Chàng Việt kiều Mỹ tâm huyết với nông sản Việt

AN BÌNH
TGVN. Giúp sinh kế cho những dân chài gốc Việt hay sáng lập hợp tác xã nông nghiệp sạch ở California là chưa đủ, sáu năm nay, Nguyễn Hoài Daniel trở về quê hương và miệt mài tìm chỗ đứng cho nông sản Việt...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nguyễn Hoài Daniel sinh ra tại quận Cam, California (Mỹ), nơi có rất đông người Việt sinh sống. Sau khi tốt nghiệp đại học, chàng trai trẻ quyết định đến thành phố New Orleans ở tiểu bang Louisiana để lập nghiệp. Anh làm nhiều việc liên quan đến các lĩnh vực môi trường, tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và phát triển kinh tế cộng đồng.

Thế nhưng, bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh vào năm 2008 khi cùng gia đình trở về thăm quê hương lần đầu tiên. Bốn năm sau, anh trở lại với tư cách chuyên gia tư vấn hướng phát triển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Từ năm 2014, anh quyết định đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Nguyễn Hoài Daniel ở quê hương. (Ảnh: NVCC)
Nguyễn Hoài Daniel ở quê hương. (Ảnh: NVCC)

Tìm về nguyên liệu bản địa

Chàng trai Mỹ gốc Việt ấy đã cần mẫn học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa Việt. Chọn đi đến các vùng sâu vùng xa, anh đã hướng dẫn bà con cách chăn nuôi, trồng trọt để tăng năng suất, sản lượng, nâng cao đời sống cho bà con Hmông, Dao, Thái, Tày...

Nếu như trước đây, Nguyễn Hoài Daniel ấp ủ một dự án về sản xuất một loại rượu whisky từ hạt ngô của Việt Nam, hay hoàn thiện sản phẩm rượu dân tộc Dao Đỏ làm từ hạt thóc, thì giờ đây anh lại thành công với Sông Cái Distillery. Đây là công ty chưng cất và phát triển thương hiệu Gin đầu tiên của Việt Nam, đã đạt ba huy chương Vàng và huy chương Bạch kim trong nhiều cuộc thi quốc tế uy tín ở Anh, Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc).

Mong ước tạo ra được sản phẩm tốt cả về chất lượng và thương hiệu, công ty của Nguyễn Hoài Daniel phát triển chuỗi sản phẩm liên kết chiều dọc - tập trung ở các vùng sâu vùng xa và thực hiện phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” để học hỏi, trao đổi kiến thức với bà con.

Nguyễn Hoài Daniel không chỉ cam kết tạo công ăn việc làm, đảm bảo đầu ra, mà còn chuyển giao công nghệ, cung cấp máy móc, xây dựng nhà xưởng, kho, hướng dẫn bà con cách sơ chế để tăng nguồn thu nhập. Một điều anh nhận ra trong quá trình làm việc là các bạn nước ngoài rất có nhu cầu tìm hiểu về Việt Nam, nhất là về văn hóa, ẩm thực.

“Đối với tôi, doanh nghiệp không chỉ khai thác cơ hội kinh doanh, giúp ích cho cộng đồng và đất nước, mà còn đóng vai trò làm đại sứ thương hiệu cho nước nhà. May mắn là trong thời gian làm kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhà nước, từ Bộ Ngoại giao cho đến nhữngsở nông nghiệp ở các tỉnh chúng tôi có hoạt động”, anh nói.

“Muốn nhanh thì phải từ từ”

Tuy nhiên, Nguyễn Hoài Daniel quan niệm rằng làm thương hiệu cũng khá giống làm nông. Bón phân chuồng cho ruộng thì có thể trong hôm nay cây chưa tốt ngay lập tức như bón phân hoa học, nhưng lâu ngày đất sẽ tốt và bền vững, thân thiện với môi trường hơn.

Anh đồng ý với câu nói mà hiện nay giới trẻ hay truyền nhau là “muốn nhanh thì phải từ từ”, cũng gần như câu nói của ông bà mình xưa là “dục tốc bất đạt”.

Theo Nguyễn Hoài Daniel, hiện tại Việt Nam xuất khẩu nhiều nông sản, nhưng chủ yếu tập trung ở phần nguyên liệu thô. Ví dụ như cà phê, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ hai trên thế giới và là một trong những nguồn cung cấp chính cho Mỹ, nhưng chỉ có khoảng 16% người tiêu dùng ở Mỹ nghĩ đến Việt Nam khi nhắc đến cà phê.

Anh dẫn chứng, các dự án thu mua ngô giống bản địa ở Đại học Nông nghiệp bị tạm ngừng do hết ngân sách từ 2002, trong khi những giống ngô cổ này rất được cộng đồng khoa học thế giới quan tâm.

Chàng Việt kiều Mỹ tâm huyết với nông sản Việt
Nguyễn Hoài Daniel lặn lội tìm tới những cánh rừng bà con dân tộc trồng các loại thảo mộc đặc trưng... (Ảnh: NVCC)

Về giải pháp tìm chỗ đứng cho nông sản Việt hiện nay, chàng Việt kiều Mỹ cho rằng cần đẩy mạnh tầm quan trọng và quảng bá cho các nông sản đã có chỉ dẫn địa lý, thể hiện sự hỗ trợ của nhà nước đối với những hộ gia đình, những doanh nghiệp tuân thủ các quy định của nhà nước. Bởi nếu không kiểm soát tốt vấn đề này, thì những người tuân thủ đúng luật sẽ bị thiệt và có thể sẽ hình thành tâm lý “một mình mình làm đúng luật thì chỉ thiệt mình”.

Cũng theo Nguyễn Hoài Daniel, cần phải đẩy mạnh phát triển thương hiệu ở phân khúc hàng cao cấp và xuất khẩu nông sản quý dưới các hình thức sản phẩm tiêu dùng đã được chế biến đồng thời đi kèm với các câu chuyện và văn hóa Việt Nam.

“Để làm được điều này thì bảo tồn giống cổ Việt Nam, bảo tồn các giá trị văn hóa để bản thân người Việt Nam trong nước thấy tự hào để giới thiệu với bạn bè quốc tế, đồng thời thể hiện hình ảnh, tính cách độc đáo khác biệt so với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á. Tôi hy vọng Việt Nam mình sẽ ngày càng phát triển, sớm có tên trên bản đồ thế giới trong lĩnh vực hàng cao cấp”, Nguyễn Hoài Daniel chia sẻ.

Chỉ thị 45: Ủy ban người Việt lắng nghe ý kiến đóng góp của kiều bào

Chỉ thị 45: Ủy ban người Việt lắng nghe ý kiến đóng góp của kiều bào

TGVN. Chiều ngày 26/11, tại Hà Nội, Hội nghị ‘Kiều bào đóng góp ý kiến về kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ...

5 năm một chặng đường Chỉ thị 45 về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

5 năm một chặng đường Chỉ thị 45 về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

TGVN. Cùng với sự phát triển và vị thế ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế, sau 5 năm thực hiện Chỉ ...

Người Việt tại Australia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho dự thảo văn kiện đại hội Đảng

Người Việt tại Australia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho dự thảo văn kiện đại hội Đảng

TGVN. Ngày 7/11, Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Canberra (Australia) đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của cộng đồng người ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động