Đồ họa tên lửa LGM-35A Sentinel. (Nguồn: Defense News) |
Trong nhiều thập niên qua, Mỹ đã triển khai bộ ba hạt nhân bao gồm máy bay ném bom hạt nhân, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Cả 3 loại vũ khí này được thử nghiệm và nâng cấp thường xuyên nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cũng như bảo vệ Mỹ và các đồng minh.
Các máy bay ném bom hạt nhân như B-2 và B-52 báo hiệu mục tiêu của Mỹ giúp bảo vệ nước này và đồng minh, cũng như ngăn chặn các đối thủ, trong khi các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo luôn trong trạng thái ẩn náu và sẵn sàng trên biển. Do đó, loại vũ khí này đảm bảo năng lực đánh trả lần hai cho Mỹ và có thể hủy diệt bất kỳ mục tiêu nào trên Trái đất nếu có tình huống bất ngờ xảy ra.
Tin liên quan |
Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam |
Cuối cùng là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với tầm bắn xa và tốc độ nhanh chóng có thể tạo ra các cuộc tấn công từ xa và gần như không thể đánh chặn. Những tên lửa này được đặt trong các hầm chứa tên lửa và rất khó để phá hủy. Vì vậy, đối thủ phải dùng những kế hoạch phức tạp hơn vì cần ít nhất hai cuộc tấn công nguyên tử mới có thể phá hủy một tên lửa trong hầm chứa.
Cả 3 loại vũ khí hạt nhân trên đều không ngừng được hiện đại hóa. Không quân Mỹ đang thay thế máy bay ném bom hạt nhân tàng hình B-2 thành máy bay ném bom B-21 thế hệ tiếp theo. Hải quân Mỹ thay thế các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio thành tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa 3 Minuteman, loại vũ khí được đưa vào sử dụng đầu những năm 1970, cũng phải "nhường chỗ" cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel dưới thời của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
Tuy nhiên, thật không may, quá trình đưa tên lửa Sentinel vào sử dụng không thuận lợi như dự kiến.
Chương trình tốn kém và chậm trễ
Theo Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall, Sentinel có thể là tên lửa lớn nhất mà lực lượng này đảm nhiệm. Chương trình Sentinel sẽ triển khai 659 tên lửa, trong đó 400 tên lửa sẽ được triển khai trong 450 hầm chứa trong thập niên tới. Ban đầu, chương trình này ước tính tốn 96 tỷ USD và dự kiến được tiến hành vào 2026 - hơn 40 năm sau khi chương trình tên lửa Minuteman 3 ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, chương trình này hiện đã vượt chi phí dự kiến và tiến độ chậm trễ so với lịch trình ban đầu. Tháng 2/2024, Lực lượng Không quân Mỹ báo cáo rằng, chương trình tên lửa này sẽ tăng lên khoảng 131 tỷ USD và có thể triển khai muộn 2 năm so với kế hoạch.
Nguyên nhân là việc thay thế chương trình tên lửa Minuteman 3 thành chương trình tên lửa Sentinel không đơn giản chỉ là việc thay thế từ tên lửa cũ sang tên lửa mới. Cơ sở hạ tầng, hầu hết được lực lượng không quân xây dựng từ 50 năm trước, đòi hỏi phải được sửa chữa, thậm chí xây mới.
Theo báo cáo tháng 6/2023 của Cơ quan thẩm định trách nhiệm thuộc chính phủ Mỹ (GAO), chương trình mới không chỉ đòi hỏi sản xuất mới tên lửa và động cơ mà còn phải hiện đại hóa các hầm chứa, lên tới 7.000 dặm (tương đương 11.265 km) đường hầm tiện ích và mạng lưới đường tới các bãi phóng tên lửa trong 5 bang.
Thêm vào đó, kực lượng không quân Mỹ còn phải đàm phán về việc chuyển nhượng đất với hàng trăm chủ đất. Hơn thế, Northrop Grumman, nhà thầu chính xây dựng cho chương trình tên lửa này, ghi nhận nhiều thách thức khác, như vấn đề chuỗi cung ứng, thiếu lao động đã qua đào tạo và tồn đọng trong quá trình xử lý thông tin an ninh cho nhân viên.
Hồi tháng 1 năm nay, sự bội chi và quá hạn của chương trình tên lửa Sentinel đã vi phạm đạo luật Nunn-McCurdy, buộc Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải xem xét lại và đưa ra quyết định tái cấu trúc hay hủy bỏ chương trình này.
Tranh cãi về số phận của Sentinel
Trước việc chương trình tên lửa Sentinel vi phạm đạo luật Nunn-McCurdy, Bộ Quốc phòng Mỹ thể hiện tinh thần quyết tâm và sẵn sàng hỗ trợ. Trung tướng Richard Moore của lực lượng không quân Mỹ cho biết: “Chương trình Sentinel sẽ được tài trợ. Chúng tôi sẽ làm những điều cần thiết để biến điều đó thành hiện thực”.
Đáp lại lời kêu gọi kéo dài tuổi thọ cho hệ thống tên lửa Minuteman 3 hiện có, Trung tướng Moore nhấn mạnh, điều này không thể giải quyết được vấn đề. Không có một chương trình kéo dài tuổi thọ khả thi nào đối với Minuteman 3, bởi hệ thống tên lửa này, đưa vào sử dụng từ những năm 1970, được coi như loại vũ khí có thời hạn sử dụng 10 năm.
Trong khi đó, một số người khác, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực giải trừ quân bị, đã thảo luận về việc loại bỏ chương trình Sentinel và phụ thuộc vào một mình tàu ngầm răn đe hạt nhân hoặc mở rộng chương trình Minuteman 3 tới năm 2040.
Tuy nhiên, như Trung tướng Richard Moore chỉ ra, việc kéo dài tuổi thọ của Minuteman 3 không khả thi bởi tuổi thọ hạn chế của tên lửa cũng như những ảnh hưởng tiềm tàng bởi "độ mỏi" của kim loại bên trong tên lửa mà sự thất bại của vụ thử nghiệm tên lửa Minuteman 3 gần đây là minh chứng.
Thêm vào đó, yếu tố tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong bộ ba hạt nhân, vốn gây trở ngại cho lực lượng hạt nhân của đối thủ trong việc xác định mục tiêu, nếu bị loại bỏ sẽ giải phóng cho tên lửa địch tấn công vào các mục tiêu như căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo, căn cứ quân sự hay thậm chí là mục tiêu dân sự. Nói cách khác, việc giải tán lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên thực tế sẽ làm tăng hệ số áp đảo cho tên lửa hạt nhân của đối thủ.
Hơn thế nữa, lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo hiện nay của Mỹ không có khả năng bổ sung hoặc thay thế số đầu đạn đang được triển khai trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Do những hạn chế về năng lực đóng tàu, hải quân Mỹ sẽ phải đợi đến tận năm 2040 mới có thể đóng và triển khai đủ tàu ngầm tên lửa đạn đạo để bù vào số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa dừng hoạt động.
Báo cáo gần đây của tổ chức RAND (đơn vị tư vấn quốc phòng cho Lầu Năm Góc có trụ sở ở Santa Monica, bang California, Mỹ) cho thấy, xóa bỏ chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là một chiến lược tồi tệ và có thể gây bất ổn.
Cuối cùng, dự án hiện đại hóa hạt nhân không chỉ bảo vệ an ninh và phòng thủ cho nước Mỹ, mà còn tạo việc làm cho người dân nước này trong ngành xây dựng, điện tử, lắp đặt đường ống, hàn, gia công cơ khí, kế toán, quản lý... Đây là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất kể từ khi triển khai hệ thống cao tốc liên bang Eisenhower và chương trình này có thể tạo ra số lượng việc làm tương tự.
Mỹ cần tài trợ đầy đủ cho chương trình Sentinel bởi vai trò quan trọng đối với khả năng răn đe hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ sẽ đồng thời phải quản lý tốt tiền thuế. Nếu xảy ra bội chi cho dự án Sentinel thì có nghĩa là các chương trình quốc phòng khác sẽ bị cắt giảm ngân sách, bao gồm cả các chương trình của Northrop Grumman vốn ít tập trung vào hệ thống phòng thủ hơn. Đó là điều mà Quốc hội cần phải cân nhắc.
Rõ ràng, đa số ý kiến cho rằng, đây là ván cược lớn mà Mỹ không thể làm gì khác.
| Khủng hoảng Haiti: ALBA lo ngại 'nguy cơ của chủ nghĩa can thiệp' Liên minh Bolivar vì các dân tộc ở châu Mỹ của chúng ta (ALBA) mới đây bày tỏ quan ngại trước “nguy cơ của chủ ... |
| Ngoại trưởng Mỹ: Washington luôn sát cánh cùng Seoul Trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 18/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hai nước sẽ tiếp tục tham ... |
| Kinh tế Mỹ thiệt hại thế nào nếu cấm TikTok? Một số TikTokker tại nền kinh tế lớn nhất thế giới dường như đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra - ... |
| Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo: Nhật Bản không thể chấp nhận, Mỹ-Hàn Quốc tìm cách cắt đứt dòng tiền cho Bình Nhưỡng Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật thông tin về vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo sáng 18/3. |
| Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng ... |