Châu Á hưởng lợi từ việc Mỹ rút khỏi Afghanistan?

Phan Nguyên
Tờ Asia Times ngày 19/8 đã đăng tải bài bình luận của nhà báo David Hutt* về tác động của quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan đến châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?
Lính Mỹ trên đường băng ở căn cứ không quân Bargam, Afghanistan. (Nguồn: AFP)

Tác động đến Đông Nam Á

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden hay không.

Trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng, động thái này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, vẫn có ý kiến nhận định, bước đi này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và lợi ích chiến lược của Mỹ ở các khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á - chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc.

TS. Lê Hồng Hiệp đến từ Viện nghiên cứu ISEAS - Yusof Ishak nhận định, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan ít khả năng làm giảm mạnh uy tín của Mỹ ở Đông Nam Á.

Ông Hiệp nói thêm: “Về lâu dài, Đông Nam Á rốt cuộc có thể được hưởng lợi từ việc Mỹ rút khỏi Afghanistan”.

Tin liên quan
Hé lộ Hé lộ 'con bài duy nhất' để đàm phán với Taliban

Việc Taliban quay lại nắm quyền đặt ra những lo ngại về an ninh cho toàn bộ khu vực.

Tuần này, tờ Straits Times dẫn lời một quan chức tại Cục An ninh Nội địa Singapore nói rằng, sự trở lại của Taliban có thể dẫn đến việc “gia tăng các hoạt động liên quan đến khủng bố ở Đông Nam Á”.

Giới chức an ninh Indonesia cũng lo ngại rằng, chiến thắng của Taliban có thể truyền cảm hứng cho các hoạt động mới của Nhà nước Hồi giáo, cũng như các chiến binh của Al-Qaeda ở Đông Nam Á, bao gồm cả Jemaah Islamiyah.

Câu trả lời của lịch sử

Giới quan sát cho rằng, việc Mỹ chấm dứt sự can thiệp trực tiếp và kéo dài ở Afghanistan có thể đồng nghĩa với việc gia tăng cam kết đối với các khu vực khác.

Khi lớp bụi lắng xuống, việc rút lui khỏi Afghanistan là cần thiết, và động thái này sẽ tạo cơ hội cho Mỹ tập trung mạnh mẽ hơn vào việc duy trì vị thế trong tương lai ở Đông Nam Á, cũng như Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung.

Trên phương diện nào đó, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan cũng là đỉnh điểm của việc Washington chuyển hướng sự chú ý khỏi khu vực Trung Đông, vốn lần đầu tiên được định hình vào đầu những năm 2010 khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama đưa ra chính sách “xoay trục” sang châu Á vào năm 2011.

Tổng thống Biden đã tìm cách bảo vệ quyết định rút toàn bộ quân đội Mỹ thông qua việc nhấn mạnh rằng, nước Mỹ không thể tiến hành cái gọi là “các cuộc chiến tranh không hồi kết”.

Một bài xã luận trên tờ Jakarta Post kết luận rằng: “Một bài học mà chúng ta có thể học được từ Afghanistan, là cho dù một quốc gia có vai trò chiến lược đến đâu, thì cuối cùng, quốc gia đó cũng phải đứng vững trên đôi chân của mình…

Chúng ta cảm thấy rất buồn cho người dân Afghanistan. Nhưng như ông Biden đã nói, người dân Afghanistan phải quyết định tương lai của đất nước họ”.

Tin liên quan
Liên hợp quốc: Taliban lên danh sách ‘đen’ người từng làm việc cho Mỹ Liên hợp quốc: Taliban lên danh sách ‘đen’ người từng làm việc cho Mỹ

Ở một cấp độ cơ bản hơn, sẽ là không phù hợp khi cho rằng, sự thất bại của chính sách ở Trung Đông sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hành động của Mỹ tại các khu vực khác trên thế giới.

Các chính sách an ninh của Mỹ trong khu vực mang tính truyền thống hơn, được thiết kế để hỗ trợ chủ quyền quốc gia, đảm bảo lòng tin của các đối tác, và chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Ngoài ra, các khu vực có thể xảy ra xung đột ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chẳng hạn như Biển Đông, Eo biển Đài Loan, cũng không giống với sự can thiệp của Mỹ vào Trung Đông.

Trong khi đó, ở Đông Nam Á, thử thách của Mỹ là làm thế nào để can dự tốt hơn với một số nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới, đồng thời giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng có thể cho rằng, các lợi ích an ninh của Mỹ ở châu Á mang tính quốc tế cao hơn nhiều, nếu so với những nỗ lực xây dựng nhà nước mà nhiều người coi là mang tính ý thức hệ ở Trung Đông.

Tham vọng của Mỹ trong khu vực cũng phù hợp với nguyện vọng của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia thuộc Bộ tứ (Quad), cũng như các đồng minh quan trọng khác.

Nếu lịch sử cho chúng ta thấy một điều nào đó, thì đó là việc Mỹ rút quân ở một khu vực này thường đồng nghĩa với một sự can dự thậm chí còn lớn hơn ở một khu vực khác.


*Ông David Hutt là một nhà báo chính trị tự do người Anh chuyên viết về các vấn đề chính trị và đối ngoại của châu Âu, quan hệ EU-châu Á và chính trị Đông Nam Á.

Tình hình Afghanistan: Nhiều nước nhờ Taliban hỗ trợ công dân, NATO sẽ tăng gấp đôi số người sơ tán

Tình hình Afghanistan: Nhiều nước nhờ Taliban hỗ trợ công dân, NATO sẽ tăng gấp đôi số người sơ tán

Ngày 20/8, một quan chức Taliban cho biết một số quốc gia và tổ chức đã liên lạc với các thủ lĩnh của nhóm này ...

Tình hình Afghanistan: Trung Quốc nghĩ suy khi Kabul thất thủ

Tình hình Afghanistan: Trung Quốc nghĩ suy khi Kabul thất thủ

Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Mỹ để đảm bảo “hạ cánh mềm” ở Afghanistan, song vẫn cân nhắc xây dựng quan hệ tốt ...

(theo Asia Times)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 34 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

TC Motor vừa ra mắt mẫu MPV Hyundai Stargazer X tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản X và X cao cấp, đi kèm mức giá từ 599 ...
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động