Nhỏ Bình thường Lớn

'Cha đẻ' của BRICS: Đừng chờ G7 thể hiện vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu, các 'cường quốc mới nổi' sẽ làm điều đó

Dù phải đối mặt với những thách thức địa chính trị, các nền kinh tế mới nổi BRICS chắc chắn sẽ có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu. Ngược lại, các cường quốc G7 lại đang cho thấy tầm ảnh hưởng quốc tế có phần suy yếu trong những thập kỷ gần đây.
'Cha đẻ' của BRICS: Đừng chờ G7 thể hiện vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu
Các nhà lãnh đạo BRICS. (Nguồn: Reuters)

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Jim O'Neill (O'Neill) - cựu Thư ký Thương mại Bộ Tài chính Anh được gọi là "cha đẻ" của BRICS, bởi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Năm 2001, trong một phân tích về tiềm năng kinh tế BRIC, khi đó mới có 4 thành viên (trước khi kết nạp Nam Phi để thành BRICS vào năm 2009), nhà kinh tế học O'Neill đã dự đoán đầy tự tin rằng, tỷ trọng kinh tế của các nước BRICS trong nền kinh tế toàn cầu sẽ dần tăng lên đáng kể.

Theo đó, BRICS - 5 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển hàng đầu, tăng cường hợp tác trên các diễn đàn quốc tế trong bối cảnh họ cảm thấy trật tự thế giới bị Mỹ chi phối. Do đó, BRICS được cho là đối trọng của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gồm các cường quốc kinh tế phát triển Pháp, Italy, Nhật Bản, Canada, Đức, Vương quốc Anh và Mỹ, cũng như cả Liên minh châu Âu (EU).

Theo quan điểm của O'Neill, G7 ngày càng trở nên không phù hợp trong một thế giới có nhiều cường quốc mới nổi. Quả thực, kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền, Mỹ đã tìm cách nâng cao vai trò của G7, gieo kỳ vọng lên một số thành viên trong "câu lạc bộ" này về tầm ảnh hưởng của họ trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thực tế, từng thành viên G7 vẫn đang phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề nan giải, xuất phát từ chỉ một vấn đề trọng tâm - "phần đóng góp" của họ trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng giảm.

Nhật Bản và taly gần như không đạt mức tăng trưởng nào trong 20 năm qua. Đức cũng không phát triển tốt lắm. Và Vương quốc Anh cũng vậy - hầu như không tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Và trên thực tế, G7 hiện là câu lạc bộ ngày càng bị Mỹ thống trị về mặt kinh tế.

Chắc chắn, khi nói đến các vấn đề toàn cầu - có thể là thách thức kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm hay bất kỳ mối quan tâm thực sự toàn cầu nào khác - riêng G7 chắc chắn không thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề này.

Không phải G7, những gì chúng ta đã và đang thấy trong thời gian qua là những nỗ lực chung của G20 trong cuộc khủng hoảng tài chính vì trong nhóm bao gồm cả các thành viên BRICS và toàn bộ G7, để từ đó tạo nên một trung tâm hoạch định chính sách toàn cầu.

Trước những thách thức địa chính trị như hiện nay, khi ngày càng nhiều nền kinh tế mới nổi ngày càng lớn mạnh hơn, dường như không thể tránh khỏi vấn đề tiếng nói của họ có "sức nặng hơn" trong các vấn đề toàn cầu, bất chấp một số thách thức địa chính trị đi kèm.

Các nền kinh tế mới nổi cũng có đầy đủ tiềm năng để duy trì vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, cả hiện tại và tương lai. Bằng chứng là, hiện tại, Trung Quốc giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về mặt danh nghĩa và lớn nhất về sức mua tương đương (PPP).

Trong vài năm tới, Ấn Độ sẵn sàng thách thức Đức để giành vị trí lớn thứ tư, sau khi vượt qua Pháp và Anh.

Quỹ đạo tăng trưởng kết hợp của Trung Quốc và Ấn Độ có tác động đáng kể nhất đến GDP toàn cầu.

Trong khi đó, một số nền kinh tế mới nổi khác cũng rất đáng chú ý, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam - đang nổi lên ở châu Á.

Ở châu Mỹ Latinh, Mexico và châu Phi, mặc dù có xuất phát điểm thấp hơn đáng kể nhưng các quốc gia như Nigeria, Ethiopia và Ai Cập đang dần thể hiện tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia O'Neill, hiện trong số 5 quốc gia BRICS, có 3 quốc gia không thể hiện được hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ qua. Nhưng vận mệnh của họ sẽ thay đổi nếu họ bắt tay vào những cải cách kinh tế đáng kể, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và những biến động ở bên ngoài.

Trong khi đó, dù gặp khá nhiều vấn đề bên trong nền kinh tế, nhưng Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế thứ hai thế giới đang phát triển nhanh chóng và đáng kể. Nhiều nước trên thế giới hiện chịu tác động rất lớn từ Trung Quốc, bao gồm từ Hàn Quốc cho đến các nước phương Tây phát triển như Đức...

Xét về thực lực, BRICS hiện chiếm hơn 40% dân số thế giới và 1/4 nền kinh tế toàn cầu. Theo thống kê, tổng dân số của BRICS đạt khoảng hơn 3,24 tỷ người - chiếm hơn 40% dân số toàn cầu, con số này cao hơn nhiều so với ước tính 750 triệu người của các nước G7. Dân số tăng tạo ra nguồn lao động mạnh mẽ, từ đó phát triển kinh tế và phát triển đa ngành. Từ năm 2000 đến năm 2026, dân số của các quốc gia BRICS dự kiến sẽ tăng thêm 625 triệu người - phần lớn được cho là tập trung ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Vào năm 2022, khối BRICS có tổng GDP đạt hơn 26,03 nghìn tỷ USD, theo thống kê của Statista. Trung Quốc liên tục là nền kinh tế lớn nhất của khối này và là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Dữ liệu từ Acorn Macro Consulting cũng chỉ ra, chỉ 5 quốc gia BRICS đã đóng góp gần 31,5% GDP toàn cầu - cao hơn mức 30,7% của các nước G7. Thậm chí, một số còn dự đoán nhóm này có thể đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2030.

Giới quan sát bình luận, đối với nền kinh tế thế giới, BRICS giờ đã có ý nghĩa quan trọng hơn so với G7. BRICS đã vượt lên không chỉ là "một nhóm thay thế", bởi nó bao gồm một số nước có đóng góp "nặng ký nhất" cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây. Và đối với thế giới, trước hết là đối với các nước đang phát triển, những gì diễn ra ở BRICS quan trọng và có tính thời sự hơn nhiều so với những gì xảy ra ở G7.

'Bom chùm' Evergrande phát nổ, thị trường bất động sản Trung Quốc lộ những vết thương khó lành

'Bom chùm' Evergrande phát nổ, thị trường bất động sản Trung Quốc lộ những vết thương khó lành

Tình trạng mất khả năng thanh toán và thua lỗ đầm đìa như China Evergrande Group hiện nay khiến người ta khó hình dung về ...

Bạo tay 'vung tiền' cho quân sự, ngân quỹ Ukraine bay hơn một nửa, ai sẽ thanh toán hóa đơn?

Bạo tay 'vung tiền' cho quân sự, ngân quỹ Ukraine bay hơn một nửa, ai sẽ thanh toán hóa đơn?

Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Saudi Arabia là những nước dẫn đầu thế giới về chi tiêu quân sự. Nhưng nếu tính tỷ ...

Không cần chờ Nga hay Trung Quốc, Mỹ đang dẫn đầu cách mạng 'phế ngôi Vua của đồng USD'?

Không cần chờ Nga hay Trung Quốc, Mỹ đang dẫn đầu cách mạng 'phế ngôi Vua của đồng USD'?

Không cần chờ Nga, Trung Quốc hay BRICS phế ngôi đồng USD, người Mỹ muốn tự tay làm việc đó. Đây có phải là sự ...

Giá vàng hôm nay 23/8/2023: Giá vàng loanh quanh ở đáy, liên tiếp chịu áp lực giảm, đến thời điểm mua vào kiếm lời của giới đầu tư?

Giá vàng hôm nay 23/8/2023: Giá vàng loanh quanh ở đáy, liên tiếp chịu áp lực giảm, đến thời điểm mua vào kiếm lời của giới đầu tư?

Giá vàng hôm nay 23/8/2023 dao động nhẹ dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce, khi vừa thoát khỏi mức thấp nhất trong 5 tháng. Lợi suất trái ...

Giá cà phê hôm nay 23/8/2023: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, các sàn hàng hóa bị bỏ rơi; cà phê Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu bảng trong 10 năm nữa

Giá cà phê hôm nay 23/8/2023: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, các sàn hàng hóa bị bỏ rơi; cà phê Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu bảng trong 10 năm nữa

Chỉ số USDX đã đảo chiều tăng lên mức cao hai tháng đã đẩy các tiền tệ mới nổi vào thế “mất giá” làm giảm ...

(theo Globaltimes)

Tin cũ hơn

Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này
Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này
Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc? Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc?
'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn 'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ