàn Petrovietnam tưởng niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày 22/7, lãnh đạo và cán bộ Tập đoàn Petrovietnam đã tới tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày ...

Đẩy nhanh tiến độ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin

Đẩy nhanh tiến độ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin

Chiều 25/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, làm việc với các đơn vị giám định ADN hài cốt liệt sĩ còn thiếu ...

Nhiều kỷ vật xúc động tại Triển lãm ‘75 năm trọn nghĩa vẹn tình’

Nhiều kỷ vật xúc động tại Triển lãm ‘75 năm trọn nghĩa vẹn tình’

Diễn ra từ 27-31/7, Triển lãm “75 năm trọn nghĩa vẹn tình” được tổ chức tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn ...

Kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sĩ tại Ba Lan

Kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sĩ tại Ba Lan

Tối ngày 26/7, tại thủ đô Warsaw, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan và Câu lạc bộ cựu chiến binh Việt Nam tại ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Nam ca sĩ Quốc Vượng sau 5 năm đăng quang Festival tài năng Đông Nam Á

Nam ca sĩ Quốc Vượng sau 5 năm đăng quang Festival tài năng Đông Nam Á

Sở hữu giọng hát trời phú và ngoại hình sáng sân khấu, Quốc Vượng được đánh giá là một giọng ca đầy tiềm năng của showbiz Việt.
Điện mừng Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane

Điện mừng Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi điện chúc mừng đồng chí Thongsavanh Phomvihane được cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Lào.
ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024: Danh sách cầu thủ đội tuyển Việt Nam tập trung tháng 11

ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024: Danh sách cầu thủ đội tuyển Việt Nam tập trung tháng 11

HLV Kim Sang Sik công bố danh sách 30 cầu thủ đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024.
Độc đạo tập 34: Quân 'già' bắt cóc em trai Hồng, mẹ con Diễm rời bản Mây

Độc đạo tập 34: Quân 'già' bắt cóc em trai Hồng, mẹ con Diễm rời bản Mây

Độc đạo tập 34, Hồng hốt hoảng khi biết ông trùm bắt cóc em trai, Diễm sắp rời bản Mây...
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ mới

Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ mới

Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng thích ứng với những thay đổi.
Bộ trưởng GD&ĐT: Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bộ trưởng GD&ĐT: Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP. Hạ Long xác định, muốn phát triển giáo dục-đào tạo phải xuất phát từ đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học...
Báo Thế giới và Việt Nam đoạt giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Báo Thế giới và Việt Nam đoạt giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Báo Thế giới và Việt Nam đoạt giải Khuyến khích với chùm bài 'Sứ giả tiếng Việt ở muôn nơi' của nhà báo Phạm Thị Thuận.
Bộ GD&ĐT không tổ chức bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học

Bộ GD&ĐT không tổ chức bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học

Bộ GD&ĐT không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học.
Sáng kiến xây dựng 'Tủ sách cho em 20/11' nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng kiến xây dựng 'Tủ sách cho em 20/11' nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Toàn bộ số sách phụ huynh và học sinh tặng thầy cô được tập hợp thành 'Tủ sách cho em 20/11', đồng thời tặng người ở miền núi, vùng cao đang cần sách.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.
Phiên bản di động