Chế tạo tế bào gốc từ phôi người

Sau hơn 15 năm thất bại, các nhà khoa học tại Oregon (Hoa Kỳ) cuối cùng đã chế tạo thành công tế bào gốc của con người bằng kỹ thuật nhân bản vô tính tương tự như trường hợp cừu Dolly năm 1996.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lần đầu tiên chế tạo thành công tế bào gốc phôi người.

Phương pháp này được tiến hành bằng cách cấy vật liệu di truyền từ một tế bào trưởng thành vào tế bào trứng đã gỡ bỏ DNA. Kết quả thu được là các tế bào có khả năng biến đổi thành bất kỳ loại nào trong hơn 200 loại tế bào trong cơ thể con người. Nghiên cứu công bố ngày 15/5 trên tạp chí Cell này có thể làm sống lại lĩnh vực y học tế bào gốc trước đó đã vấp phải nhiều khó khăn do những vấn đề về kỹ thuật cũng như các phạm trù đạo đức.

Sử dụng trứng chưa được thụ tinh

Cho đến nay, nguồn gốc tự nhiên nhất của các tế bào gốc là từ phôi thai người, song hiện nay việc sử dụng phôi thai trong nghiên cứu không được ủng hộ về mặt đạo đức. Trong thí nghiệm mới nhất này, các nhà khoa học tại Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon và Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon đã sử dụng trứng chưa được thụ tinh của người để thực hiện thí nghiệm.

Việc từ bỏ nhu cầu sử dụng phôi thai người có thể thúc đẩy những nỗ lực nghiên cứu sử dụng các tế bào gốc để thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị phá hủy trong các bệnh tim mạch, Parkinson, đa xơ cứng, tổn thương tủy sống và các căn bệnh nặng khác. Tuy nhiên thành công này cũng có thể một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về sinh sản vô tính, hoặc sản xuất các bản sao di truyền con người (có thể còn sống hoặc thậm chí đã chết).

Ngay từ trước khi nghiên cứu được công bố, một nhóm giám sát của Anh có tên gọi Human Genetics đã phản đối mạnh mẽ. Tiến sĩ David King, chủ tịch nhóm này phát biểu: "Cuối cùng các nhà khoa học đã mang đến một công cụ để tạo ra những bản sao vô tính của con người, một phương pháp tạo ra phôi người nhân bản vô tính. Chúng ta cần sớm ngăn chặn hành động này bằng cách thông qua một điều luật quốc tế cấm nhân bản con người trước khi những nghiên cứu này tiến xa hơn. Đây là những nghiên cứu cực kỳ vô trách nhiệm."

Thành tựu để đời

Mặc dù vấp phải sự phản đối như vậy, nhưng trong giới khoa học thì công trình này được ca ngợi như một thành tựu để đời. Nhà sinh vật học về tế bào gốc George Daley của Viện Tế bào gốc Harvard, nhận định: "Nghiên cứu này là một thành tựu tuyệt vời. Họ đã làm được điều mà nhiều nhà khoa học khác phải chấp nhận thất bại, trong đó có tôi". Nếu nghiên cứu của các nhà khoa học Oregon có thể được nhân rộng tại các phòng thí nghiệm khác, chúng ta sẽ có một phương pháp sản xuất phôi tế bào gốc thứ 3 và có thể là phương pháp vượt trội nhất từ trước đến nay.

Nhờ vào thành công việc tạo ra tế bào gốc ở con người, nhóm nghiên cứu Oregon bác bỏ các giáo điều cho rằng có một yếu tố kỳ lạ ở trứng hay phôi thai của con người. Chuyên gia tế bào gốc Rudolf Jaenisch ở Viện Whitehead và Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết: "Những dữ liệu từng công bố trước đây cho rằng có một sự khác biệt cơ bản giữa con người và chuột hay các loài động vật khác đã được nhân bản vô tính, sự khác biệt này tạo ra một rào cản không thể vượt qua trong nhân bản con người".

Nhóm nghiên cứu Oregon đã tìm ra cách để các tế bào trứng hoạt động như thể nó đã được thụ tinh bằng cách giữ cho trứng trong một giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng gọi là "metaphase", đó là khi DNA sắp thành hàng thẳng giữa tế bào trước khi tế bào phân chia. Các nhà khoa học đạt được kết quả tốt nhất khi nuôi dưỡng trứng trong môi trường có chứa caffeine.

Khi tiến hành thí nghiệm tương tự ở loài khỉ, các nhà khoa học Oregon dừng lại ở bước sản xuất các tế bào gốc và không cấy ghép các tế bào này vào cơ thể người mẹ. Theo ông Shoukhrat Mitalipov, trưởng nhóm nghiên cứu, sinh sản vô tính "không phải là mục đích của nhóm, chúng tôi cũng không cho rằng phát hiện của chúng tôi có thể được sử dụng bởi những người khác" để nhân bản con người.

Jaenisch của Viện Công nghệ Massachusett tán thành cách làm này, cho rằng nhóm khoa học Oregon đã không vượt quá phạm vi nghiên cứu tế bào gốc. Ông cho biết: "Nếu họ làm trái pháp luật và tiếp tục tiến hành cấy phôi, tôi cho rằng kết quả cũng sẽ tương tự như khi thí nghiệm ở chuột: hầu hết số chuột nhân bản chết khi sinh, và số còn lại gặp nhiều vấn đề khi già đi".

Mitalipov cho biết, dù vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể hiện thực hóa việc phát triển phương pháp điều trị tế bào gốc an toàn và hiệu quả, nhưng đây vẫn là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển các tế bào có thể được sử dụng trong y học tái tạo.

Đoàn Ngọc

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động