Cha mẹ đang mâu thuẫn trong nuôi dạy con?

Thi thoảng, bắt gặp hình ảnh trẻ phải ăn sáng, ăn tối trên xe máy bằng đùm xôi hay chiếc bánh mỳ cho kịp giờ vào lớp, lòng tôi không khỏi xót xa. Tôi tự hỏi, liệu chương trình học của các em quá nặng hay vì kỳ vọng của cha mẹ quá lớn
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cha me dang mau thuan trong nuoi day con Cha mẹ là những "nhà giáo không cầm phấn"
cha me dang mau thuan trong nuoi day con Lòng tin bị "đánh cắp" sau chiếc camera ở trường mầm non?

Trẻ đang gánh trên vai kỳ vọng mẹ cha?

Không ít bậc phụ huynh đang ép con luyện thi, tham gia các cuộc thi mà trẻ không thích, ép con đi học thêm mọi lúc mọi nơi, học ngày học đêm, học cả cuối tuần, để rồi lại đổ lỗi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quá tải. Thực tế, chương trình của chúng ta nhẹ hơn của các nước trên thế giới rất nhiều, chủ yếu chỉ nặng nề phần bài tập.

Phụ huynh vì ham thành tích nên kêu ca là chương trình quá tải. Tuy nhiên, chúng ta lại đưa con đi học thêm hết nơi này đến nơi khác để mong con "không bị bỏ lại phía sau" và giành thành tích cao. Phụ huynh muốn chương trình nhẹ nhàng để con có cơ hội đạt điểm cao hơn các bạn khác? 

Câu hỏi được đặt ra, những điểm số có chắc chắn sẽ đem lại tương lai tốt đẹp, thành công cho các bạn nhỏ không? Những điểm số trẻ có được từ những buổi miệt mài đi học thêm liệu có giúp trẻ trưởng thành trong tương lai? Hay các bạn trẻ giỏi sách vở nhưng lại thiếu kỹ năng sống và dễ vấp ngã trên đường đời?

Thực tế, trong những năm gần đây, cứ có cải cách gì của giáo dục là dư luận lại lên tiếng chỉ trích, rồi cho rằng học sinh và cả giáo viên chưa quen với đổi mới này đã lại có đổi mới khác "lấn sân". Nhưng sau đó, nhiều người lại quay ra than thở là giáo dục nước ta lạc hậu, cần đổi mới.

Trong khi đó, mỗi cải cách mới của ngành giáo dục đều là những nghiên cứu rất nghiêm túc của nhiều nhà khoa học. Có thể có quyết sách chưa thực sự phù hợp nhưng có những chính sách rất ổn, rất sáng tạo. Vậy tại sao dư luận lại đánh đồng như vậy? Nên chăng, chúng ta bình tĩnh lại để nghe, để nhìn một cách khách quan hơn?

cha me dang mau thuan trong nuoi day con
Trẻ ăn trên xe máy để nhanh vào lớp. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Điều đáng nói, nhiều người chê bai ngành giáo nước nhà, đổ đống tiền cho con học trường quốc tế để giảm bớt áp lực học tập. Tuy nhiên, nhiều trẻ học trường quốc tế vẫn không thoát được cảnh học thêm và gánh trên vai áp lực gấp bội từ kỳ vọng quá lớn phía cha mẹ. Phải chăng, nhiều trẻ đang bị chuyển từ áp lực này sang áp lực khác?

Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ lại đùn đẩy việc dạy trẻ cho giáo viên, nhà trường nhưng chẳng tin cô, tạo sức ép lên cô. Chúng ta mong giáo viên phải tôn trọng mình và yêu quý con mình nhưng can thiệp quá sâu vào chuyện dạy học ở trường có phải là biện pháp hay?

Thử nghĩ xem, nếu con chỉ xước một chút trên cánh tay, hay bị cô phạt đứng ở góc lớp, cha mẹ sẽ đến để đe dọa giáo viên, đề nghị Ban giám hiệu đuổi việc giáo viên đó. Vậy làm sao giáo viên có thể uốn trẻ vào nội quy, khuôn khổ? Không trao quyền cho giáo viên, sao dám mong họ sẽ phát huy được năng lực của mình? Lớp học có 50 – 60 trẻ, phụ huynh muốn duy nhất con mình được ưu ái và chăm chút có phải là một yêu cầu bất thường hay không?

Không ít bậc cha mẹ né tránh dạy con, đổ trách nhiệm cho nhà trường, gia sư, ô sin, rồi ngạc nhiên thấy con xa lánh mình. Có bao nhiêu cháu nhỏ cả 24 tiếng đồng hồ chẳng gặp mặt cha mẹ được đến 2 tiếng? Có bao nhiêu trẻ em dành thời gian ở lớp học nhiều hơn ở nhà? Có bao nhiêu trẻ em dành thời gian cả ngày cho việc học nhiều hơn nghỉ ngơi? Có bao nhiêu phụ huynh dành trọn thời gian buổi tối cho con? Hay chúng ta đổ lỗi cho nỗi lo "cơm áo gạo tiền", hoặc đã bị iphone, ipad lôi kéo, “dụ dỗ”?

Ngoài thời gian trên lớp, nhiều bậc cha mẹ còn “ném” cho con chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng. Như vậy, làm sao con kết nối tình cảm với cha mẹ được? Cho đến khi con bước vào tuổi teen, con không nói chuyện gì với cha mẹ là lỗi của ai đây?

Trẻ "bùng nổ", vì đâu?

Phụ huynh thường sốt ruột khi con nhà khác được điểm 10, con nhà mình chỉ được điểm 9. Điều đáng nói, khi con không biết xúc ăn, không biết tự mặc quần áo, không biết tự chăm sóc cho mình thì cha mẹ lại cảm thấy bình thường, không sốt ruột như khi con bị điểm kém hơn bạn. Để rồi, khi con không thành công do kỹ năng sống quá kém, các bậc cha mẹ lại kêu trời là bất công, rằng “con tôi học giỏi vậy mà sao không thành đạt như bạn bè?”.

Phụ huynh không gương mẫu, không chú trọng dạy con đạo đức, nếu con hỗn láo, chúng ta lại ngơ ngác. Cha mẹ hãy tự hỏi lại mình, đã bao nhiêu lần mình vượt đèn đỏ, chen lấn xô đẩy? Đã bao nhiêu lần mình làm sai nhưng không xin lỗi, không chào hỏi, nói trống không với người xung quanh? 

cha me dang mau thuan trong nuoi day con
TS. Vũ Thu Hương. (Ảnh: NVCC)

Nếu hàng ngày nhìn những tấm gương như vậy để học hỏi, liệu rằng con có thể có được tư cách đạo đức tốt không? Hay trẻ cũng sẽ có thái độ hỗn láo, bất kính với mọi người và sẵn sàng dùng bạo lực một khi cảm thấy khó chịu, không vừa lòng?

Các bậc cha mẹ áp đặt con, ép buộc đủ thứ, không chia sẻ, lắng nghe con rồi ngạc nhiên khi thấy con… bùng nổ. Đã bao giờ chúng ta thử sống trong hoàn cảnh của các con để hiểu chưa? Chúng ta có biết rằng các con đang kiệt sức vì chuyện học? Hay phụ huynh chỉ biết o ép con, bắt con học trường mình thích, học ngành mình mong muốn. Chúng ta muốn con "chọn bạn mà chơi" nên thích con chơi với bạn này, ép con tẩy chay bạn kia, yêu cầu con tham gia nhóm này, o ép con rời xa nhóm bạn khác…

Mỗi khi con buồn nản, muốn ở bên chia sẻ với cha mẹ, chúng ta lại giáo huấn đạo đức, khiến các con cảm thấy mệt mỏi. Với cuộc sống như vậy, liệu trẻ có thể chịu đựng được mà không bùng nổ?

Các bậc cha mẹ cứ hồn nhiên chăm bẵm, bao bọc con như thế. Để rồi sau này con lớn lên lại ngạc nhiên khi thấy con không thích nghi và phát triển, lúng túng và vụng về, không linh hoạt và thành công.

Một con người mà ngay cả tự nấu ăn còn không làm được, quần áo thay ra không biết giặt sạch, thử hỏi sao biết làm điều gì tốt đẹp để trưởng thành và đem lại thành công?

Bất kể việc gì cha mẹ cũng thu xếp và giải quyết cho con hết, vậy đến lúc gặp chuyện khó khăn, vướng mắc làm sao trẻ biết cách xử lý các vấn đề để tìm được lối ra? Phụ huynh luôn mong con đúng đầu lớp, đem về nhiều thành tích nhưng lại lấy đi cơ hội cho con được tự chủ, tự khẳng định mình. Cái lỗi này thuộc về ai?

Phải chăng các bậc phụ huynh đang rất mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con?

cha me dang mau thuan trong nuoi day con

Để không lạc trong "mê trận" phương pháp giáo dục con

Chia sẻ với Báo TG&VN, TS. Lê Nguyên Phương - chuyên gia hàng đầu về Tâm lý học đường cho rằng, điều quan trọng của ...

cha me dang mau thuan trong nuoi day con

Gieo mầm tử tế cho trẻ

Các bậc phụ huynh thường hay kêu ca là làm thế nào để có thể dạy con cái trở thành người tử tế trong một ...

cha me dang mau thuan trong nuoi day con

Trường học đang “số hóa” đạo đức?

Đạo đức là những thứ thuộc về bên trong, không phải lúc nào cũng bộc lộ ra ngoài nhưng trong nhà trường lại đang đưa ...

TS. Thu Hương

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động