Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Trong khó ló khôn (Kỳ cuối)

MINH VƯƠNG
TGVN. Đại dịch Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức với các cơ chế đa phương, song cũng khiến vai trò của một số cơ chế, diễn đàn đa phương nổi bật hơn bao giờ hết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Định hình ba xu thế lớn (Kỳ 4)

Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Định hình ba xu thế lớn (Kỳ 4)

Năm 2020, đại dịch Covid-19 tác động bao trùm tới mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội toàn cầu; các diễn đàn, thể chế đa phương không phải là ngoại lệ. Song mặt khác, đại dịch Covid-19 cũng khiến vai trò của một số cơ chế, diễn đàn đa phương nổi bật hơn bao giờ hết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á ngày 14/11/2020. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á ngày 14/11/2020. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Khó khăn giăng lối

Đầu tiên, đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan mạnh đã để lại thiệt hại nghiêm trọng về sinh mạng, tác động tiêu cực tới nền kinh tế, khơi mào cho nhiều bất ổn chính trị - xã hội, đe dọa tới hòa bình, ổn định và phát triển toàn cầu.

Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu đang tiệm cận con số 100 triệu người, trong đó hơn 2,1 triệu người đã thiệt mạng. Về kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu giảm 4,4% trong năm nay; nghiên cứu của nền tảng trực tuyến IG cho rằng con số này có thể lên tới 5,2%.

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã làm sâu sắc thêm một số vấn đề chính trị-xã hội như bất bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng thu nhập hay người nhập cư, đe dọa trực tiếp tới hòa bình, ổn định và phát triển toàn cầu.

Thứ hai, đại dịch đã khiến chính phủ nhiều quốc gia ban bố tình trạng khẩn cấp, hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội diện rộng, tác động đáng kể tới hoạt động tổ chức, hợp tác của các diễn đàn, cơ chế đa phương lớn.

Năm 2020, hầu hết các sự kiện lớn trên thế giới, trong đó có châu Á-Thái Bình Dương đều phải tổ chức trực tuyến. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tương tác, thảo luận trực tiếp giữa các quốc gia, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Công cụ hữu hiệu

Song đại dịch Covid-19 cũng tạo động lực để chủ nghĩa đa phương trở lại mạnh mẽ hơn. Năm 2019, chủ nghĩa đa phương đứng trước thách thức đáng kể từ chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ thương mại.

Với quy mô và ảnh hưởng chưa từng có, đại dịch Covid-19 đã ít nhiều mang tới thay đổi khi không quốc gia đơn lẻ nào đủ sức giải quyết vấn đề này. Trong bối cảnh đó, các cơ chế, diễn đàn đa phương là công cụ hữu hiệu để các quốc gia thảo luận, tìm kiếm và triển khai giải pháp tháo gỡ khúc mắc chung là đại dịch Covid-19.

Ở cấp độ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hợp tác được duy trì và đẩy mạnh dưới vai trò trung tâm của ASEAN. Bất chấp tình hình đại dịch Covid-19, các hội nghị cấp Bộ trưởng như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) lần thứ 14 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN về Covid-19 ngày 14/4, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 37 cùng hội nghị liên quan đã được tổ chức thành công.

Đáng chú ý, trước diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19, Tuyên bố tại các hội nghị trên đều kêu gọi thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia khu vực, đặc biệt trong kiểm soát biên giới và nghiên cứu, sản xuất vaccine.

Sáng kiến của Việt Nam, Chủ tịch ASEAN về thành lập quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 của đã được các quốc gia khu vực và đối tác hưởng ứng nhiệt liệt.

Quan trọng hơn, đại dịch Covid-19 có thể là chất xúc tác, thúc đẩy quá trình cải cách toàn diện của WHO.

Ở cấp độ toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật vai trò trung tâm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với tư cách cơ quan hỗ trợ các quốc gia và hợp tác đa phương trong phòng, chống dịch, tìm hiểu nguồn gốc của SARS-CoV-2 và tìm kiếm vaccine cho loại virus chết người này.

Ủy ban độc lập, được thiết lập để đánh giá phản ứng toàn cầu đối với dịch Covid-19, nhấn mạnh rằng WHO đang thiếu năng lượng, tài trợ và cần cải cách cơ bản để tiếp cận nguồn lực, ứng phó hiệu quả hơn với các đợt bùng phát dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19.

Theo báo cáo của ủy ban, hệ thống cảnh báo và phản ứng quốc tế chưa phù hợp với mục đích, cũng như thời đại kỹ thuật số hiện nay. Theo cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, đồng chủ tịch ủy ban, đại dịch cho thấy tầm quan trọng của cơ chế hợp tác đa phương trong ngăn ngừa, ứng phó dịch bệnh.

Phát biểu thay mặt cho Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 19/1 Đặc phái viên của Anh cho rằng bất kỳ cải cách nào của WHO đều cần phải “tham vọng và có cơ sở chắc chắn”.

Đáng chú ý, nó có thể khơi mào cho làn sóng cải tổ tại các cơ quan khác của Liên hợp quốc, điều mà Mỹ cùng một số quốc gia khác đã nhiều lần thúc đẩy, song chưa đạt được kết quả.

Vì thế, đại dịch Covid-19 không chỉ mang lại thách thức, mà còn tạo ra những cơ hội mà các quốc gia, các cơ chế, diễn đàn đa phương cần nắm bắt để trở lại mạnh mẽ, vững chắc hơn bao giờ hết.

TIN LIÊN QUAN
EIU: Việt Nam là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất châu Á - Thái Bình Dương
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trỗi dậy mạnh mẽ và năng động hơn trong giai đoạn hậu Covid-19
Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Đại dịch - từ của năm 2020 (Kỳ 1)
Tầm nhìn APEC đến năm 2040 - Xây dựng cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình
RCEP khẳng định cam kết hội nhập kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương
Minh Vương

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 3/2024: Toyota Innova Cross HEV tiếp tục dẫn đầu

Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 3/2024: Toyota Innova Cross HEV tiếp tục dẫn đầu

Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 3/2024, Toyota Innova Cross HEV dẫn đầu phân khúc với doanh số 212 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda ...
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh ...
Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Loại quả chứa nguồn dinh dưỡng giúp phòng chống ung thư

Loại quả chứa nguồn dinh dưỡng giúp phòng chống ung thư

Nhờ giàu vitamin C và A, kali, đồng, sắt và chất tannin chống oxy hóa, hồng xiêm có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ, phòng ngừa ung thư.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động